2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
“Tiếng hít vào mạnh và ồn ào” gặp trong:
A. Viêm phổi
B. Khó thở do liệt cơ hô hấp
C. U hay dị vật thanh quản
D. Hen phế quản
-
Câu 2:
Suy tim trái có thể gây:
A. Khó thở chỉ lúc gắng sức
B. Khó thở chỉ khi nằm ở tư thế Fowler
C. Cơn hen tim, phù phổi cấp
D. Phù hai chi dưới
-
Câu 3:
Tìm một ý sai trong câu: Triệu chứng của khó thở thanh quản gồm:
A. Dấu co kéo
B. Khó thở vào với tiếng hít vào mạnh và ồn ào
C. Thì hít vào kéo dài hơn bình thường
D. Ran rống hay ran ngáy
-
Câu 4:
Tìm một ý sai: Phù phổi tổn thương gồm có các đặc điểm sau:
A. Tổn thương màng phế nang-mao mạch
B. Thường do nhiễm trùng máu vi khuẩn gram âm
C. Do suy tim trái cấp
D. Suy hô hấp cấp và nặng
-
Câu 5:
Khó thở thanh quản ít khi gặp trong:
A. Liệt dây thần kinh quặt ngược
B. Viêm đường hô hấp trên
C. Co thắt thanh quản
D. Phù nề sụn nắp thanh quản
-
Câu 6:
Khó thở do liệt cơ hô hấp không có một đặc điểm sau đây:
A. Nhịp thở chậm < 10 lần/phút
B. Dấu co kéo rõ
C. Vã mồ hôi
D. Biên độ hô hấp giảm
-
Câu 7:
Liệt cơ hô hấp không gặp trong:
A. Chấn thương tuỷ sống cổ
B. Liệt dây thần kinh trong hội chứng Guilain Barré
C. Bệnh nhược cơ
D. Chèn ép tuỷ cổ
-
Câu 8:
Tìm một ý không đúng khi sơ cứu khó thở:
A. Nằm nghiêng đầu an toàn
B. Khai thông đường hô hấp
C. Cho thở oxy
D. Thở oxy liều cao và kéo dài
-
Câu 9:
Tai biến truyền máu do bất đồng nhóm máu hệ ABO trong khi truyền hồng cầu:
A. Là một phản ứng tan máu muộn
B. Là nguyên nhân chính gây tử vong trong các tai biến do truyền máu
C. Biểu hiện sớm là cảm giác bồn chồn, đau ngực,khó thở có thể đưa đến sốc
D. Câu B và C đều đúng
-
Câu 10:
Để dự phòng tai biến này quan trọng nhất là phải:
A. Chỉ định đúng
B. Thực hiện định nhóm máu tại giường
C. Cần truyền chậm và theo dõi kỹ vài phút đầu tiên
D. Làm phản ứng chéo tại giường bệnh
-
Câu 11:
Bệnh nhân truyền 1 đơn vị khối hồng cầu lưu trử, sau truyền xong có sốt và run lạnh mà không có bằng chứng tan máu.
A. Đây là tai biến nhẹ và hay gặp nhất ở những người truyền máu nhiều lần
B. Cơ chế gây sốt là do cytokin tạo ra do tương tác giũa KT và KN hệ HLA
C. Có thể các cytokin được phóng thích từ các bạch cầu có trong khối hồng cầu lưu trử lâu ngày
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 12:
Nổi mày đay do truyền máu:
A. Do cơ chế dị ứng
B. Đây là một biểu hiện khá nặng cần phải ngừng truyền và cần phải thay đổi túi máu khác
C. Chỉ cần tạm ngưng truyền,cho thêm kháng histamin và hoặc cortioid tiêm sau dó có thể truyền lại
D. Câu A và C là đúng
-
Câu 13:
Sốc phản vệ do truyền máu:
A. Xảy ra ở các bệnh nhân thiếu hụt IgE
B. Có thể xảy ra ngay sau khi truyền 1 lượng nhỏ huyết tương
C. Để dự phòng cho các bệnh nhân có nguy cơ này thì chỉ nên truyền hồng cầu rửa
D. Chỉ B và C là đúng
-
Câu 14:
Hội chứng suy hô hấp cấp sau truyền máu (TRALI):
A. Là 1 tai biến hiếm gặp nhưng rất nặng
B. Là 1 phù phổi cấp không do bệnh tim
C. Là một tai biến sớm nhưng xảy ra chậm hơn sốc phản vệ, điều trị bằng corticoide liều cao và chống phù phổi cấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Quá tải tuần hòan là tai biến truyền máu:
A. Thuộc nhóm tai biến muộn
B. Dễ xảy ra trên bệnh nhân già yếu hoặc có bệnh lý suy tim
C. Khi truyền máu với khối lượng lớn và tốc độ nhanh
D. Câu B và C đều đúng
-
Câu 16:
Được gọi là tai biến muộn khi chúng xảy ra sau:
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 48 giờ
D. 5 ngày
-
Câu 17:
Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp sau truyền máu:
A. Thường xảy ra 7-10 ngày sau truyền máu
B. Do KT chống kháng nguyên HPA-1a của tiểu cầu
C. Có hiện tượng tiểu cầu người nhận bị hủy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Bệnh ghép chống chủ do truyền máu:
A. Có thể xảy ra ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
B. Do truyền máu hoặc các chế phẩm có chứa tế bào lymphô T có thẩm quyền miễn dịch
C. Có thể phòng ngừa bằng chiếu xạ túi máu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Viêm gan virus do truyền máu:
A. Có thể truyền qua bất kỳ chế phẩm máu nào
B. Hay găp nhất là virus viêm gan A
C. Hay găp nhất là virus viêm gan C
D. Câu A và C đều đúng
-
Câu 20:
Để tránh nguy cơ lây nhiễm các virus HIV do truyền máu, phương thức nào dưới đây là an toàn nhất.
A. Tìm nguồn cho máu an toàn
B. Triển khai các kỹ thuật giúp rút ngắn thời gian cửa sổ
C. Sử dụng các kỹ thuật lọc bạch cầu
D. Truyền máu tự thân
-
Câu 21:
Về phương diện nội khoa, hội chứng xuất huyết bao gồm các tình trạng chảy máu:
A. Tự phát hay kích phát do rối loạn về cầm máu và đông máu
B. Do các thương tổn tối thiểu ở thành mạch
C. Do các thương tổn ở các mạch máu lớn
D. Chỉ có A và B là đúng
-
Câu 22:
Quá trình cầm máu sinh lý bao gồm các giai đoạn kế tiếp như sau:
A. Tiểu cầu-thành mạch-đông máu
B. Thành mạch-tiểu cầu-đông máu
C. Thành mạch-đông máu-tiểu cầu
D. Tiểu cầu-đông máu-thành mạch
-
Câu 23:
Ban xuất huyết là hiện tượng:
A. Thoát mạch của hồng cầu
B. Xuyên mạch của bạch cầu
C. Ngưng tập các tiểu cầu xảy ra ở các mạch máu ở da và niêm mạc
D. Sung huyết ở các mao mạch
-
Câu 24:
Ban xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào của cơ thể nhưng thường xảy ra nhiều hơn ở:
A. Mặt
B. Ngực và bụng
C. Hai chi trên
D. Hai chi dưới
-
Câu 25:
Để chẩn đoán phân biệt ban xuất huyết với các ban đỏ khác, yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất:
A. Thương tổn gặp ở vùng da hở
B. Màu sắc thương tổn thay đổi theo thời gian
C. Thương tổn sẽ biến mất lúc dùng phiến kính ép lên mặt da
D. Kèm theo ngứa
-
Câu 26:
Trong các nguyên nhân gây BXH hay gặp nhất là:
A. Thương tổn thành mạch
B. Giảm số lượng tiểu cầu
C. Giảm chức năng tiểu cầu
D. Giảm các yếu tố đông máu
-
Câu 27:
Trong xuất huyết do thành mạch thì:
A. Số lượng tiểu cầu bình thường
B. Thời gian chảy máu bình thường
C. Dấu dây thắt (+)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Triệu chứng nào dưới đây được xem là dấu hiệu báo động nguy cơ xuất huyết não:
A. Chảy máu cam
B. Chảy máu lợi răng
C. Xuất huyết võng mạc
D. Xuất huyết tiêu hoá
-
Câu 29:
Trước bệnh nhân có xuất huyết do giảm tiểu cầu, xét nghiệm cần thiết nhất để hướng đến chẩn đoán nguyên nhân là:
A. Thời gian chảy máu
B. Thời gian co cục máu
C. Tủy đồ
D. Thời gian Quick
-
Câu 30:
Giảm tiểu cầu có nguồn gốc ở trung ương thường gặp ở:
A. Bệnh bạch cầu cấp
B. Suy tủy
C. K di căn vào tủy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Aspirin có thể gây xuất huyết vì:
A. Làm giảm số lượng tiểu cầu
B. Làm rối loạn chức năng tiểu cầu
C. Làm thương tổn thành mạch
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 32:
Xuất huyết dạng bốt (chủ yếu 2 chi dưới) gặp ở:
A. Thiếu vitamin C
B. Thiếu vitamin P
C. H/chứng Schonlein - Henoch
D. Bệnh lupút
-
Câu 33:
Thời gian co cục máu bất thường khi:
A. Giảm nặng số lượng tiểu cầu
B. Giảm nặng chức năng tiểu cầu
C. Sau 4 giờ cục máu không co
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 34:
Sức bền mao mạch giảm (dấu dây thắt dương tính) trong các trường hợp:
A. Viêm mao mạch dị ứng
B. Thiếu các vitamin C, P
C. Số lượng tiểu cầu giảm nặng
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 35:
Một bệnh nhân vào viện vì ban xuất huyết ở da, tiền sử có nhiều lần xuất huyết tương tự nhưng đếm số lượng tiểu cầu luôn luôn bình thường. Chẩn đoán được đặt ra là rối lọan chức năng tiểu cầu. Để xác định chẩn đoán này, xét nghiệm nào sau đây là cần thiết nhất.
A. Thời gian đông máu
B. Huyết đồ
C. Dấu dây thắt
D. Thời gian chảy máu
-
Câu 36:
Để khảo sát đông máu của huyết tương theo đường nội sinh người ta dùng xét nghiệm nào:
A. Thời gian Quick
B. Thời gian Cephalin-Kaolin
C. Định lượng Fibrinogen
D. Thời gian Howell
-
Câu 37:
Để khảo sát đông máu của huyết tương theo đường ngoại sinh người ta dùng xét nghiệm nào:
A. Thời gian Quick
B. Thời gian Cephalin-Kaolin
C. Định lượng Fibrinogen
D. Thời gian Howell
-
Câu 38:
Hemophilia là bệnh:
A. Rối loạn đông máu di truyền
B. Chủ yếu xảy ra ở nam giới
C. Không bao giờ xảy ra ở nữ
D. Chỉ có câu A và B là đúng
-
Câu 39:
Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch:
A. Là nhóm bệnh lý rối loạn đông máu mắc phải
B. Thường có rối loạn nhiều yếu tố đông máu
C. Ngoài xuất huyết còn có biểu hiện của tắc mạch như hoại tử ở da, vô niệu
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 40:
Bệnh nào dưới đây có rối loạn cả chức năng tiểu cầu và yếu tố đông máu của huyết tương:
A. Thalassemia
B. Hemophilia
C. Willebrand
D. Glanzmann
-
Câu 41:
Khi thành mạch bị thương tổn sẽ:
A. Làm lộ các cấu trúc của lớp dưới nội mô
B. Làm tiểu cầu dễ kết dính vào
C. Đưa đến sự hình thành đinh tiểu cầu hay còn gọi là cục máu trắng làm bít tạm thời vết thương
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 42:
Trong giai đoạn đông máu sẽ có những phản ứng nhằm:
A. Biến đổi fibrinogen thành fibrin
B. Biến đổi prothrombin thành thrombin
C. Biến đổi cục máu trắng thành cục máu với lưới sợi fibrin bao bọc có tác dụng cầm máu bền vững
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 43:
Tụ máu các khớp, các cơ là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý về:
A. Đông máu di truyền
B. Rối loạn thành mạch
C. Giảm số lượng tiểu cầu
D. Giảm chất lượng (chức năng) tiểu cầu
-
Câu 44:
Thời gian máu chảy (TS):
A. Đánh giá sức bền mao mạch và hiệu lực của tiểu cầu
B. Bình thường < 5 phút theo phương pháp Ivy
C. Kéo dài trong các trường hợp giảm số lượng tiểu cầu
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 45:
Các yếu tố đông máu nào dưới đây được gọi là hoạt động theo đường nội sinh?
A. VII
B. VIII
C. IX
D. Chỉ có B và C là đúng