1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên KHÔNG CẦN chú trọng mục nào dưới đây:
A. Tổ chức tư vấn về vấn đề bệnh tật và tâm lý
B. Tuyên truyền và giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng
C. Phục hồi tình trạng liệt dây VII ngoại biên bằng châm cứu, xoa bóp
D. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân và phương pháp tự xoa bóp
-
Câu 2:
Nhận định đau vai gáy do lạnh KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ
B. Có tiếp xúc với lạnh trước đó
C. Sợ lạnh, rêu lưỡi vàng, mạch trì
D. Thời tiết lạnh đau tăng
-
Câu 3:
Nhận định đau vái gáy mạn tính KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Đau tê lan xuống vai tay, ngực sườn
B. Mỏi vai gáy kéo dài, xen kẽ đợt đau cấp
C. Chụp XQ đốt sống cổ có hình ảnh thoái hóa, viêm sụn...
D. Đau đầu vùng chẩm, giảm trí nhớ
-
Câu 4:
Đau vai gáy cấp vận động cổ khó khăn là vì:
A. Do chèn ép rễ
B. Do viêm đốt sống cổ
C. Do co cứng các cơ vai gáy
D. Do thoái hoá đốt sống cổ
-
Câu 5:
Khi đau vai gáy, những huyệt nào dưới đây sẽ có hiện tượng ấn đau:
A. Phong trì, khúc trì, nội quan, ngoại quan
B. Bách hội, phế du, tâm du, cách du
C. Phong trì, đốc du, đại trữ, thiên tông
D. Kiên ngung, khúc trì, thiên tông, can du
-
Câu 6:
Đau vai gáy mạn tính thường dẫn tới đau tê tay do đặc điểm nào dưới đây:
A. Hệ cơ vai gáy và cơ nhị đầu, tam đầu cánh tay có mối quan hệ nguyên uỷ, bám tận
B. Hệ thống đốt sống cổ là nơi xuất lộ các tiết đoạn thần kinh tạo nên đám rối thần kinh cánh tay
C. Hệ cơ vai gáy và cơ nhị đầu, tam đầu cánh tay có mối quan hệ với nhau về thuộc tính phản xạ thần kinh
D. Thoái hoá các đốt sống cổ
-
Câu 7:
Trong phác đồ điều trị đau vai gáy bằng xoa bóp KHÔNG DÙNG thủ thuật nào dưới đây:
A. Xoa, bóp, day, lăn
B. Bấm, điểm, miết, xát
C. Phát, vờn, vận động
D. Rung, véo, vê, vờn
-
Câu 8:
Đau vai gáy mạn tính thường dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não vì:
A. Gây ra hội chứng sống nền
B. Kích thích não vùng chẩm, co mạch não
C. Tuỷ cổ bị chèn ép, gây co mạch
D. Gây ra hội chứng suy nhược thần kinh
-
Câu 9:
Trong công thức huyệt điều trị đau vai gáy do lạnh sau KHÔNG CÓ huyệt nào dưới đây:
A. Kiên tỉnh
B. Huyết hải
C. Đại trữ
D. Thiên tông
-
Câu 10:
Huyệt xa được chọn dựng điều trị đau vai gáy là:
A. Túc tam lý
B. Tam âm giao
C. Huyền chung
D. Khúc trì
-
Câu 11:
Điều trị đau vai gáy cấp dùng pháp điều trị nào dưới đây:
A. Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc
B. Trừ phong thấp, bổ khí huyết
C. Bổ huyết, hành khí, hoạt huyết
D. Thanh nhiệt trừ thấp, bổ khí huyết
-
Câu 12:
Những huyệt nào dưới đây không được dùng để điều trị đau vai gáy:
A. Huyệt tại chỗ : Phong trì, đại trữ, thiên tông, kiên tỉnh
B. Khúc trì, kiên ngung, túc tam lý
C. Lạc chẩm, huyền chung, đốc du
D. Huyệt ở xa : huyền chung, Dương lăng tuyền
-
Câu 13:
Lựa chọn đơn huyệt điều trị đau vai gáy:
A. Phong trì, Đại truỳ, Đại trữ, Thiên tông, Kiên tỉnh
B. Phong trì, Phong thị, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Dương lăng tuyền
C. Kiên tỉnh, Kiên ngung, Phế du, Túc tam lý, Nội đình
D. Phong trì, Thái dương, Khúc trì, Huyền chung
-
Câu 14:
Pháp điều trị đau vai gáy mạn tính là:
A. Khu phong, tán hàn, bổ huyết, hoạt huyết
B. Thanh nhiệt trừ phong thấp, bổ khí huyết
C. Bổ khí huyết, hoạt huyết, an thần
D. Hành khí, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp
-
Câu 15:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau vai gáy:
A. Giảm đau, giải phóng sự co cơ
B. Liệt kê danh mục thuốc bệnh nhân cần điều trị
C. Tư vấn tâm lý giải quyết tình trạng lo lắng của bệnh nhân
D. Hướng dẫn bệnh nhân tự xoa bóp để phòng và chữa bệnh
-
Câu 16:
Trong quá trình điều trị đau vai gáy cần tư vấn cho bệnh nhân những vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Cần tránh các loại hình lao động gây sang chấn, vi sang chấn đốt sống cổ
B. Chườm muối nóng hoặc ngải cứu sao với rượu nóng vào vùng vai gáy đau
C. Thường xuyên luyện tập nâng cao sức khỏe và xoa bóp gáy hàng ngày
D. Khi ngủ nên gối đầu cao và cần khởi động cơ vai gáy trước khi mang vác nặng
-
Câu 17:
Chẩn đoán đau lưng cấp do hàn thấp KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Sợ lạnh, gai rét, rêu lưỡi trắng, mạch trầm xác
B. Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị nhiễm lạnh, ẩm thấp
C. Đau nhiều, vận động cúi ngửa khó
D. Khám cơ lưng co cứng, ấn đau
-
Câu 18:
Nhận định tình trạng đau lưng cấp KHÔNG CÓ triệu chứng nào dưới đây:
A. Đau lưng, tư thế đi, đứng lệch người do đau
B. Chụp XQ có biểu hiện thoái hóa cột sống
C. Đau nhiều, vận động cúi, ngửa, quay, nghiêng khó
D. Khám cơ lưng co cứng, ấn đau
-
Câu 19:
Chẩn đoán đau lưng cấp do khí trệ, huyết ứ dựa vào triệu chứng chủ yếu nào dưới đây:
A. Ấn các huyệt thận du, đại trường du bệnh nhân đau
B. Xảy ra do thực hiện động tác lưng mạnh, đột ngột không sinh lý
C. Đau nhiều, vận động cúi ngửa khó khăn
D. Khám cơ lưng co cứng, ấn đau
-
Câu 20:
Chẩn đoán đau lưng mạn không có triệu chứng nào dưới đây:
A. Ấn các huyệt thận du, đại trường du bệnh nhân đau
B. Đau âm ỉ, có lúc đau tăng, hay gặp trên bệnh nhân có thoái hóa cột sống
C. Có sưng, nóng, đỏ, đau, đôi khi có sốt nhẹ
D. Vận động đi lại , cúi, ngửa, nghiêng quay không thoải mái
-
Câu 21:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau lưng KHÔNG CÓ mục nào dưới đây:
A. Giảm đau, giải phóng dự co cơ bằng phương pháp châm cứu
B. Hướng dẫn bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp hàng ngày
C. Giảm đau, giải phóng dự co cơ bằng phương pháp xoa bóp
D. Tư vấn cho bệnh nhân tự dùng thuốc mỗi khi đau lưng
-
Câu 22:
Thực hiện chăm sóc bệnh nhân đau lưng bằng phương pháp xoa bóp cần chú ý một số vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Thủ thuật xoa bóp cần dịu dàng, thấm sâu, không thô bạo
B. Sử dụng 19 động tác xoa bóp cơ bản để điều trị cho bệnh nhân
C. Cần bấm huyệt trước cho giãn cơ để bệnh nhân nằm được lâu
D. Lựa chọn tư thế của bệnh nhân phải thoải mái khi tiến hành thủ thuật
-
Câu 23:
Thực hiện chăm sóc bệnh nhân đau lưng bằng phương pháp châm cứu cần chú ý một số vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Lựa chọ tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng
B. Không nên dùng phương pháp thủy châm kết hợp
C. Chọn huyệt thận du, đại trường du, ủy trung, huyệt á thị
D. Chọn thủ pháp châm tả nếu đau lưng cấp, châm bình bổ bình tả nếu đau lưng mạn
-
Câu 24:
Cần tư vấn cho bệnh nhân đau lưng một số vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh các loại hình lao động gây sang chấn, vi sang chấn đốt sống lưng
B. Chườm muối nóng hoặc ngải cứu sao với rượu khi bị đau mỏi lưng
C. Hạn chế vận động khi có thoái hóa đốt sống, tăng cường vitamin trong chế độ ăn
D. Hàng ngày luyện tập các động tác cúi, ưỡn, quay, vỗ lưng để tạo cho cơ lưng luôn mềm dẻo
-
Câu 25:
Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân đau lưng dựa vào tiêu chí nào dưới đây:
A. Tình trạng ăn ngủ
B. Tình trạng toàn thân
C. Tình trạng tại chỗ đau
D. Tình trạng tâm lý
-
Câu 26:
Nguyên nhân thường gặp gây đau dây thần kinh toạ là:
A. Do các di tật bẩm sinh của cột sống
B. Viêm màng nhện tuỷ khu trú
C. Thoát vị đĩa đệm
D. Giãn tĩnh mạch quanh rễ
-
Câu 27:
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân nào dưới đây không gây ra đau dây thần kinh tọa:
A. Trúng phong hàn ở kinh lạc
B. Can thận âm hư
C. Do cơ địa nóng trong
D. Do huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
-
Câu 28:
Bệnh nhân đau vùng thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau đùi xuống khoeo chân, cẳng chân, đi lại khó khăn, gặp lạnh đau tăng, toàn thân có cảm giác sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù trì. Triệu chứng trên thuộc đau dây thần kinh tọa thể lâm sàng nào:
A. Thể Can Thận âm hư
B. Thể phong hàn phạm kinh lạc
C. Thể huyết ứ khí trệ
D. Do phong thấp nhiệt
-
Câu 29:
Bệnh nhân đau âm ỉ vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi và chân, thường có cảm giác đau mỏi, nặng ở mông, bệnh kéo dài hay tái phát, có thể có teo cơ, toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, mạch trầm nhược. Triệu chứng trên thuộc đau dây thần kinh tọa thể lâm sàng nào:
A. Phong hàn phạm kinh lạc
B. Huyết ứ, khí trệ ở kinh lạc
C. Thận dương hư
D. Can Thận âm hư
-
Câu 30:
Bệnh nhân đau nhói vùng thắt lưng sau khi mang vác nặng, đau tăng dần và lan xuống dưới mông, khoeo, theo đường kinh bàng quang, có lúc đau âm ỉ, lúc đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi hoặc khi gập cổ đột ngột, nằm yên thì đỡ đau. Triệu chứng trên thuộc đau dây thần kinh tọa thể lâm sàng nào:
A. Phong hàn phạm kinh lạc
B. Can Thận âm hư, hàn thấp xâm nhập
C. Huyết ứ khí trệ ở kinh lạc
D. Do phong nhiệt