1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, mời các bạn cùng tham khảo 1350 câu trắc nghiệm Mô học đại cương có đáp án, bao gồm các kiến thức về cấu tạo hình thái ở cấp độ đại thể, vi thể và siêu vi thể của các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể người bình thường trong mối liên quan chặt chẽ với chức năng của chúng,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu đúng khi nói về lớp cơ niêm của dạ dày:
A. Chia làm 3 dãy cơ dọc
B. Có tác dụng vận động lớp đệm và giúp các ống tiết ra các chất đổ vào lòng dạ dày
C. Là một nhánh của tầng cơ chạy lên
D. Có sự xuất hiện của cơ vân
-
Câu 2:
Chọn câu sai khi nói về tầng dưới niêm mạc của dạ dày:
A. Có nhiều ống tuyến
B. Có khá nhiều mạch máu
C. Có chứa lympho bào
D. Có chứa Masto bào
-
Câu 3:
Cấu trúc nào sau đây thuộc về ruột non:
A. Van ngang
B. Van ngang và van ruột
C. Van ngang và nhung mao
D. Nhung mao
-
Câu 4:
Chọn câu đúng khi nói về van ngang:
A. Do tầng niêm mạc đội tầng dưới niêm mạc lên
B. Càng xuống thấp van càng cao dần
C. Rất phát triển ở hỗng tràng
D. Ở góc hồi – manh tràng có rất nhiều van ngang
-
Câu 5:
Chọn câu đúng khi nói về đặc điểm của van ngang:
A. Khi ruột bị căn phòng sẽ mất van ngang
B. Càng về thấp van ngang càng thưa dần
C. Ở tá tràng có rất nhiều van ngang
D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường
-
Câu 6:
Chọn câu đúng khi nói về van ruột:
A. Van ruột là cấu trúc nằm trên nhung mao
B. Trục liên kết của van ruột chính là lớp đệm
C. Khi ruột non chứa nhiều thức ăn sẽ làm mất van ngang
D. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường
-
Câu 7:
Chọn câu đúng khi nói về nhung mao:
A. Là cấu trúc nằm trên van ruột
B. Trục liên kết của nhung mao là tầng dưới niêm mạc
C. Biểu mô của nhung mao khác hoàn toàn biểu mô ruột non
D. Nhung mao nằm vuông góc với tuyến Lieberkuhn
-
Câu 8:
Câu nào sai khi nói về nhung mao:
A. Nhung mao có trục liên kết là lớp đệm
B. Nhung mao nằm trên van ruột
C. Có biểu mô trụ đơn tiết nhầy, không có thế bào đài
D. Trục liên kết có chứa mạch dưỡng chấp trung tâm
-
Câu 9:
Chọn câu đúng khi nói về ruột non:
A. Không có van ngang
B. Biểu mô của nhung mao chính là biểu mô của ruột non
C. Có rất ít tế bào mâm khía
D. Chỉ có 2 loại tế bào hấp thu và tế bào đài
-
Câu 10:
Chọn câu đúng khi nói về tuyến Lieberkuhn:
A. Chỉ có ở ruột non
B. Không có ở ruột già
C. Ở ruột thừa ngắn và thưa hơn
D. Có tế bào Paneth nằm ở cổ tuyến
-
Câu 11:
Chọn câu đúng khi nói về tế bào Paneth:
A. Nằm ở cổ tuyến Brunner
B. Là tế bào có hình tháp, nhân nằm gần đáy tế bào
C. Được phân bố khắp tuyến Lieberkuhn
D. Không nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học
-
Câu 12:
Chọn câu đúng nhất khi nói về tuyến Lieberkuhn:
A. Có ở hỗng tràng
B. Có 2 loại tế bào đài và hấp thu
C. Có ở tất cả các đoạn ruột non
D. Không có ở tế bào nội tiết dạ dày – ruột
-
Câu 13:
Cấu trúc nào sau đây không thuộc về ruột non:
A. Nhung mao
B. Mạch dưỡng chấp trung tâm
C. 3 dãy cơ dọc
D. Van ngang
-
Câu 14:
Tế bào không thuộc biểu mô của nhung mao:
A. Tế bào đài
B. Tế bào ngoại tiết đường ruột
C. Tế bào mâm khía
D. Tế bào hấp thu
-
Câu 15:
Cấu trúc thuộc về hồi tràng:
A. Tuyến Bunner
B. Mảng Payer
C. 3 dãy cơ dọc
D. Lớp cơ chéo ở trong cùng
-
Câu 16:
Chọn câu đúng khi nói về ruột già:
A. Có chức năng hấp thu nước và tạo phân
B. Van ngang ít và thấp
C. Tế bào đài ít hơn tế bào mâm khía
D. Không còn tế bào nội tiết đường ruột
-
Câu 17:
Câu nào đúng khi nói về đặc điểm của ruột thừa:
A. Chứa nhiều mảnh Peyer
B. Có nhiều nang bạch huyết nằm ở lớp đệm và phát triển xuống cả tầng dưới niêm mạc
C. Biểu mô đa dạng giả tầng
D. Có 3 dãy cơ dọc
-
Câu 18:
Đám rồi thần kinh Auerbach được phân bố ở:
A. Tầng vỏ ngoài
B. Lớp đệm
C. Tầng dưới niêm
D. Giữa hai lớp cơ vòng và cơ dọc của tầng cơ
-
Câu 19:
Ruột thừa có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Cơ niêm bị đứt đoạn
B. Có nhiều nang bạch huyết
C. Có tuyến Lieberkuhn
D. Không tồn tại 3 dãy cơ dọc
-
Câu 20:
Tế bào chính còn gọi là:
A. Tế bào thành
B. Tế bào sinh men
C. Tế bào Paneth
D. Tế bào hình đa diện
-
Câu 21:
Tế bào nào trong tuyến đáy vị không thấy được dưới kính hiển vi quang học?
A. Tế bào chính
B. Tế bào viền
C. Tế bào nội tiết dạ dày – ruột
D. Tế bào sinh men
-
Câu 22:
Tế bào nằm ở tuyến đáy vị:
A. Tế bào chính
B. Tế bào mâm khía
C. Tế bào Paneth
D. Tế bào đài
-
Câu 23:
Cấu trúc mô học ở ống tiêu hóa chính thức có thêm cơ vân:
A. Dạ dày
B. Thực quản
C. Ruột non
D. Ruột già
-
Câu 24:
Tuyến đáy vị không có loại tế bào:
A. Tế bào thành
B. Tế bào chính
C. Tế bào viền
D. Tế bào hấp thu
-
Câu 25:
Chức năng hấp thụ ở ruột non được thực hiện bởi:
A. Tế bào đài
B. Tế bào Paneth
C. Tế bào mâm khía
D. Tế bào nội tiết dạ dày – ruột
-
Câu 26:
Trong ống tiêu hóa chính thức, đoạn có chứa các ống tuyến ở tầng niêm mạc:
A. Hồi tràng
B. Tá tràng
C. Hỗng tràng
D. Dạ dày
-
Câu 27:
Van ngang là cấu trúc:
A. Không có ở ruột non
B. Giúp làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn
C. Nằm trên các nhung mao
D. Làm cho thức ăn chỉ di chuyển theo 1 chiều
-
Câu 28:
Tuyến Lieberkuhn gồm các loại tế bào sau, ngoại trừ:
A. Tế bào mâm khía
B. Tế bào nội tiết dạ dày – ruột
C. Tế bào Paneth
D. Tế bào thành
-
Câu 29:
Lớp trong tầng dưới niêm mạc dạ dày và ruột non có chứa các ống tuyến:
A. Lớp cơ niêm
B. Lớp đệm
C. Lớp biểu mô
D. Tầng thanh mạc
-
Câu 30:
Tuyến Lieberkuhn được phân bố ở:
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Hậu môn
-
Câu 31:
Cấu trúc van ruột là do:
A. Tầng dưới niêm mạc đội lớp cơ niêm lên
B. Tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc lên
C. Tầng dưới niêm mạc đội tầng thanh mạc lên
D. Tầng niêm mạc đội tầng dưới niêm mạc lên
-
Câu 32:
Cơ trơn trong ống tiêu hóa chia thành hai lớp trong vòng, ngoài dọc nhưng cũng có đoạn có thêm lớp cơ chéo ở trong cùng đó là:
A. Thực quản
B. Tá tràng
C. Dạ dày
D. Hỗng tràng
-
Câu 33:
Trong ống tiêu hóa chính thức, đoạn có 3 dãy cơ dọc là:
A. Dạ dày
B. Thực quản
C. Hỗng tràng
D. Ruột già
-
Câu 34:
Tế bào của ruột non có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học bằng phương pháp nhuộm màu thông thường:
A. Tế bào trụ có lông chuyển
B. Tế bào nội tiết dạ dày – ruột
C. Tế bào mâm khía
D. Tế bào sinh men
-
Câu 35:
Ở ống tiêu hóa chính thức, tính từ ngoài vào trong lòng ống, bên trong tầng thanh mạc là:
A. Tầng cơ
B. Tầng niêm mạc
C. Tầng dưới niêm mạc
D. Lớp đệm
-
Câu 36:
Trong ống tiêu hóa chính thức, tầng chứa nhiều tuyến nhất:
A. Tầng thanh mạc
B. Tầng cơ
C. Tàng dưới niêm mạc
D. Tầng niêm mạc
-
Câu 37:
Đoạn nào trong ống tiêu hóa chứa cơ vân:
A. Hỗng tràng
B. Hồi tràng
C. Đại tràng
D. Hậu môn
-
Câu 38:
Cấu trúc nào trong ống tiêu hóa chính thức chứa nhiều tuyến Lieberkuhn:
A. Ruột non và ruột già
B. Ruột non, ruột già và ruột thừa
C. Hỗng tràng, hồi tràng và ruột thừa
D. Tá tràng, hồi tràng và ruột già
-
Câu 39:
Van ruột là cấu trúc có nhiều ở:
A. Đại tràng vì do tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc hướng vào trong lòng ruột
B. Đại tràng vì do lớp đệm đội lớp biểu mô hướng vào trong lòng ruột
C. Ruột non vì do lớp dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc hướng vào trong lòng ruột
D. Ruột non vì do lớp đệm đội lớp biểu mô hướng vào trong lòng ruột
-
Câu 40:
Tầng mô của ống tiêu hóa chính thức có bản chất là mô liên kết thưa, có nhiều mạch máu và xuất hiện đám rồi thần kinh Meissner:
A. Tầng vỏ ngoài
B. Tầng cơ
C. Tầng niêm mạc
D. Tầng dưới niêm mạc