1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong quá trình chữa bệnh nếu một bên quá mạnh thì ta dùng:
A. Phép bổ
B. Phép tả
C. Phép bình
D. A và C đúng
-
Câu 2:
Đường tuần hoàn của 12 kinh chính. Ba kinh âm ở tay đi từ hướng nào?
A. Từ bên trong ra bàn tay
B. Từ chân đi lên tay
C. Từ tay trái sang tay phải
D. Từ chân phải lên tay trái
-
Câu 3:
Vị trí huyệt Phong long:
A. Đỉnh mắt cá chân ngoài lên 8 thốn
B. Từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn
C. Dưới mắt gối ngoài 6 thốn, phía ngoài xương mác 1 khoát ngón tay, dưới huyệt Túc Tam Lý 3 thốn
D. Điểm giữa nếp lằn chỉ mông
-
Câu 4:
Lá Cà độc dược dùng liều bao nhiêu? ( Mạn đà la 0.1g 1 lần tối đa 0.2g 1 lần. 0.6g/24h. Thuốc độc bảng A):
A. 0,2 – 0,3g
B. 0,3 – 0,4g
C. 0,4 – 0,5g
D. 0,5 – 0,6g
-
Câu 5:
Nếu trường hợp sốt lâu ngày tân dịch hao tổn mà cần phải tả hạ thì nên dùng thuốc:
A. Nhiệt hạ
B. Hàn hạ
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 6:
Thành phần hóa học của Bắc sa sâm:
A. Tinh dầu.( acid Tritepenic. Beta-sitoterol, polysaccharide…)
B. Alkaloids
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 7:
Yếu tố góp phần xuất hiện Liệt mặt ngoại biên thể Huyết ứ kinh lạc:
A. Sau viêm nhiễm
B. Sau khi gặp mưa gió
C. Sau chấn thương
D. Tất cả đúng
-
Câu 8:
Phương pháp châm cứu điều trị Đau thắt lưng thể Phong hàn thấp. Châm bổ huyệt nào sau đây. Chọn câu sai:
A. Thận du
B. Âm lăng tuyền
C. Mệnh môn
D. Yêu dương quan, Thái khê
-
Câu 9:
Phương dược điều trị Suy nhược thần kinh thể Tâm Tỳ hư:
A. Hữu quy phương
B. Quy tỳ thang
C. Sâm linh bạch truật thang
D. Sinh mạch tán
-
Câu 10:
Tạng Tâm khai khiếu ra:
A. Lưỡi
B. Mắt ( can)
C. Tai.( Thận) ( Tỳ: miệng)
D. Mũi.( Phế)
-
Câu 11:
Hạ pháp là gì?
A. Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường
B. Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng
C. Gồm có các cách: Ôn hạ, hàn hạ, công hạ, nhuận hạ, phù chính công hạ
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 12:
Tương tu là gì?
A. Hai vị thuốc có tính vị giống nhau
B. Vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia.( tương sát)
C. Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế độc tính của vị kia.( tương úy)
D. Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này kềm chế tính năng của vị kia
-
Câu 13:
Muốn hướng cho thuốc vào kinh nào, thường ta dùng vị thuốc quy cùng với kinh đó để sao tẩm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ hấp thu và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch?( Tạng có nhiệm vụ chuyển hóa)
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Để đạt được hiệu quả chữa bệnh bằng châm cứu, cần nắm vững vị trí, tác dụng các huyệt, thực hiện kỹ thuật châm thành thạo, chỉ định và chống chỉ định của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong các bệnh danh “Tọa điến phong”, “Tọa cốt phong”?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Thời kỳ nào y học không phát triển:
A. Thời kỳ dựng nước
B. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I
C. Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 18:
Thời kỳ nào Y học cổ truyền loại ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ:
A. Thời Kỳ Độc Lập Dưới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn
B. Thời Kỳ Pháp Xâm Lược
C. Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 19:
Thời kỳ nào Y học cổ truyền được phục hồi:
A. Thời Kỳ Độc Lập Dưới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn
B. Thời Kỳ Pháp Xâm Lược
C. Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 20:
Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nếu âm hư:
A. Sinh ngoại nhiệt
B. Sinh nội nhiệt
C. Sinh ngoại hàn
D. Sinh nội hàn
-
Câu 21:
Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nếu dương hư:
A. Sinh ngoại nhiệt
B. Sinh nội nhiệt
C. Sinh ngoại hàn
D. Sinh nội hàn
-
Câu 22:
Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nếu dương thịnh:
A. Sinh ngoại nhiệt
B. Sinh nội nhiệt
C. Sinh ngoại hàn
D. Sinh nội hàn
-
Câu 23:
Trong quá trình bào chế thuốc tính chất nào sau đây thuộc dương dược:
A. Ấm nóng
B. Vị cay ngọt
C. a và b đúng
D. A và B sai
-
Câu 24:
Ngũ hành tương sinh có nghĩa là:
A. Giám sát, kiềm chế, điều tiết... để không phát triển quá mức
B. Giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển
C. Khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức
D. Hành khắc quá yếu, để hành bị khắc chống đối lại
-
Câu 25:
Ngũ hành tương vũ là gì?
A. Có nghĩa là khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức
B. Có nghĩa là hành khắc quá yếu, để hành bị khắc chống đối lại
C. Có nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển
D. Có nghĩa là giám sát, kiềm chế, điều tiết... để không phát triển quá mức
-
Câu 26:
Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong y học thì giận dữ bệnh thuộc tạng nào?
A. Tỳ
B. Đởm
C. Bàng quang
D. Can
-
Câu 27:
Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong y học thì lo lắng bệnh thuộc:
A. Tâm bào
B. Vị
C. Tiểu trường
D. Phế
-
Câu 28:
Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong y học thì vui mừng quá mức bệnh thuộc:
A. Tâm
B. Đại trường
C. Tam tiêu
D. Thận
-
Câu 29:
Dựa vào bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên thì Phế thuộc:
A. Kim
B. Hỏa
C. Mộc
D. Thổ
-
Câu 30:
Dựa vào bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên thì Thận thuộc:
A. Kim
B. Thổ
C. Thủy
D. Hỏa