1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho hàm sản xuất Q = aX - bX2 với X là yếu tố sản xuất biến đổi.
A. Đường MPx dốc hơn đường APx
B. Đường APx dốc hơn đường MPx
C. Đường MPx có dạng parabol
D. Đường APx có dạng parabol
-
Câu 2:
Độ dốc của đường đẳng lượng là:
A. Tỷ số năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất
B. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 3:
Qui luật năng suất biên giảm dần là cách giải thích tốt nhất cho hình dạng của đường:
A. Chi phí trung bình dài hạn
B. Chi phí biên ngắn hạn và dài hạn
C. Chi phí trung bình ngắn hạn
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 4:
Nếu đường đẳng lượng là đường thẳng thì:
A. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 yếu tố sản xuất không đổi
B. Năng suất biên của các yếu tố sản xuất bằng nhau.
C. Tỷ số giá cả của các yếu sản xụất không đổi.
D. Chỉ có một cách kết hợp các yếu tố đầu vào.
-
Câu 5:
Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí: TC = Q 2 - 5Q +100, hàm số cầu thị trường có dạng:P = - 2Q + 55. Ở mức sản lượng 13,75 sp thì doanh nghiệp:
A. Tối đa hóa doanh thu.
B. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ.
C. Tối đa hóa lợi mhuận
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 6:
Doanh nghiệp độc quyền bán phân chia khách hàng thành 2 nhóm, cho biết phương trình đường cầu của 2 nhóm này lần lượt là: Q1 = 100 - (2/3)P1 ; Q2 = 160 - (4/3)P2 ; tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp độc quyền TC = 30Q + 100. Để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, và không thực hiện chính sách phân biệt giá, thì mức giá và sản lượng (P và Q) chung trên 2 thị trường lúc này là:
A. P = 75; Q = 60
B. P = 90; Q = 40
C. P = 80; Q = 100
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 7:
Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận nằm ở phần đường cầu:
A. Không co giãn
B. Co giãn ít
C. Co giãn đơn vị
D. Co giãn nhiều
-
Câu 8:
Trong ngắn hạn của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi giá các yếu tố sản xuất biến đổi tăng lên, sản lượng của xí nghiệp sẽ
A. Giảm
B. Không thay đổi
C. Tăng
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 9:
Khi giá bán nhỏ hơn chi phí trung bình, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nên: a Sản xuất ở mức sản lượng tại đó:
A. P = MC
B. Sản xuất ở mức sản lượng tại đó: MR = MC
C. Ngừng sản xuất.
D. Các câu trên đều có thể xảy ra
-
Câu 10:
Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí dài hạn:LTC = Q2 + 64, mức giá cân bằng dài hạn:
A. 64
B. 8
C. 16
D. 32
-
Câu 11:
Điều nào sau đây không phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
A. Lượng cung và lượng cầu thị trường bằng nhau.
B. Lợi nhuận kinh tế bằng 0.
C. Các doanh nghiệp ở trạng thái tối đa hóa lợi nhuận.
D. Thặng dư sản xuất bằng 0
-
Câu 12:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn nếu các doanh nghiệp mới gia nhập làm cho lượng cầu yếu tố sản xuất tăng nhưng giá các yếu tố sản xuất không đổi thì đường cung dài hạn của ngành sẽ:
A. Nằm ngang
B. Dốc lên trên
C. Thẳng đứng
D. Dốc xuống dưới
-
Câu 13:
Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là:
A. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
B. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
C. Cả hai câu đều sai
D. Cả hai câu đều đúng
-
Câu 14:
Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
A. Là đường cầu của toàn bộ thị trường
B. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
C. Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá
D. Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng
-
Câu 15:
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có:
A. Đường cầu mỗi doanh nghiệp là tiếp tuyến đường AC của nó ở mức sản lượng mà tại đó có MR=MC
B. Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hòa vốn.
C. Sẽ không có thêm sự nhập ngành hoặc xuất ngành nào nữa
D. Cả ba câu đều đúng
-
Câu 16:
Trong mô hình doanh nghiệp độc quyền nhóm có ưu thế về quy mô sản xuất, doanh nghiệp có ưu thế có thể quyết định sản lượng theo cách:
A. Cạnh tranh hoàn toàn
B. Độc quyền hoàn toàn
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 17:
Trong dài hạn, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất tại sản lượng có:
A. LMC = SMC = MR = LAC = SAC
B. Chi phí trung bình AC là thấp nhất (cực tiểu)
C. Chi phí trung bình AC chưa là thấp nhất (cực tiểu)
D. MR = LMC =LAC
-
Câu 18:
Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
A. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
B. Sự khan hiếm.
C. Cung cầu.
D. Chi phí cơ hội
-
Câu 19:
Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là
A. Không thể thực hiện được
B. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
C. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
D. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
-
Câu 20:
Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
A. Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
B. Nhà nước quản lí ngân sách.
C. Nhà nước quản lí các quỷ phúc lợi
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 21:
Độ dốc của đường đẳng phí phản ánh:
A. Chi phí cơ hội của việc mua thêm một đơn vị đầu vào với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho
B. Tập hợp tất cả các kết hợp giữa vốn và lao động mà doanh nghiệp có thể mua với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho
C. Năng suất biên giảm dần
D. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của hai đầu vào
-
Câu 22:
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm mức cầu dầu mỏ nên giá dầu mỏ giảm mạnh. Có thể minh hoạ sự kiện này trên đồ thị (trục tung ghi giá, trục hoành ghi lượng cầu) bằng cách:
A. Vẽ đường cầu dịch chuyển sag phải
B. Vẽ đường cầu dịch chuyển sang trái
C. Vẽ một đường cầu có độ dốc âm
D. Vẽ một đường cầu thẳng đứng
-
Câu 23:
Câu phát biểu nào sau đây đúng trong các câu sau đây:
A. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập đối với hàng xa xỉ lớn hơn 1.
B. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập của hàng thông thường là âm.
C. Hệ số co giãn tại 1 điểm trên đường cầu luôn luôn lớn hơn 1.
D. Hệ số co giãn chéo của 2 sản phẩm thay thế là âm.
-
Câu 24:
Khi giá của Y là 400đ/sp thì lượng cầu của X là 5000 sp, khi giá của Y tăng lên là 600 đ/sp thì lượng cầu của X tăng lên là 6000 sp, với các yếu tố khác không đổi, có thể kết luận X và Y là 2 sản phẩm:
A. Thay thế nhau có Exy = 0,45
B. Bổ sung nhau có Exy = 0,25
C. Thay thế nhau có Exy = 2,5
D. Bổ sung nhau có Exy = 0,45
-
Câu 25:
Giá của đường tăng và lượng đường mua bán giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do :
A. Mía năm nay bị mất mùa.
B. Thu nhập của dân chúng tăng lên
C. Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại sức khỏe.
D. Các câu trên đều sai