1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Hạ lãi suất tái chiết khấu
B. Tăng dự trữ bắt buộc
C. Bán chứng khoán trên thị trường mở
-
Câu 2:
Ngân hàng đối mặt với nguy cơ __________ trên thị trường cho vay bởi những người có rủi ro cao nhất là những người tích cực nhất trong việc vay vốn ngân hàng:
A. Lựa chọn đối nghịch
B. Rủi ro đạo đức
C. Bị thuyết phục theo đạo đức
D. Gian lận có chủ đích
-
Câu 3:
Tại Việt Nam, chính sách tiền tệ được kiểm soát bởi:
A. Ngân hàng Nhà nước
B. Chính phủ
C. Bộ tài chính
D. Quốc hội
-
Câu 4:
Tổng giá trị sản xuất là gì?
A. Là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong 1 năm, nó bao gồm phí trung gian và giá trị tăng thêm
B. Tổng giá trị sản xuất là tổng sản phẩm trong nước được tạo ra trong 1 năm
C. Là giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế tạo ra trong 1 thời kì nhất định thường là 1 năm
D. Là toàn bộ giá trị của của cải bằng tiền của một quốc gia trong 1 năm
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng khi nói về thời kỳ chế độ bản vị vàng:
A. Chế độ tỷ giá cố định và xác định dựa trên cơ sở “ngang giá vàng”.
B. Thương mại giữa các nước không được khuyến khích.
C. Ngân hàng Trung ương hoàn toàn có thể án định được lượng tiền cung ứng.
-
Câu 6:
Căn cứ vào chủ thể tham gia, tín dụng được chia thành:
A. Tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng; tín dụng nhà nước; tín dụng thuê mua
B. Tín dụng thương mại; tín dụng nhà nước; tín dụng ngân hàng; tín dụng tiêu dùng
C. Tín dụng nhà nước; tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng
D. Tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại; tín dụng tiêu dùng
-
Câu 7:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Mua chứng khoán trên thị trường mở
B. Tăng dự trữ bắt buộc
C. Hạ lãi suất tái chiết khấu
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 8:
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bao gồm:
A. Thu trong cân đối ngân sách và thu thuế
B. Thu trong cân đối ngân sách và thu ngoài cân đối ngân sách
C. Thu thuế và thu ngoài ngân sách nhà nước
D. Thu thuế,thu trog ngân sách nhà nước và thu ngoài nhà nước
-
Câu 9:
Các khối tiền tệ là:
A. Công cụ đo lường lượng tiền cung ứng được báo cáo bởi NHTW
B. Được báo cáo hàng năm bởi Kho bạc Nhà nước
C. Công cụ đo lường của hệ thống NHTM
D. Công cụ đo lường của cải của các cá nhân
-
Câu 10:
Vốn CSH của ngân hàng bằng ..... trừ đi ..........
A. Tổng nợ phải trả; tổng tiền vay
B. Tổng nợ phải trả; tổng tài sản
C. Tổng tài sản; tổng dự trữ
D. Tổng tài sản; tổng nợ phải trả
-
Câu 11:
Các công ty chứng khoán Việt Nam không được phép thực hiện hoạt động nào sau đây:
A. Quản lý danh mục vốn đầu tư
B. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
C. Cho vay để mua chứng khoán
D. Tư vấn đầu tư chứng khoán
-
Câu 12:
"Giấy bạc ngân hàng" thực chất là:
A. Một loại tín tệ.
B. Tiền được làm bằng giấy.
C. Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài khoản của ngân hàng.
D. Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.
-
Câu 13:
Công cụ nào sau đây có tính lỏng và độ an toàn cao nhất:
A. Chứng chỉ tiền gửi;
B. Tín phiếu kho bạc;
C. Thương phiếu;
D. Hợp đồng mua lại.
-
Câu 14:
Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi:
A. Tiền là nơi chứa đựng sức mua của hàng hóa trong một thời gian nhất định
B. Tiền khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động
C. Tiền giúp giảm được số giá cần xem xét
D. Tiền giúp tách rời thời gian có thu nhập và sử dụng thu nhập của các chủ thể
-
Câu 15:
Chọn phương án đúng khi nói về Lãi suất:
A. Phản ánh chi phí của việc vay vốn
B. Phản ánh mức sinh lời từ đồng vốn cho vay
C. Cả a và b
-
Câu 16:
Tiền tệ thực hiện chức năng gì khi đóng vai trò mô giới trong trao đổi hàng hóa và tiến hành thanh toán:
A. Chức năng thước đo giá trị
B. Chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán
C. Chức năng phương tiện tích lũy giá trị
-
Câu 17:
Lợi ích và chi phí là:
A. Hai khái niệm mang tính thực chứng
B. Hai khái niệm mang tính chuẩn tắc
C. Nhà đầu tư sẽ không phải đánh đổi giưa lợi ích và chi phí khi ra quyết định đầu tư.
D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 18:
Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự khác nhau giữa vốn cố định và vốn lưu động của một doanh nghiệp là:
A. Tìm ra biện pháp quản lý, sử dụng để thực hiện khấu hao TSCĐ nhanh chóng nhất;
B. Tìm ra các biện pháp để quản lý và tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động;
C. Tìm ra các biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả nhất đối với mỗi loại;
D. Tìm ra các biện pháp để tiết kiệm vốn;
-
Câu 19:
Chức năng phân phối của tài chính có đặc điểm:
A. Phân phối của tài chính là phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị;
B. Phân phối của tài chính là sự phân phối luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định;
C. Phân phối của tài chính là sự phân phối dưới hình thái giá trị thông qua sự chênh lệch của giá cả và giá trị trong trao đổi hàng hoá;
D. Chỉ có a và b đúng.
-
Câu 20:
Công cụ dự trữ bắt buộc:
A. Thường được sử dụng phối hợp với chính sách chiết khấu nhằm thay đổi tình trạng vốn khả dụng ( R) của hệ thống ngân hàng thương mại
B. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm chứng tỏ sự giám sát tính hiệu quả của công cụ này
C. Là công cụ mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào tình trạng dự trữ của hệ thống ngân hàng
D. Cả a,b và c
-
Câu 21:
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia (USD, VND,…), một khu vực (EUR) hay một tổ chức quốc tế (SDR), được quy định rõ trong luật
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Theo như lý thuyết thì ở nước ta đã có thời kỳ lạm phát đã ở mức:
A. Phi mã.
B. Siêu lạm phát.
C. Chỉ ở mức vừa phải hay ở mức có thể kiểm soát được.
D. Chưa bao giờ quá lạm phát phi mã.
-
Câu 23:
Tài chính có những chức năng gì?
A. Phân phối và phân phối lại
B. Phân phối và giám đốc
C. Đôn đốc thu, kiểm soát chi
D. Phân phối tài nguyên và phân phối vốn
-
Câu 24:
Việc một trái phiếu bị đánh tụt hạng xếp hạng tín dụng có nghĩa là:
A. Giá trái phiếu tăng lên
B. Giá trái phiếu giảm xuống
C. Rủi ro của trái phiếu cao hơn
D. Rủi ro của trái phiếu thấp hơn
-
Câu 25:
Phải chăng tất cả mọi người đều thiệt hại khi lãi suất tăng?
A. Đúng, nhất là các Ngân hàng thương mại;
B. Sai, vì các NHTM luôn có lợi do thu nhập từ lãi suất cho vay;
C. 50% số người có lợi và 50% số người bị thiệt;
D. Tất cả các nhận định trên đều sai.
-
Câu 26:
Khi bạn dự đoán lãi suất có xu hướng tăng lên trong tương lai, nếu bạn có 10 triệu đồng, hình thức đầu tư sinh lời nào sau đây bạn chọn:
A. Mua tín phiếu kho bạc thời hạn 6 tháng với lãi suất 8,1%/năm
B. Mua trái phiếu chính phủ thời hạn 2 năm với lãi suất 8,3%/năm
C. Gửi tiền tiết kiệm thời hạn 2 năm với lãi suất 8,35%/ năm
-
Câu 27:
Ở trong nước, Nhà nước có thể vay nợ ai?
A. Nhà nước vay Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại
B. Nhà nước vay doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
C. Nhà nước vay tiền tiết kiệm của dân cư và các quý công trong xã
D. Nhà nước vay doanh nghiệp, dân cư, các ngân hàng
-
Câu 28:
Chỉ số bội chi NSNN đuợc đo bằng tỷ số giữa số vay nợ trong năm ngân sách với:
A. Tổng chi NSNN
B. Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
C. Tổng thu nhập quốc dân
D. Tổng thu NSNN
-
Câu 29:
Đặc điểm của các công cụ sử dụng trong quan hệ tín dụng trực tiếp:
A. An toàn cao.
B. Tính lỏng cao
C. Thu nhập cao
D. Rủi ro thấp
-
Câu 30:
Một trái phiếu 5 năm do ngân hàng ABC phát hành tháng 3/2006 bây giờ sẽ được giao dịch ở:
A. Thị trường tiền tệ sơ cấp
B. Thị trường tiền tệ thứ cấp
C. Thị trường vốn sơ cấp
D. Thị trường vốn thứ cấp
-
Câu 31:
Các giải pháp nhằm tăng cường huy động tiền gửi bao gồm:
A. Cơ chế lãi suất hợp lý
B. Cơ chế lãi suất hợp lý và các hoạt động Marketing phù hợp
C. Cơ chế lãi suất cao và các hoạt động Marketing phù hợp
D. Cơ chế lãi suất cao thấp và các hoạt động Marketing phù hợp
-
Câu 32:
Nguồn vốn ODA bao gồm:
A. Viện trợ không hoàn lại
B. Các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán
C. Hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 33:
Lợi nhuận là nguồn để:
A. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi
B. Hình thành quỹ lương
C. Cả a và b
-
Câu 34:
Khi người mua………., người mua đã sở hữu một phần công ty và có quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng của công ty và bầu giám đốc.
A. Kì phiếu
B. Hối phiếu
C. Trái phiếu
D. Cổ phiếu
-
Câu 35:
Chi tiêu của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhằm:
A. Đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp hoạt động;
B. Đảm bảo các mục tiêu kinh tế- chính trị- xã hội- môi trường;
C. Trả lương cho người lao động;
D. Trả nợ nước ngoài;
-
Câu 36:
Khái niệm nào sau đây là không chính xác:
A. Các ngân hàng là trung gian tài chính
B. Hiệp hội tiết kiệm và cho vay là trung gian tài chính
C. Tất cả các trung gian tài chính là các công ty bảo hiểm
D. Các trung gian tài chính làm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế
-
Câu 37:
Loại hình doanh nghiệp nào sau đây được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn:
A. Công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Công ty cổ phần
C. Công ty hợp danh
D. Doanh nghiệp tư nhân
-
Câu 38:
Nghiệp vụ thị trường mở được hiểu theo định nghĩa nào?
A. Là cơ chế tác động trực tiếp tới lãi suất kinh doanh của hệ thống NHTM
B. Là việc NHTW quản lý việc mua bán chứng khoán của NHTM trên thị trường tiền tệ
C. Là hoạt động làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng
D. Là hoạt động mua bán giấy tờ có giá của NHTW trên thị trường tiền tệ
-
Câu 39:
Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp được đo bằng cách nào là dễ so sánh nhất
A. Nợ/ Tổng vốn
B. (Nợ/ Tổng vốn) x 100%
C. Nợ/ Vốn chủ sở hữu
D. (Nợ/ Tổng nguồn vốn) x 100%
-
Câu 40:
Các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên các công cụ:
A. Giảm thấp lãi suất cho vay và nâng cao lãi suất huy động.
B. Tăng cường cải tiến công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
C. Tranh thủ tìm kiếm sự ưu đãi của Nhà nước.
D. Chạy theo các dự án lớn có lợi ích cao dù có mạo hiểm.
-
Câu 41:
Lý do khiến cho sự phá sản ngân hàng được coi là nghiêm trọng đối với nền kinh tế?
A. Một ngân hàng phá sản sẽ gây nên mối lo sợ về sự phá sản của hàng loạt các NH khác;
B. Các cuộc phá sản của ngân hàng làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế;
C. Một số lượng nhất định các doanh nghiệp và công chúng bị thiệt hại;
D. Tất cả các ý kiến nêu trên đều đúng;
-
Câu 42:
Trong chức năng phân phối của tài chính thì chủ thể phân phối là?
A. Các chủ thể có quyền sở hữu nguồn tài chính
B. Các chủ thể có quyền sử dụng nguồn tài chính
C. Các chủ thẻ có quyền lực chính trị
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 43:
Một trái phiếu có tỷ suất coupon bằng với lãi suất trên thị trường sẽ được bán với giá nào?
A. Thấp hơn mệnh giá.
B. Cao hơn mệnh giá.
C. Bằng mệnh giá.
D. Không xác định được giá.
-
Câu 44:
Sự khác biệt cơ bản giữa nguồn vốn Nợ phải trải và nguồn vốn Chủ sở hữu:
A. Quyền bầu cử
B. Lãi vay được coi là chi phí, cổ tức không được coi là chi phí
C. Nợ không trả có thể dẫn doanh nghiệp tới nguy cơ phá sản, cổ tức không gặp nguy cơ này
D. Cả 3 các đáp án trên
-
Câu 45:
Tín dụng thương mại là:
A. Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
B. Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại
C. Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng hoá với nhau
D. Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng