150+ câu trắc nghiệm môn SPSS
Chia sẻ hơn 150+ câu trắc nghiệm môn SPSS có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về phân loại, mã hóa và nhập liệu, phân tích định lượng kiểm định, định lượng hồi quy tuyến tính,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
So sánh giá trị trung vị tại hai thời điểm của một nhóm:
A. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / Independent-Sample
B. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / 2 Related Samples
C. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / K Independent Samples
D. Tất cả đều sai
-
Câu 2:
So sánh giá trị trung vị của nhiều nhóm:
A. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / Independent-Sample
B. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / 2 Related Samples
C. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy Dialogs / K Independent Samples
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
So sánh giá trị trung vị của hai nhóm:
A. Tích vào ô Mann-Whitney U
B. Tích vào ô Wilcoxon
C. Tích vào ô Kruskal-Wallis H
D. Tích vào Jonckheere-Terpsta
-
Câu 4:
So sánh giá trị trung vị tại hai thời điểm của một nhóm:
A. Tích vào ô Kruskal-Wallis H
B. Tích vào ô Wilcoxon
C. Tích vào Jonckheere-Terpsta
D. Tích vào ô Mann-Whitney U
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng dưới đây, so sánh giá trị trung vị của nhiều nhóm:
A. Tích vào ô Kruskal-Wallis H
B. Tích vào ô Wilcoxon
C. Tích vào Jonckheere-Terpsta
D. Tích vào ô Mann-Whitney U
-
Câu 6:
Trong phân tích tương quan, hệ số tương quan biến thiên trong khoảng:
A. 0 đến 1
B. -1 đến 1
C. -1 đến 0
D. -2 đến 2
-
Câu 7:
Tương quan thuận chiều khi:
A. Hệ số tương quan 0 ⇒ 1
B. Hệ số tương quan = 0
C. Hệ số thanh lọc = 0
D. Hệ số căng mặt ngoài 0 ⇒ 1
-
Câu 8:
Các khoảng giá trị tuyệt đối của Hệ số tương quan sau đây đúng. Ngoại trừ:
A. 0 – 0,2: rất yếu
B. 0,2 – 0,4: yếu
C. 0,5 – 0,7: vừa
D. 0,7 – 0,9: chặt chẽ
-
Câu 9:
Có mấy loại hệ số tương quan chính:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Câu nào sau đây sai về hệ số tương quan:
A. Hệ số tương quan Pearson cho phân phối chuẩn và giá trị liên tục đo đếm được
B. Hệ số tương quan Spearman cho các phân phối không chuẩn hay các giá trị phân hạng
C. Hệ số tương quan Kendall cho các phân phối không chuẩn hay các giá trị phân hạng
D. Hệ số tương quan Pearson hay Kendall cho các phân phối chuẩn và giá trị liên tục đo đếm được.
-
Câu 11:
Để tìm hệ số tương quan khi cả hai biến phân phối chuẩn, ta thực hiện:
A. Analyse / Correlate / Bivariate, tích vào Pearson
B. Analyse / Correlate / Bivariate, tích vào Spearman
C. Analyse / Reports / Bivariate, tích vào Pearson
D. Analyse / Reports / Bivariate, không tích
-
Câu 12:
Để tìm hệ số tương quan khi ít nhất một biến phân phối chuẩn, ta thực hiện:
A. Analyse / Correlate / Bivariate, tích vào Pearson
B. Analyse / Correlate / Bivariate, tích vào Spearman
C. Analyse / Reports / Bivariate, tích vào Pearson
D. Analyse / Reports / Bivariate, không tích
-
Câu 13:
Mô tả bằng biểu đồ – biểu đồ chấm điểm, ta thực hiện:
A. Graphs / Lagacy Diaglogs / Scatter Dot / Simple Scatter / Define
B. Graphs / Nonparametric Tests / Scatter Dot / Simple Scatter / Define
C. Graphs / Lagacy Diaglogs / Scatter Dot / Douple Scatter / Define
D. Graphs / Nonparametric Tests / Scatter Dot / Douple Scatter / Define
-
Câu 14:
Quan hệ hồi qui là:
A. Bước tiếp theo của phân tích tương quan, cho phép thay đổi giá trị của một biến số
B. Bước tiếp theo của phân tích tương quan, cho phép hồi qui giá trị của một biến số
C. Bước tiếp theo của phân tích tương quan, cho phép đo lường suy luận giá trị của một biến số tự giá trị của một biến số độc lập
D. Bước tiếp theo của phân tích tương quan, cho phép đo lường suy luận giá trị của một biến số tự giá trị của một biến số phụ thuộc
-
Câu 15:
Ý nghĩa của quan hệ hồi qui:
A. Từ biến số độc lập suy diễn ra biến số độc lập khác
B. Từ biến số độc lập suy diễn ra biến số phụ thuộc
C. Từ biến số phụ thuộc suy diễn ra biến số độc lập
D. Từ biến số phụ thuộc suy diễn ra biến số phụ thuộc khác
-
Câu 16:
Để chạy hồi qui tuyến tính đơn giản, ta thực hiện:
A. Analyse / Regression / Linear
B. Analyse / Regression / Linux
C. Analyse / Reports / Linear
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Để SPSS tính khoảng tin cậy cho hệ số hồi quy, ta:
A. Tích vào Estimates
B. Tích vào Convariance Matrix
C. Tích vào Confidence intervals
D. Tích vào Risk
-
Câu 18:
Thông thường, chạy hồi qui tuyến tinh đơn giản, ta:
A. Tích vào Estimates
B. Tích vào Model fit
C. Tích vào Confidence intervals
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 19:
Thông thường, chạy hồi qui tuyến tính đa biến, ngoài tích những mục ở hồi qui tuyến tính đơn giản, ta còn:
A. Tích vào Descriptive
B. Tích vào Part and partial correlations và Collinearity
C. Tích vào Casewise Diagnostics và Outliers outside 3 standard deviations
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 20:
Chạy hồi qui tuyến tính đa biến, ta cần thực hiện thêm các thao tác:
A. Click option, chọn Exclude cases pairwise
B. Click Plots, chọn ZRESID chuyển vào Y, chọn ZPRED chuyển vào X. kích chọn Normal probability plot
C. Chọn Mahalanobis và Cook’s trong phần Distance
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 21:
Biến nào sau đây không phải là biến phân loại:
A. Giới tính
B. Trình độ học vấn
C. Cân nặng
D. Nghề nghiệp
-
Câu 22:
Để tạo biến mới ta dùng thực đơn lệnh:
A. Data/ select cases
B. Tranform/ compute
C. Transform/ recode/ into different variables
D. Tranform/ recode/ into same variables
-
Câu 23:
Để chọn một tập hợp nhỏ các bản ghi, ta dùng thực đơn lệnh:
A. Data/ select cases
B. Tranform/ compute
C. Transform/ recode/ into different variables
D. Tranform/ recode/ into same variables
-
Câu 24:
Để mô tả một biến định lượng liên tục có phân phối chuẩn ta dùng giá trị nào sau đây để mô tả?
A. Trung bình và trung vị
B. Trung bình và khoảng
C. Trung vị và khoảng
D. Trung bình và độ lệch chuẩn
-
Câu 25:
Để mô tả một biến định lượng liên tục không có phân phối chuẩn, ta dùng giá trị nào sau đây để mô tả?
A. Trung vị và khoảng
B. Trung bình và trung vị
C. Trung bình và độ lệch chuẩn
D. Trung bình và khoảng