1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tính chất nào sau đây KHÔNG phải là của virus Rhino:
A. Thuộc nhóm Picorma.
B. Không mất hoạt lực ở môi trường pH = 3.
C. Gồm hai phân nhóm.
D. Phân nhóm H có trên 50 týp huyết thanh.
-
Câu 2:
Vaccin của Meningococci chọn câu đúng:
A. Vaccin nhóm W-135 và B được dùng rộng rãi
B. Vaccin nhóm A hiệu quả ở trẻ trên 1 tuổi
C. Vaccin nhóm C chỉ hiệu quả ở trẻ trên 5 tuổi
D. Vaccin nhóm B gây tính sinh miễn dịch cao ở người
-
Câu 3:
Đáp ứng miễn dịch khi nhiễm virus Rhino gồm có:
A. Kháng thể kết hợp bổ thể.
B. Kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu.
C. Kháng thể trung hòa.
D. Kháng thể trong dịch tiết ở mũi xuất hiện trước kháng thể trong huyết thanh.
-
Câu 4:
Tính chất gây bệnh nào không phải của Meningococci:
A. Viêm màng não là biến chứng hiếm thấy ở nhiễm huyết Meningococci
B. Tại mũi hầu thường không gây triệu chứng hoặc chỉ gây viêm họng xuất tiết
C. Vào máu gây nên nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não
D. Có thể gây viêm khớp, viêm xoang, viêm nội tâm mạc, viêm phổi.
-
Câu 5:
Bệnh cảm lạnh do virus Rhino gây ra biểu hiện lâm sàng không giống với bệnh cảm lành do virus khác:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 6:
Khi nói về dịch tễ học của Meningococci, chọn câu sai:
A. Có ít hơn 5% dân số bình thường mang vi khuẩn này
B. Người tiếp xúc với người bệnh được phòng ngừa bằng rifampin
C. Để phòng bệnh cần tránh tập trung đông đúc, chỗ ở cần
D. Có thể chủng ngừa trong quân đội hoặc vùng đang có dịch thoáng mát
-
Câu 7:
Vi khuẩn Neisseria meningitidis có thể gây bệnh sau trừ một:
A. Viêm xoang
B. Viêm màng não
C. Viêm mủ giác mạc
D. Viêm tuyến sinh dục
-
Câu 8:
Liên quan đến dịch tễ học virus Rhino, chọn câu sai:
A. Virus Rhino lưu hành khắp thế giới.
B. Bệnh lây qua đường hô hấp.
C. Bệnh không lây qua đồ dùng của người bệnh.
D. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em.
-
Câu 9:
Trong nhiễm khuẩn não mô cầu, chọn câu đúng:
A. Bệnh tiến triển khá chậm chạp và mất đến vài tháng mới gây tử vong
B. Thường xảy ra ở người lớn hơn trẻ em và người trẻ
C. Chỉ có người là ký chủ tự nhiên của Meningococci
D. Nhiễm khuẩn máu gây biến chứng viêm phúc mạc
-
Câu 10:
Liên quan đến phòng bệnh:
A. Chủ yếu là phòng bệnh chung của các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
B. Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccin.
C. Vaccin sử dụng hiện nay là virus virus chết.
D. Vaccin sử dụng hiện nay là virus sống giảm hiện lực.
-
Câu 11:
Điều trị và phòng ngừa meningococci, điều nào sau đây đúng:
A. Penicillin G là thuốc chọn lọc để điều trị meningococci
B. Vaccin ngừa nhóm B được áp dụng trong quân đội và vùng có dịch
C. Điều trị bằng Penicillin uống loại trừ tuyệt đối được mầm bệnh
D. Người dị ứng với penicillin thì không có thuốc chữa bệnh.
-
Câu 12:
Chuẩn đoán bệnh do virus Rhino thường sử dụng phương pháp:
A. Nuôi cấy phân lập virus.
B. Dựa vào các biểu hiện lâm sàng.
C. Phát hiện kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu.
D. Phát hiện thể vùi trong tế bào nuôi cấy.
-
Câu 13:
Khi mới phát hiện, người ta xếp virus Rota vào họ Reoviridae vì virus Rota:
A. Có dạng hình cầu với kích thước từ 60 -70 nm.
B. Nhân gồm hai chuỗi DNA.
C. Có màng bọc ngoài.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 14:
Tính chất của virus Rota:
A. Có màng bọc ngoài.
B. Vỏ cấu tạo bởi 32 capsomere.
C. Vỏ chỉ gồm một lớp.
D. Nhân chứa hai chuỗi DNA.
-
Câu 15:
Tính chất nào thuộc Neisseria gonorrhoeae:
A. Di động
B. Phát triển tốt nếu ủ trong khí trường có 5% CO2
C. Sinh nha bào
D. Mọc tốt trên các môi trường thông thường
-
Câu 16:
Virus Rota được chia làm:
A. 6 nhóm A, B, C, D, E, F.
B. 4 nhóm A, B, C, D.
C. 2 nhóm A, B.
D. 4 nhóm 1, 2, 3, 4.
-
Câu 17:
Liên quan đến khả năng gây bệnh của Gonococci ở phụ nữ:
A. Nơi nhiễm khuẩn đầu tiên là niệu đạo
B. Viêm buồng trứng làm vô sinh
C. Nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota:
A. Có thể phòng ngừa bằng vaccin.
B. Thường xảy ra dịch lớn ở nước ta vào mùa đông.
C. Không bao giờ gây ra dịch trên thế giới.
D. Được miễn nhiễm hoàn toàn sau khi mắc bệnh.
-
Câu 19:
Người bệnh có triệu chứng tiểu mủ, làm phết nhuộm Gram dịch tiết niệu đạo thấy song cầu Gram (-) hình quả thận, ở trong hay ngoài tế bào bạch cầu đa nhân. Kết luận:
A. Nhiễm N. meningococci
B. Nhiễm N. sicca
C. Nhiễm N. gonorrhoeae
D. Nhiễm N. lactamica
-
Câu 20:
Virus Rota có khả năng:
A. Chỉ gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
B. Gây viêm họng ở người lớn.
C. Gây tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn với tỉ lệ tương đương nhau.
D. Có thể gây bệnh tiêu chảy cáp ở người già.
-
Câu 21:
Vi khuẩn Gonococci xâm nhập chủ yếu vào cơ thể người qua:
A. Đường tiêu hóa
B. Đường máu
C. Đường hô hấp
D. Niêm mạc đường niệu - dục
-
Câu 22:
Biểu hiện lâm sàng thường gặp của tiêu chảy cấp do virus Rota:
A. Tiêu chảy.
B. Ối mửa.
C. Phân nước vàng, hiếm khi có máu , đàm.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 23:
Liên quan đến khả năng gây bệnh lậu cầu ở nam giới:
A. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng viêm niệu đạo cấp tính
B. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần
C. Không điều trị gây viêm mạn tính và hẹp niệu đạo
D. Khi đã nhiễm bệnh một lần thì không bị tái nhiễm
-
Câu 24:
Kháng nguyên của Gonococci:
A. Có cấu trúc khá đồng nhất và ít thay đổi
B. Protein I làm kết dính các tế bào tạo khuẩn lạc
C. Lipopolysaccharide có tác động như exotoxin
D. Pili giúp chống lại thực bào
-
Câu 25:
Các biểu hiện lâm sàng nào gợi ý chẩn đoán tiêu chảy cấp do virus Rota:
A. Phân như nước vo gạo kèm vã mồ hôi.
B. Phân như nước vo gạo kèm ói mửa.
C. Phân nước , ói mửa, sốt nhẹ.
D. Phân đàm máu , sốt cao.
-
Câu 26:
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít bị tiêu chảy do virus Rota vì:
A. Ít ăn vặt.
B. Bú sữa mẹ.
C. Được vệ sinh tốt nhờ bú bình.
D. Virus Rota không có khả năng gây bệnh ở trẻ sơ sinh.
-
Câu 27:
Khả năng gây bệnh của Neisseria gonorrhoeae, trừ một:
A. Không thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh
B. Ở nam nếu có triệu chứng sẽ gây viêm niệu đạo cấp tính
C. Có thể gây viêm vòi trứng làm hiếm muộn ở nữ
D. Một số vào máu gây nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI)
-
Câu 28:
Về vinh sinh lâm sàng của Gonococci, chọn câu đúng:
A. Bệnh phẩm thường là dịch não tủy
B. Nhuộm Gram thấy nhiều song cầu Gram dương nằm bên trong tế bào bạch cầu đa nhân
C. Định danh nhanh chóng sau 2 ngày nuôi cấy bằng miễn dịch huỳnh quang, oxidase (+)
D. Môi trường nuôi cấy không cần chọn lọc
-
Câu 29:
Kháng thể virus Rota có thể tìm thấy ở:
A. Niêm mạc ruột.
B. Sữa mẹ.
C. Trong máu.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 30:
Huyết thanh của bệnh nhân nhiễm Neisseria gonorrheae:
A. Chứa kháng thể IgG và IgA
B. Có thể phát hiện kháng thể bằng ELISA và có lợi ích trong chẩn đoán
C. Kháng thể chỉ có ở bệnh nhân, không có ở người bình thường
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 31:
Nhiễm lậu cầu khuẩn có thể, trừ một:
A. Tiết chất nhày có mủ ở đường sinh dục
B. Được miễn dịch suốt đời
C. Viêm niệu đạo cấp tính ở nam giới
D. Gây mù ở trẻ sơ sinh nếu không chữa trị
-
Câu 32:
Sau khi đã mắc bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota:
A. Được miễn nhiễm hoàn toàn.
B. Được miễn nhiễm trong 3 năm.
C. Có thể mắc bệnh lại.
D. Chỉ mắc bệnh lại khi có dịch.
-
Câu 33:
Kháng sinh điều trị bệnh nhiễm Gonococci:
A. Penicillin được dùng rộng rãi hiện nay vì không bị kháng thuốc
B. Nhóm β-Lactam vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay
C. Có thể sử dùng để ngừa viêm mắt trẻ sơ sinh bằng 1% penicillin
D. Tetracyline, spectinomycin dùng trong 1 số trường hợp kháng thuốc
-
Câu 34:
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota nhóm A ít xảy ra ở người lớn vì người lớn:
A. Ăn kiêng.
B. Ăn đúng bữa.
C. Được chủng ngừa.
D. Được miễn nhiễm do đã có tiếp xúc virus Rota.
-
Câu 35:
Liên quan đến Neisseria gonorrhoeae, chọn câu sai:
A. Được phân lập vào 1879 trong mủ người bệnh giang mai
B. Điều trị bệnh mạn tính rất khó khăn
C. Vaccin ít có hiệu quả
D. Bị một lần vẫn có thể bị tái nhiễm
-
Câu 36:
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota nhóm A thường xảy ra ở trẻ em:
A. Trên 6 tuổi.
B. Trên 3 tuổi.
C. Dưới 6 tháng.
D. Từ 6 tháng đến 3 tuổi.
-
Câu 37:
Neisseria gonorrhoeae là:
A. Cầu khuẩn Gram (+)
B. Cầu khuẩn Gram (-)
C. Trực khuẩn Gram (-)
D. Trực khuẩn kháng acid- cồn
-
Câu 38:
Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota thường gây tử vong vì:
A. Gây dịch lớn.
B. Dùng kháng sinh không kịp thời.
C. Xảy ra ở người già trên 60 tuổi.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 39:
Tính chất của Gonococci, chọn câu đúng nhất:
A. Mọc tốt nếu ủ với 5% CO
B. Sức đề kháng cao với chất sát khuẩn
C. Nhiễm DGI (lậu cầu lan tỏa) gây mù mắt
D. Chỗ vi khuẩn xâm nhập gây viêm có mủ cấp tính
-
Câu 40:
Bệnh tiêu chảy do virus Rota không được quan tâm ở nước ta vì:
A. Không gây thành dịch
B. Có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
C. Có thể phòng ngừa nhờ ăn kiêng.
D. Chỉ cần điều trị tại nhà.