1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo học thuyết ngũ hành, giận quá sẽ làm tổn thương đến:
A. Tâm
B. Can
C. Tỳ
D. Phế
-
Câu 2:
Theo học thuyết ngũ hành, sự phát sinh bệnh tật ở một tạng phủ có thể xảy ra ở các vị trí sau:
A. Chính tà, vi tà
B. Hư tà, tặc tà
C. Chính tà, hư tà, thực tà
D. Chính tà , hư tà, thực tà, vi tà, tặc tà
-
Câu 3:
Theo học thuyết ngũ hành, trong nhóm huyệt ngũ du:
A. Huyệt huỳnh là nơi kinh khí đi vào
B. Huyệt hợp là nơi kinh khí đi qua
C. Huyệt kinh là nơi kinh khí dồn lại
D. Huyệt tĩnh là nơi kinh khí đi ra
-
Câu 4:
Vận dụng ngũ vị để bào chế, người ta:
A. Sao với dấm cho vị thuốc vào Tỳ
B. Sao với đường cho vị thuốc vào Can
C. Sao với muối cho vị thuốc vào Thận
D. Sao với gừng cho vị thuốc vào Tâm
-
Câu 5:
Mỗi tạng bị bệnh theo mùa:
A. Mùa xuân hay bị bệnh Tâm
B. Mùa hạ hay bị bệnh Tỳ
C. Mùa thu hay bị bệnh Phế
D. Mùa đông hay bị bệnh Can
-
Câu 6:
Những hiện tượng của hành Mộc là:
A. Cây, màu xanh, vị ngọt
B. Cây, màu đỏ, vị chua
C. Cây, màu vàng, vị chua
D. Cây, màu xanh, vị chua
-
Câu 7:
Những hiện tượng của hành Hỏa là:
A. Lửa, màu vàng, vị đắng
B. Lửa, màu đỏ, vị đắng
C. Lửa, màu xanh, vị ngọt
D. Lửa, màu đỏ, vị cay
-
Câu 8:
Những hiện tượng của hành Thổ là:
A. Đất, màu đỏ, vị ngọt
B. Đất, màu vàng, vị chua
C. Đất, màu vàng, vị ngọt
D. Đất, màu trắng, vị cay
-
Câu 9:
Theo quan hệ ngũ hành tương sinh - tương khắc thì tạng thận:
A. Sinh tâm hỏa, khắc tỳ thổ, quan hệ biểu lý với bàng quang
B. Sinh tâm hỏa, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với bàng quang
C. Sinh tỳ thổ, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với bàng quang
D. Sinh can mộc, khắc tâm hỏa, quan hệ biểu lý với bàng quang
-
Câu 10:
Hội chứng lâm sàng của tạng can là:
A. Can huyết hư
B. Can dương hư
C. Can dương thịnh
D. Can huyết hư, can dương thịnh
-
Câu 11:
Hội chứng lâm sàng của tạng thận là:
A. Thận dương hư
B. Thận dương thịnh
C. Thận âm hư, dương thịnh
D. Thận âm hư, dương hư
-
Câu 12:
Tạng tâm có quan hệ biểu lý với phủ:
A. Đại trường
B. Tiểu trường
C. Tam tiêu
D. Bàng quang
-
Câu 13:
Theo quan hệ ngũ hành tương sinh - tương khắc thì tạng Phế:
A. Sinh tâm hỏa, khắc tỳ thổ, quan hệ biểu lý với đại trường
B. Sinh thận thủy, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với tiểu trường
C. Sinh thận thủy, khắc can mộc, quan hệ biểu lý với đại trường
D. Sinh can mộc, khắc tâm hỏa, quan hệ biểu lý với đại trường
-
Câu 14:
Triệu chứng nào sau đây không có ở bệnh nhân thận dương hư:
A. Tự hãn
B. Ngũ tâm phiền nhiệt
C. Đau lưng
D. Di tinh
-
Câu 15:
Triệu chứng nào sau đây không có ở bệnh nhân tâm dương hư:
A. Đánh trống ngực
B. Ngũ tâm phiền nhiệt
C. Mạch nhược
D. Sắc mặt xanh
-
Câu 16:
Triệu chứng nào sau đây không có ở bệnh nhân can âm hư:
A. Thị lực giảm
B. Chân tay run giật co quắp
C. Lưỡi nhạt, ít rêu
D. Ngực sườn đầy tức
-
Câu 17:
Người mệt vô lực, tiếng nói nhỏ, ho không có sức, thở ngắn, tự hãn, mặt trắng bệch, mạch hư nhược là những triệu chứng của hội chứng:
A. Phế nhiệt
B. Phế hàn
C. Phế âm hư
D. Phế khí hư
-
Câu 18:
Vật vã không ngủ, miệng khát, lưỡi miệng lở đau, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ, mạch sác là những triệu chứng của hội chứng:
A. Vị nhiệt
B. Can dương thịnh
C. Tâm âm hư
D. Tâm hỏa thịnh
-
Câu 19:
Đau mạn sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy là những triệu chứng của hội chứng:
A. Tỳ vị hư nhược
B. Can tỳ bất hòa
C. Tỳ thận dương hư
D. Vị hỏa
-
Câu 20:
Đánh trống ngực, thở ngắn, tự ra mồ hôi, người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh, lưỡi nhạt, mạch nhược là những triệu chứng của hội chứng:
A. Tâm tỳ hư
B. Tâm âm hư
C. Tâm dương hư
D. Phế âm hư
-
Câu 21:
Tạng phế có chức năng thông điều thủy đạo là nhờ tác dụng:
A. Tuyên phát
B. Khí hóa nước, tuyên phát
C. Túc giáng
D. Tuyên phát và túc giáng
-
Câu 22:
Phân thanh giáng trọc là chức năng của:
A. Đại trường
B. Tiểu trường
C. Vị
D. Đại trường và tiểu trường
-
Câu 23:
Châm là dùng kim châm vào huyệt để kích thích phản ứng của cơ thể nhằm gây được tác dụng:
A. Giảm đau, điều hoà chức năng toàn thân
B. Điều hòa nhịp thở
C. Điều hòa chức năng toàn thân
D. Nâng cao sức đề kháng
-
Câu 24:
Vấn đề quan trọng bậc nhất của châm cứu là:
A. Kích thích các huyệt
B. Đắc khí
C. Ổn định huyết áp
D. Nâng cao sức đề kháng
-
Câu 25:
Thủ thuật nào sau đây là châm bổ:
A. Châm nhanh, rút chậm; châm thuận chiều đường kinh; không vê kim
B. Châm chậm, rút nhanh; châm thuận chiều đường kinh; không vê kim
C. Châm chậm, rút nhanh; châm thuận chiều đường kinh; vê kim 5 phút/ lần
D. Châm chậm, rút nhanh; rút kim bịt lỗ kim lại; vê kim 5 phút/ lần
-
Câu 26:
Thủ thuật nào sau đây là châm tả:
A. Thở vào châm, thở ra hết rút kim; vê kim 5 phút/ lần; rút kim không cần bịt lỗ kim
B. Thở vào châm, thở ra hết rút kim; không vê kim
C. Thở vào rút kim, thở ra hết châm vào; vê kim 5 phút/ lần
D. Châm nhanh, rút chậm; vê kim 5 phút/ lần; rút kim cần bịt lỗ kim
-
Câu 27:
Bổ - Tả là một thủ thuật được áp dụng để:
A. Điều hòa hô hấp
B. Điều hòa âm dương
C. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của châm sau khi đắc khí
D. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của châm khi đắc khí
-
Câu 28:
Chỉ định phương pháp cứu trong các trường hợp sau đây:
A. Do thực nhiệt
B. Do hư hàn
C. Do sốt cao
D. Bệnh cấp tính
-
Câu 29:
Trường hợp nào sau đây cấm châm tuyệt đối:
A. Phụ nữ có kinh nguyệt
B. Người vừa lao động nặng xong
C. Người mắc bệnh tim
D. Người đang đói bụng
-
Câu 30:
Chống chỉ định phương pháp cứu trong các trường hợp sau:
A. Đau thần kinh do lạnh
B. Do thực nhiệt
C. Bệnh mạn tính có đợt cấp
D. Bệnh xảy ra đột ngột