1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh nhân suy nhược rõ, ngày càng trầm trọng, khí sắc kém, đau lưng mỏi gối, ù tai, di tinh, liệt dương, tiểu đêm nhiều lần, nhức trong xương, mạch trầm tế là tâm căn suy nhược thể:
A. Can Tâm thận âm hư
B. Can Tâm khí uất kết
C. Thận âm,Thận dương đều hư
D. Tỳ Thận dương hư
-
Câu 2:
Tâm căn suy nhược giai đoạn cuối thường biểu hiện các hội chứng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Lão suy
B. Rối loạn thực vật
C. Rối loạn chất tạo keo
D. Rối loạn các cảm giác bản thể
-
Câu 3:
Nguyên tắc điều trị chung bệnh tâm căn suy nhược là:
A. Dùng biện pháp tâm lý
B. Thuốc đông y và châm cứu
C. Thuốc tây y
D. Phối hợp các phương pháp
-
Câu 4:
Pháp điều trị tâm căn suy nhược thể Can Tâm khí uất kết là:
A. Bổ Thận, hành khí giải uất
B. Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần
C. Sơ Can, kiện Tỳ, an thần
D. Thanh Tâm, tả Can, an thần
-
Câu 5:
Pháp điều trị tâm căn suy nhược thể Can Tâm Thận âm hư là:
A. Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần
B. Bổ Thận âm, ôn Thận dương, an thần
C. Tư âm giáng hoả, bình Can tiềm dương, an thần
D. Tư âm giáng hoả, kiện Tỳ, an thần
-
Câu 6:
Điều trị tâm căn suy nhược thể Thận âm Thận dương hư KHÔNG DÙNG phương pháp điều trị nào dưới đây:
A. Bổ Thận, cố tinh, an thần
B. Tư âm, giáng hoả, bình Can, an thần
C. Bổ Thận âm, ôn Thận dương, cố tinh, an thần
D. Bổ Thận âm, bổ Thận dương, an thần
-
Câu 7:
Thủ thuật châm cứu để điều trị tâm căn suy nhược thể Tâm Can khí uất kết là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Cứu
D. Ôn châm
-
Câu 8:
Thủ thuật châm cứu để điều trị tâm căn suy nhược thể Tâm Can khí uất kết là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Cứu
D. Ôn châm
-
Câu 9:
Thủ thuật châm cứu để điều trị tâm căn suy nhược thể Can Tâm Thận âm hư là:
A. Châm tả
B. Châm bổ
C. Châm bình bổ, bình tả
D. Ôn châm
-
Câu 10:
Chứng di tinh, liệt dương trong tâm căn suy nhược là do:
A. Thận dương hư
B. Thận âm hư
C. Tâm âm hư
D. Tâm dương hư
-
Câu 11:
Đưa ra một nhận xét đúng về bệnh tâm căn suy nhược:
A. Rối loạn huyết mạch là biểu hiện chính của tâm căn suy nhược
B. Khí uất gây ra tâm căn suy nhược
C. Tâm căn suy nhược lúc đầu biểu hiện thực chứng, sau là biểu hiện hư chứng
D. Rối loạn hoạt động tại tạng Tâm gây ra tâm căn suy nhược
-
Câu 12:
Tâm căn suy nhược do khí uất kết có các triệu chứng dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Có thể gây viêm đại tràng co thắt
B. Gây bứt rứt khó chịu, cáu gắt
C. Ăn chậm tiêu hay đau bụng
D. Ăn không ngon
-
Câu 13:
Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG về bệnh tâm căn suy nhược:
A. Là hội chứng rối loạn tâm thể
B. Là sự giảm sút khả năng lao động trí tuệ và lao động
C. Là biểu hiện của nhiều loại bệnh mạn tính
D. Thường bao gồm các chứng rối loạn thực vật
-
Câu 14:
Chứng thất miên là do rối loạn hoạt động của:
A. Tạng Tâm
B. Tạng Thận
C. Tạng Can
D. Tạng Tỳ
-
Câu 15:
Chứng thất miên là do rối loạn hoạt động của:
A. Tạng Tâm
B. Tạng Thận
C. Tạng Can
D. Tạng Tỳ
-
Câu 16:
Chứng đầy bụng chướng hơi, ăn không tiêu là do:
A. Khí trệ ở Tỳ Vị
B. Tỳ Vị hư
C. Vị âm hư
D. Can khí uất kết
-
Câu 17:
Chứng đau xương, di tinh, ù tai là do:
A. Thận hư
B. Can hư
C. Tâm hư
D. Dương hư
-
Câu 18:
Tâm căn suy nhược thể cường thuộc chứng:
A. Thận âm hư
B. Tâm Can khí uất kết
C. Thận dương hư
D. Can Tâm Thận âm hư
-
Câu 19:
Tâm căn suy nhược thể nhược thuộc chứng:
A. Tâm Can khí uất kết
B. Thận âm, Thận dương hư
C. Tâm Can, Thận âm hư
D. Thận âm hư
-
Câu 20:
Để phòng bệnh tâm căn suy nhược cần chú trọng các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tránh các chấn thương về tâm thần
B. Sinh hoạt, làm việc hợp lý
C. Rèn luyện nhân cách
D. Dùng thuốc bổ thường xuyên
-
Câu 21:
Triệu chứng lâm sàng về rêu lưỡi chẩn đoán nổi mẩn dị ứng thể phong hàn là:
A. Rêu lưỡi vàng mỏng
B. Rêu lưỡi trắng dày
C. Rêu lưỡi trắng mỏng
D. Rêu lưỡi vàng dày
-
Câu 22:
Nhận định mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC đặc điểm nổi mẩn dị ứng do phong nhiệt:
A. Nốt ban đỏ, sẩn ngứa, rát
B. Trong người nóng, miệng khát, mạch trầm trì
C. Gặp môi trường nóng bệnh tăng lên
D. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch phù xác
-
Câu 23:
Đặc điểm về rêu lưỡi để xác định nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt là:
A. Rêu lưỡi trắng mỏng
B. Rêu lưỡi trắng dày
C. Rêu lưỡi vàng dày
D. Rêu lưỡi vàng mỏng
-
Câu 24:
Nhận định mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC đặc điểm nổi mẩn dị ứng do lạnh:
A. Xuất hiện đột ngột khi gặp lạnh
B. Nốt ban đỏ, rát, ngứa
C. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn
D. Gặp thời tiết lạnh bệnh nặng hơn
-
Câu 25:
Pháp điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn là:
A. Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết
B. Phát tán phong hàn, lương huyết
C. Phát tán phong hàn, điều hoà dinh vệ
D. Khu phong thanh nhiệt, hoạt huyết
-
Câu 26:
Pháp điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt là:
A. Khu phong, tán hàn, hành khí
B. Khu phong, thanh nhiệt, lương huyết
C. Phát tán phong hàn, hoạt lạc
D. Khu phong thanh nhiệt, hành khí
-
Câu 27:
Phòng bệnh nổi mẩn dị ứng tái phát cần phải tránh các yếu tố nào dưới đây:
A. Tránh tiếp xúc đồ vật gây dị ứng
B. Tránh ăn uống thức ăn gây dị ứng
C. Tránh nóng, lạnh gây dị ứng
D. Tránh dị nguyên
-
Câu 28:
Nổi mẩn dị ứng thể phong hàn bao gồm các triệu chứng lâm sàng dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Ban ngứa nổi mẩn thành đám
B. Chất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng mỏng
C. Gặp thời tiết nóng bệnh đỡ
D. Mạch phù sác
-
Câu 29:
Nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt bao gồm các triệu chứng lâm sàng dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Ban đỏ ngứa rát
B. Gặp nóng bệnh tăng
C. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng
D. Mạch phù khẩn