1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thu ngân sách nhà nước là:
A. Là một mặt hoạt động cơ bản của ngân sách nhà nước
B. Là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế
C. Gắn với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như lãi suất, giá cả, thu nhập…..
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 2:
Nhân tố nào sau đây làm giảm thu ngân sách nhà nước:
A. GDP bình quân đầu người tăng
B. Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế tăng
C. Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước giảm đi
D. Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên tăng
-
Câu 3:
Những yếu tố nào sau đây phù hợp với nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách:
A. Ổn định lâu dài, giản đơn
B. Phù hợp với thông lệ quốc tế
C. Rõ ràng, chắc chắn, đảm bảo công bằng
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 4:
Khẳng định nào dưới đây là sai:
A. Chi ngân sách nhà nước là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước.
B. Chi ngân sách nhà nước gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kì tới
C. Chi ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ chính trị phát sinh giữa nhà nước với công dân trong nước
D. Các khoản chi ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
-
Câu 5:
Khoản chi nào là quan trọng và thường chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi của ngân sách nhà nước:
A. Chi cho phát triển y tế, văn hoá, giáo dục
B. Chi cho phát triển kinh tế
C. Chi cho bộ máy quuản lý nhà nước
D. Chi cho an ninh quốc phòng
-
Câu 6:
Nhân tố cơ bản quyết định đến cơ cấu chi ngân sách nhà nước là:
A. Khả năng tích luỹ của nền kinh tế
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Chế độ xã hội
D. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước
-
Câu 7:
Bội chi ngân sách nhà nước xảy ra khi:
A. Thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp các khoản chi ngân sách trong một thời gian nhất định
B. Mọi người nộp thuế muộn khiến cho nhà nước không đủ tiền trang trải cho các khoản chi cần thiết
C. Ngân sách thu vào vượt quá giới hạn cho phép
D. Nhà nước chưa có chính sách chi ngân sách thoả đáng khiến cho quỹ ngân sách bị thất thoát
-
Câu 8:
Khẳng định nào sau đây sai:
A. Bội chi ngân sách gồm bội chi cơ cấu và bội chi chu kì
B. Bội chi cơ cấu xảy ra do sự thay đổi chính sách của nhà nước
C. Bội chi ngân sách không có nguồn bù đắp hợp lý sẽ gây lạm phát
D. Bội chi chu kỳ là loại bội chi do nguyên nhân chủ quan gây nên
-
Câu 9:
Trong các biện pháp để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, biện pháp nào dễ gây lạm phát nhất:
A. Phát hành trái phiếu quốc tế
B. Phát hành tiền
C. Vay tiền từ dân cư
D. Tăng thuế
-
Câu 10:
Từ trước năm 1988, Việt Nam thường sử dụng biện pháp nào để khắc phục tình trạng bội chi ngân sách:
A. Phát hành tiền
B. Vay nước ngoài
C. Phát hành trái phiếu
D. Tăng thuế
-
Câu 11:
Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức theo:
A. Mô hình nhà nước liên bang, phân thành 2 cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
B. Mô hình nhà nước liên bang, phân thành 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương
C. Mô hình nhà nước phi liên bang, phân thành 3 cấp: ngân sách lien bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương
D. Mô hình nhà nước phi liên bang, phân thành 2 cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
-
Câu 12:
Việc phân cấp ngân sách phải được thực hiện theo các nguyên tắc:
A. Được tiến hành đồng thời với việc phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính
B. Đảm bảo tính chủ đạo của ngân hàng trung ương và tính độc lâp của ngân hàng địa phương
C. Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 13:
Yếu tố khách quan đến mức động viên của NSNN.
A. Thu nhập
B. Lãi suất
C. GDP.
D. Giá cả.
-
Câu 14:
Chọn đáp án sai. Phân loại nào sau đây không nằm trong phân loại nội dung kinh tế của các khoản thu?
A. Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
B. Thu thuê
C. Thu từ hoạt động hợp tác với người nước ngoài.
D. Thu trong cân đối NSNN
-
Câu 15:
Mức độ trang trải ảnh hưởng đến mức thu NSNN như thế nào?
A. Mức độ trang trải các khoản thu tăng, thu NSNN tăng.
B. Mức độ trang trải các khoản thu tăng, thu NSNN giảm.
C. Không xác định được.
D. Tuỳ thuộc vào các giai đoan lịch sử.
-
Câu 16:
Phân loại ngân sách nhà nước căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu bao gồm:
A. Thu mang tính chất thường xuyên
B. Thu mang tính chất không thường xuyên
C. Thu trong cân đối ngân sách
D. Cả a và b đúng
-
Câu 17:
Câu nào không đúng khi nói về bội chi NSNN:
A. Dễ dẫn tới lạm phát.
B. Bội chi ngân sách hoàn toàn tiêu cực.
C. Làm suy thoái nền kinh tế.
D. Tác hại xấu đối với đời sống xã hội.
-
Câu 18:
Giải pháp làm kìm chế bội chi NSNN?
A. Tăng thu giảm chi.
B. Phát hành thêm tiền.
C. Nhà nước rà soát và tổ chức lại hệ thống thu NSNN quản lý chi tiêu của NSNN.
D. Vay nợ nước nước ngoài
-
Câu 19:
Nguyên tắc đảm bảo công bằng được thực hiện khi?
A. Hệ thống thuế phải kết hợp giữa sắc thuế trực thu và thuế gián thu.
B. Các khoản luật phải bao quát và phù hợp với hoạt động của nền kinh tế xã hội.
C. Ổn định mức thu các sắc thuế.
D. Mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất xác định rõ mục tiêu chính.
-
Câu 20:
Thứ tự thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước là:
A. Hình thành ngân sách, phê chuẩn ngân sách, quyết toán ngân sách
B. Hình thành ngân sách, quyết toán ngân sách, phê chuẩn ngân sách
C. Hình thành ngân sách, chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách
D. Phê chuẩn ngân sách, hình thành ngân sách, quyết toán ngân sách
-
Câu 21:
Nội dung của việc phân cấp quản lý ngân sách không bao gồm:
A. Giải quyết các mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu chi, quản lý ngân sách
B. Giải quyết các mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi nguồn thu và cân đối ngân sách
C. Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách
D. Giải quyết các mối quan hệ của nhà nước về tôn giáo và chính trị
-
Câu 22:
Khoản thu bù đắp thiếu hụt ngân sách là:
A. Thu thường xuyên.
B. Thu không thường xuyên.
C. Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước.
D. Thu trong cân đối ngân sách nhà nước.
-
Câu 23:
Nhân tố nào không ảnh hưởng tới thu NSNN:
A. GDP bình quân đầu người
B. Khả năng tích luỹ của nền kinh tế.
C. Tỉ suất doanh lợi trong nền kinh tế.
D. Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 24:
Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của vay vốn trong nước:
A. Tranh thủ nguồn tiền tại chỗ.
B. Huy động được nhanh
C. Vay được trong thời hạn dài.
D. Tránh được lạm phát.
-
Câu 25:
Bội chi chu kỳ xảy ra khi:
A. Nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
B. Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nóng.
C. Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển ổn định
D. Cả 3 giai đoạn trên đều sai.
-
Câu 26:
.......là 1 loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung trao đổi và mua bán.
A. Tài chính
B. Hóa tệ
C. Tiền tệ
D. Tín tệ
-
Câu 27:
………là một loại tiền tệ mà bản than nó không có giá trị song nhờ có sự tín nghiệm của mọi người mà nó có giá trị trao đổi và được sử dụng trong lưu thông.
A. Tiền tệ
B. Tín tệ
C. Hóa tệ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 28:
Chức năng quan trọng nhất của tiền tệ là:
A. Chức năng thước đo giá trị
B. Chức năng phương tiện thanh toán
C. Chức năng phương tiện tích lũy
D. Các chức năng khác
-
Câu 29:
Để một hàng hoá có thể trở thành tiền, hàng hoá đó phải:
A. Do chính phủ sản xuất ra
B. Được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán
C. Được đảm bảo bằng vàng hoặc bạc
D. Cả B và C
-
Câu 30:
Tài sản nào sau đây có tính lỏng cao nhất:
A. Nguyên liệu, vật liệu trong kho
B. Chứng khoán
C. Khoản phải thu khách hàng
D. Ngoại tệ gửi ngân hàng
-
Câu 31:
Tính thanh khoản của một tài sản là:
A. Mức độ dễ dàng mà tài sản đó có thể chuyển đổi thành tiền
B. Khả năng tài sản đó có thể sinh lời
C. Mức độ dễ dàng mà tài sản đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường
D. Số tiền mà tài sản đó có thể bán được.
-
Câu 32:
Sắp xếp những tài sản sau theo tính lỏng giảm dần:
1. Tài khoản vãng lai;
2. Thẻ tíndụng;
3. Tiền;
4. Cổ phiếu;
5. Tiền gửi tiết kiệm mệnh giá nhỏ:
A. 3 - 1 - 2 - 5 - 4
B. 3 - 1 - 5 - 2 - 4
C. 3 - 5 - 1 - 2 - 4
D. 3 - 2 - 1 - 5 - 4
-
Câu 33:
Hiện tượng “nền kinh tế tiền mặt”:
A. Có lợi cho nền kinh tế
B. Có nguồn gốc từ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao
C. Có hại cho nền kinh tế
D. Cả A và B
-
Câu 34:
Tiền giấy ngày nay:
A. Chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng các phương tiện thanh toán
B. Có thể được in bởi các ngân hàng thương mại
C. Được phép đổi ra vàng theo tỷ lệ do luật định
D. Cả A và B
-
Câu 35:
Tiền giấy lưu hành ở Việt nam ngày nay:
A. Vẫn có thể đổi ra vàng theo một tỷ lệ nhất định do Ngân hàng nhà nước qui định
B. Có giá trị danh nghĩa lớn hơn nhiều so với giá trị thực của nó
C. Cả a và b
-
Câu 36:
Hình thức thanh toán nào sau đây cho phép người sử dụng “tiêu tiền trước, trả tiền sau”:
A. Thanh toán bằng thẻ ghi nợ (debit card)
B. Thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card)
C. Thanh toán bằng séc doanh nghiệp
D. Thanh toán bằng séc du lịch.
-
Câu 37:
Hoạt động thanh toán thẻ phát triển làm cho:
A. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng lên
B. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt giảm
C. Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên
D. Cả B và C
-
Câu 38:
Tiền pháp định là:
A. Séc
B. Không thể chuyển đổi sang kim loại quý hiếm
C. Thẻ tín dụng
D. Tiền xu
-
Câu 39:
Thẻ ghi nợ (debit card):
A. Có thể dùng để thanh toán thay tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ
B. Là phương tiện để vay nợ ngân hàng
C. Cả A và B
-
Câu 40:
Nhận định nào dưới đây là đúng với séc thông thường:
A. Séc là một dạng tiền tệ vì nó được chấp nhận chung trong trao đổi hàng hoá và trả nợ (séc ko phải là 1 loại tiền J)
B. Séc sẽ không có giá trị thanh toán nếu số tiền ghi trên séc vượt quá số dư trên tài khoản séc trừ khi có qui định khác
C. Cả A và B
-
Câu 41:
Điều kiện tối thiểu để một dạng tiền tệ mới được chấp nhận là:
A. Sự biến động về giá trị của nó có thể kiểm soát được
B. Nó không bị giảm giá trị theo thời gian
C. Cả A và B
-
Câu 42:
Tiền hàng hoá (Hóa tệ) là loại tiền:
A. Có thể sử dụng như là một hàng hoá thông thường
B. Không chứa đầy đủ giá trị trong nó
C. Được pháp luật bảo hộ
D. Không có phương án đúng
-
Câu 43:
Thẻ credit là loại thẻ:
A. Phải nạp tiền vào tài khoản mới sử dụng được
B. Không cho phép rút tiền tại máy ATM
C. Cho phép mua hàng rồi trả sau
D. Cả A và C
-
Câu 44:
Giá trị lưu thông của tiền giấy có được là nhờ:
A. Giá trị nội tại của đồng tiền
B. Sự khan hiếm của tiền giấy
C. Pháp luật quy định
D. Cả a và b
-
Câu 45:
Trong các chế độ tiền tệ, chế độ lưu thông tiền giấy: (Lúc đầu t làm là C, nhưng sau đó theo tra cứu thì là B, tùy bây, t nỏ bít, nhưng đi thi t vẫn chọn là B)
A. Ra đời sớm nhất
B. Ra đời muộn nhất
C. Có tính ổn định cao nhất
D. Không có lạm phát