1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hoàn thành từ còn thiếu trong câu sau: Hướng chuyển động của nước luôn đi từ nơi có nồng độ chất hòa tan … đến nơi có nồng độ chất hòa tan …
A. cao, thấp
B. thấp, cao.
C. cao, trung bình.
D. thấp, trung bình.
-
Câu 2:
Dựa vào yếu tố nào, người ta chia môi trường ngoại bào làm ba kiểu: ưu trương, nhược trương và đẳng trương?
A. Hiểu biết sẵn có.
B. Mối liên hệ bên ngoài với tế bào
C. Mối liên kết chặt chẽ các phân tử của các môi trường với tế bào.
D. Mối tương quan với tế bào
-
Câu 3:
Hiện tượng tan bào xảy ra ở môi trường nào?
A. Môi trường nhược trương.
B. Môi trường đẳng trương.
C. Môi trường ưu trương.
D. Cả ba môi trường
-
Câu 4:
Môi trường có nồng độ chất tan cao hơn của tế bào?
A. Môi trường nhược trương
B. Môi trường ưu trương
C. Môi trường đẳng trương.
D. Cả ba môi trường
-
Câu 5:
Môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn của tế bào?
A. Môi trường đẳng trương
B. Môi trường ưu trương
C. Môi trường nhược trương
D. Cả ba môi trường
-
Câu 6:
Vận chuyển các chất không tiêu phí năng lượng còn được gọi là?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thẩm thấu.
C. Vận chuyển hòa tan
D. Vận chuyển thụ động.
-
Câu 7:
Yếu tố quan trọng nhất và cũng là động lực của vận chuyển thụ động là?
A. Gradient nồng độ
B. Kích thước phân tử.
C. Tính chất của các phân tử.
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 8:
Sự vận chuyển thụ động các chất diễn ra khá dễ dàng nhờ thực hiện qua con đường?
A. Thấm gián tiếp qua màng kép phospholipid.
B. Đi qua các kênh prôtêin dẫn truyền.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 9:
Trong điều trị mất máu người ta thường thay thế huyết tương bằng:
A. G5%
B. G10%
C. G20%
D. Dextran
-
Câu 10:
Loại mononucleotit nào sau đây là "tiền tệ" của tế bào có vai trò dự trữ năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào:
A. ATP
B. GTP
C. CTP
D. UTP
-
Câu 11:
Nước đóng vai trò tham gia cấu trúc mô là:
A. nước liên kết chiếm tỉ lệ 5%
B. nước tự do chiếm tỉ lệ 95%
C. nước liên kết chiếm tỉ lệ 95%
D. nước tự do chiếm tỉ lệ 5%
-
Câu 12:
Nước đóng vai trò tham gia chuyển hoá trao đổi vật chất là:
A. Nước liên kết chiếm tỉ lệ 5%
B. Nước tự do chiếm tỉ lệ 95%
C. Nước liên kết chiếm tỉ lệ 95%
D. Nước tự do chiếm tỉ lệ 5%
-
Câu 13:
Tên khoa học của một loài sinh vật nào viết không đúng:
A. Mus Musculus
B. Anopheles tonkinensis
C. Felis domestic
D. Homo sapien
-
Câu 14:
Đường đặc trưng của sữa bò là:
A. Glucose
B. Galactose
C. Lactose
D. Fructose
-
Câu 15:
Tính chất cơ bản của nguyên sinh chất để giúp tế bào cơ thể vận động là:
A. Hệ keo
B. Độ nhớt cao
C. Chuyển đổi Soll-Gel 2 chiều
D. Nhũ tương bền
-
Câu 16:
Sinh vật chưa có cấu trúc tế bào được phân biệt với sinh vật có cấu trúc tế bào là:
A. Chưa có màng nhân
B. Có cấp trúc ba thành phần
C. Có màng nhân
D. Có cấu trúc màng tế bào
-
Câu 17:
Vi khuẩn là loại sinh vật có cấu trúc nào sau đây:
A. Chưa có nhân chuẩn
B. Chưa có cấu trúc tế bào
C. Chưa có cấu trúc màng tế bào
D. Có nhân chuẩn
-
Câu 18:
Virut là loại sinh vật có cấu trúc nào sau đây:
A. Chưa có nhân chuẩn
B. Chưa có cấu trúc tế bào
C. Chưa có cấu trúc màng tế bào
D. Có nhân chuẩn
-
Câu 19:
Màng sinh chất có thành phần hóa học chủ yếu là:
A. Protein
B. Lipit
C. Cacbonhydrat
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Thành phần hóa học làm cho màng sinh chất, có tính linh động là:
A. Chollesterol
B. Protein
C. Photpholipit
D. Cacbonhydrat
-
Câu 21:
Thành phần hóa học làm cho màng sinh chất có tính bền cơ học là:
A. Chollesterol
B. Protein
C. Photpholipit
D. Cacbonhydrat
-
Câu 22:
Bào quan mang hệ men thuỷ phân axit của tế bào là:
A. Peroxysom
B. Lạp thể
C. Ty thể
D. Tiêu thể
-
Câu 23:
Bào quan nào sau đây là nơi tổng hợp Protein:
A. Ty thể
B. Lạp thể
C. Ribosom
D. Lưới nội sinh chất
-
Câu 24:
Vi khuẩn Gram dương được phân biệt với vi khuẩn Gram âm bởi cách nhận biết là:
A. Có 2 lớp màng mỏng phức tạp
B. Bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu xanh tím
C. Không bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu đỏ tía
D. Có 1 lớp màng dày
-
Câu 25:
Bào quan nào sau đây có Ribosom bám:
A. Lưới nội sinh chất có hạt
B. Lạp thể
C. Lưới nội sinh chất nhẵn
D. Ribosom
-
Câu 26:
Bào quan nào đảm nhận chức nâng tiêu hoá ở tế bào động vật:
A. Ty thể
B. Lạp thể
C. Ribosom
D. Tiêu thể
-
Câu 27:
Vi khuẩn Gram âm được phân biệt với vi khuẩn Gram dương bởi cấu trúc:
A. Có 1 lớp màng dày
B. Có 2 lớp màng mỏng phức tạp
C. Bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu xanh tím
D. Không bắt màu phẩm nhuộm Gram nên có màu đỏ tía
-
Câu 28:
Bào quan nào sau đây có chức năng hô hấp trong tế bào?
A. Ty thể
B. Lap thể
C. Ribosom
D. Tiêu thể
-
Câu 29:
Cấu trúc nào đảm nhân chức năng trao đổi chất với môi trường:
A. Màng tế bào
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Màng sinh chất
-
Câu 30:
Thành phần hoá học của NST ở tế bào có nhân chuẩn là:
A. ADN và Protein
B. ARN
C. ADN vòng
D. ADN và protein loại histon và không histon