2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xơ gan do rượu có tiên lượng tốt hơn do virus là vì:
A. Yếu tố miễn dịch gây tổn thương gan ít hơn
B. Men gan tăng cao hơn nên hồi phục nhanh hơn
C. Vàng da, mắt ít hơn
D. Ít có thiếu máu tế bào gan hơn
-
Câu 2:
Xơ gan có thể gây ung thư gan trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. Xơ gan do rượu
B. Xơ gan do suy tim và do tắc tĩnh mạch trên gan
C. Xơ gan do virus viêm gan
D. Xơ gan do thiếu α1 antitrypsin
-
Câu 3:
Trong suy gan có nốt nhện, hồng ban là do:
A. Giảm tỷ prothrombin
B. Tăng áp tĩnh mạch cửa nặng
C. Thiếu máu đến gan cấp nặng
D. Tăng các chất trung gian giản mạch
-
Câu 4:
Vú lớn và tinh hoàn teo trong bệnh xơ gan là do:
A. Chức năng gan suy
B. Lắng đọng phức hợp miễn dịch tại 2 cơ quan này
C. Do thiếu máu đến 2 cơ quan này
D. Do tăng áp tĩnh mạch cửa nặng
-
Câu 5:
Tuyến mang tai lớn ngoài nguyên nhân do rượu còn có thể gặp trong trường hợp nào nữa:
A. Ứ mật kéo dài
B. Thiếu dinh dưỡng mạn tính do tiêu chảy kéo dài
C. Sử dụng thuốc kháng aldosteron để điều trị phù
D. Sử dụng thuốc kháng tiết loại kháng H2 để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng
-
Câu 6:
Trong xơ gan giai đoạn ổn định, men gan thường tăng nhẹ hay bình thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong xơ gan, bilirubin máu tăng cao là 1 trong những yếu tố tiên lượng nặng vì:
A. Biểu hiện suy gan nặng
B. Biểu hiện tình trạng nghẽn mật trong gan nặng
C. Biểu hiện thiếu máu đến gan nặng
D. Tất cả các lý do kể trên
-
Câu 8:
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong bệnh xơ gan có thể do:
A. Thiếu Antithrombin III, tăng đông máu
B. Đa hồng cầu
C. Do nhiễm khuẩn
D. Tất cả các nguyên nhân trên
-
Câu 9:
Huyết khối tĩnh mạch trong xơ gan ngoài vị trí thường gặp ở tĩnh mạch cửa, còn có thể gặp ở:
A. Tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng
B. Tĩnh mạch chủ dưới
C. Tĩnh mạch chủ trên
D. Tĩnh mạch 2 chi dưới
-
Câu 10:
Một bệnh nhân nam 55 tuổi, vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù Child's C. Trong 3 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đi tiểu rất ít, đau lâm râm quanh rốn, trướng bụng, hay trung tiện, đi cầu ngày 3 lần phân sệt vàng và đến ngày thứ tư xuất hiện đau nhiều khắp bụng, sốt 39°C, đại tiện phân đen, 3 lần/ngày không có mót rặn. Các nguy cơ có thể xảy ra, ngoại trừ:
A. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn
B. Viêm ruột cấp
C. Thuyên tắc tĩnh mạch cửa
D. Thuyên tắc tĩnh mạch mạc treo tràng
-
Câu 11:
Một bệnh nhân nam, 55 tuổi, vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù giai đoạn Child's C. Trong 3 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đi tiểu rất ít, đau lâm râm quanh rốn, trướng bụng, hay trung tiện, đi cầu ngày 3 lần phân sệt vàng và đến ngày thứ tư xuất hiện đau nhiều khắp bụng, sốt 39°C, đại tiện phân đen, 3 lần/ngày không có mót rặn. Với tình huống này, khả năng nào có thể xảy ra?
A. Vỡ các tĩnh mạch trướng ở hang vị dạ dày
B. Viêm túi mật cấp
C. Loét dạ dày tá tràng chảy máu
D. Viêm huyết khối tĩnh mạch cửa
-
Câu 12:
Một bệnh nhân nam, 55 tuổi, vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù giai đoạn Child's C. Trong 3 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đi tiểu rất ít, đau lâm râm quanh rốn, trướng bụng, hay trung tiện, đi cầu ngày 3 lần phân sệt vàng và đến ngày thứ tư xuất hiện đau nhiều khắp bụng, sốt 39°C, đại tiện phân đen, 3 lần/ngày không có mót rặn. Chọn những xét nghiệm cần làm trước tiên giúp chẩn đoán tình huống này: 1. Công thức máu. 2. Amylase máu. 3. Nội soi tiêu hoá cao. 4. Albumin máu. 5. Siêu âm bụng tổng quát. 6. Soi tươi phân.
A. 1, 3, 6.
B. 1, 5.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 5, 6.
-
Câu 13:
Nguy cơ cao chảy máu ở tĩnh mạch thực quản giãn là:
A. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 2 có chấm đỏ
B. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3
C. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 có chấm đỏ
D. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 2 chiếm 2/3 chiều dài thực quản
-
Câu 14:
Một bệnh nhân xơ gan mất bù, tĩnh mạch thực quản giãn độ 3, chưa lần nào bị chảy máu. Làm gì tốt nhất để hạn chế biến chứng này?
A. Thắt tĩnh mạch bằng vòng cao su
B. Dùng thuốc chẹn β giao cảm
C. Chích xơ tĩnh mạch với polidocanol phối hợp thuốc chẹn β giao cảm
D. Thắt tĩnh mạch bằng vòng cao su phối hợp thuốc chẹn β giao cảm
-
Câu 15:
Một bệnh nhân xơ gan, vào viện vì nôn máu tươi, mạch: 100l/ph, HA: 100/60 mmHg. Các xét nghiệm cần làm cấp cứu, ngoại trừ:
A. Công thức máu đầy đủ
B. Nhóm máu
C. Điện giải đồ máu
D. Chức năng đông máu toàn bộ
-
Câu 16:
Một bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng toàn thân lúc vào và xét nghiệm cấp cứu có kết quả như sau: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/55 mmHg. HC: 2,3 triệu/mm3, Tiểu cầu: 48.000/mm3. Hb: 4,2 g/dL. Hct : 22 %. Nội soi tiêu hoá cao: Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 đang còn rỉ máu. Với tình trạng trên, bệnh nhân này cần truyền máu cấp cứu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Một bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng toàn thân lúc vào và xét nghiệm cấp cứu có kết quả như sau: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/55 mmHg. HC: 2,3 triệu/mm3, Tiểu cầu: 48.000/mm3. Hb: 4,2 g/dL. Hct : 22 %. Nội soi tiêu hoá cao: Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 đang còn rỉ máu. Lượng máu cần truyền, an toàn là:
A. Máu tươi toàn phần, 1 đơn vị
B. Máu tươi toàn phần, 2 đơn vị
C. Hồng cầu khối, 1 đơn vị
D. Huyết tương tươi, 1 đơn vị
-
Câu 18:
Một bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng toàn thân lúc vào và xét nghiệm cấp cứu có kết quả như sau: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/55 mmHg. HC: 2,3 triệu/mm3, Tiểu cầu: 48.000/mm3. Hb: 4,2 g/dL. Hct: 22 %. Nội soi tiêu hoá cao: Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 đang còn rỉ máu. Với bệnh nhân này, cần truyền máu cấp cứu với số lượng bao nhiêu máu để nâng Hb lên trên mức tối thiểu (>6g/dL)?
A. 1 đơn vị máu
B. 2 đơn vị máu
C. 3 đơn vị máu
D. 4 đơn vị máu
-
Câu 19:
Một bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng toàn thân lúc vào và xét nghiệm cấp cứu có kết quả như sau: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/55 mmHg. HC: 2,3 triệu/mm3, Tiểu cầu: 48.000/mm3. Hb: 4,2 g/dL. Hct: 22 %. Nội soi tiêu hoá cao: Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 đang còn rỉ máu. Với bệnh nhân này, để việc truyền máu và dịch được an toàn, cần nâng Hct lên mức nào:
A. Trên 40%
B. Trên 30%
C. ≤ 30%
D. Không quan trọng, chỉ chú ý đến số lượng hồng cầu
-
Câu 20:
Để phòng ngừa chảy máu tái phát từ tĩnh mạch thực quản giãn, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là:
A. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với Isosorbide- 5 mononitrate
B. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với chích xơ tĩnh mạch
C. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với thắt tĩnh mạch bằng vòng cao su
D. Dùng chẹn β giao cảm
-
Câu 21:
Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù, có sốt, đau toàn bụng, đại tiện phân lỏng, tiểu 500 mL/24 giờ. Chọc dịch màng bụng cho kết quả như sau: Tế bào: 700/mm3, BC trung tính 75%, limpho 20%, Protein 8g/L.
A. Nhiễm trùng báng, cần điều trị ngay
B. Theo dõi nhiễm trùng báng, nếu kết quả cấy dịch màng bụng (+) mới điều trị
C. Theo dõi nhiễm trùng báng, nếu BC trung tính trong máu tăng cao mới điều trị
D. Nhiễm trùng báng chưa rõ, chưa điều trị
-
Câu 22:
Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù, có sốt, đau toàn bụng, đại tiện phân lỏng. Chọc dịch màng bụng cho kết quả như sau: Tế bào: 700/mm3, BC trung tính 75%, limpho 20%, Protein 8g/L. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng báng và cần phải điều trị ngay, phương tiện điều trị là:
A. Chọc rửa màng bụng, kháng sinh tại chỗ
B. Kháng sinh toàn thân bằng đường tiêm
C. Kháng sinh bằng đường uống
D. Chọc rửa màng bụng, kháng sinh tại chỗ phối hợp kháng sinh toàn thân bằng đường tiêm
-
Câu 23:
Một bệnh nhân vừa mới xuất viện với chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng nhiễm khuẩn báng và dịch báng có albumin 8g/L. Khi xuất viện da còn vàng rõ và bilirubin máu tăng gấp 10 lần. Cần điều trị dự phòng nhiễm khuẩn báng tái phát không?
A. Không cần vì không có yếu tố nguy cơ gây tái phát
B. Không cần vì dịch màng bụng là dịch thấm
C. Cần vì albumin dịch báng thấp
D. Cần vì albumin dịch báng thấp và bilirubin máu tăng cao
-
Câu 24:
Trong xơ gan, kháng sinh nào sau đây được dùng để điều trị nhiễm khuẩn báng, ngoại trừ:
A. Cefotaxim
B. Ciprofloxacin
C. Amoxicillin
D. Gentamycin
-
Câu 25:
Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù Child’s C có biến chứng nhiễm trùng báng. Huyết áp 85/50 mmHg, tiểu 300mL/ngày, mệt mỏi, đang dùng verospirone 200mg/ngày kèm trofurite 80 mg/ngày. Cần làm gấp xét nghiệm nào sau đây, ngoại trừ:
A. Creatinin máu và niệu
B. Urê máu và niệu
C. Natri máu và niệu
D. Hồng cầu niệu
-
Câu 26:
Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù Child's C có biến chứng nhiễm trùng báng. Mạch: 86 l/ph, Huyết áp 85/50 mmHg, tiểu 300mL/ngày, mệt mỏi, táo bón, báng căng to và đang dùng lợi tiểu kháng aldosterone 200mg/ngày kèm trofurite 80 mg/ngày. Bệnh nhân này có nguy cơ cao:
A. Rối loạn điện giải
B. Báng trơ với điều trị
C. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn
D. Hội chứng gan thận
-
Câu 27:
Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù Child's C có biến chứng nhiễm trùng báng. Mạch: 86 l/ph, Huyết áp 85/50 mmHg, tiểu 300mL/ngày, mệt mỏi, táo bón, báng căng to và đang dùng lợi tiểu kháng aldosterone 200mg/ngày kèm trofurite 80 mg/ngày. Các phương tiện điều trị, ngoại trừ:
A. Tiếp tục điều trị nhiễm trùng báng
B. Chọc tháo báng
C. Thắt tĩnh mạch thực quản giãn
D. Thuốc co mạch
-
Câu 28:
Trong trường hợp xơ gan mất bù, natri niệu 35 mmol/ ngày, để giảm báng và giảm phù, cần dùng:
A. Lợi tiểu ống lượn xa
B. Lợi tiểu quai
C. Phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu ống lượn xa
D. Chế độ ăn hạn chế muối
-
Câu 29:
Trong trường hợp xơ gan mất bù, natri niệu 20 mmol/ngày, để giảm báng và giảm phù, cần dùng:
A. Lợi tiểu quai, ăn hạn chế muối
B. Lợi tiểu ống lượn xa, ăn hạn chế muối
C. Phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu ống lượn xa
D. Chế độ ăn hạn chế muối
-
Câu 30:
Trong trường hợp xơ gan mất bù, natri niệu 4 mmol/ngày, để giảm báng và giảm phù, cần dùng:
A. Lợi tiểu quai, chế độ ăn hạn chế muối
B. Lợi tiểu ống lượn xa
C. Phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu ống lượn xa, chế độ ăn hạn chế muối
D. Chế độ ăn hạn chế muối
-
Câu 31:
Chọc tháo báng được chỉ định trong trường hợp:
A. Báng lớn, có dấu chèn ép tim phổi
B. Báng lớn, không đáp ứng với lợi tiểu liều cao
C. Báng lớn, truyền albumin không giảm phù
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 32:
Để đánh giá đáp ứng điều trị nhiễm trùng báng, các yếu tố nào sau đây cần được xử dụng, ngoại trừ:
A. Hết sốt
B. Giảm đau bụng
C. Báng giảm
D. Đại tiện phân bình thường
-
Câu 33:
Các yếu tố cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trị nhiễm trùng báng:
A. Cải thiện dấu chứng lâm sàng
B. Dịch báng sau 2 ngày điều trị: BC trung tính giảm trên 25% so với ban đầu
C. Dịch báng sau 2 ngày điều trị: TB dịch báng trở về bình thường
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 34:
Một bệnh nhân nhập viện lần đầu tiện và được chẩn đoán xơ gan mất bù, báng lớn, bụng không đau, không sốt, mắt vàng đậm, tiểu ít, tỉnh táo. Cần có những yếu tố nào để đánh giá tiên lượng vào viện bằng chỉ số Child – Pugh, ngoại trừ:
A. Thời gian prothrombin: INR
B. Albumin máu
C. Transaminase
D. Bilirubin máu
-
Câu 35:
Ở bệnh nhân xơ gan có thể gặp các bệnh lý kèm theo nào sau đây, ngoại trừ:
A. Loét dạ dày, tá tràng
B. Tĩnh mạch trướng ruột non
C. Sỏi túi mật
D. Viêm tuỵ mạn
-
Câu 36:
Chỉ số nào sau đây được dùng để tiên lượng tử vong trong vòng 3 tháng:
A. Child – Pugh
B. Cox
C. INR
D. MELD
-
Câu 37:
Bệnh loét dạ dày tá tràng ở người xơ gan có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Triệu chứng lâm sàng của cơn đau loét không rõ ràng
B. Hiếm khi có vi khuẩn HP
C. Ổ loét lâu liền sẹo hơn thông thường
D. Liệu trình điều trị tấn công và duy trì kéo dài hơn bình thường
-
Câu 38:
Một bệnh nhân nam, nghiện rượu, vào viện lần đầu tiên vì nôn nhiều máu tươi, mệt lã, tiểu ít. Khám có các biểu hiện: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/60 mmHg, nhiệt ngoại biên: 36,6°C, thiếu máu, kết mạc mắt vàng, trên da có nhiều sao mạch, bụng chưa có báng. Ở bệnh nhân này, nôn máu có thể do tổn thương cơ quan nào sau đây:
A. Tĩnh mạch thực quản giãn
B. Loét dạ dày, tá tràng
C. Chảy máu đường mật, tuỵ
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 39:
Một bệnh nhân nam, nghiện rượu, vào viện lần đầu tiên vì nôn nhiều máu tươi, mệt lã, tiểu ít. Khám có các biểu hiện: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/60 mmHg, nhiệt ngoại biên: 36,6°C, thiếu máu, kết mạc mắt vàng, trên da có nhiều sao mạch, bụng chưa có báng. Cần chuẩn bị những gì trước khi đưa bệnh nhân đi nội soi tiêu hoá cao:
A. Đặt đường truyền tĩnh mạch
B. Tiêm thuốc kháng tiết dạ dày
C. Tiêm kháng sinh
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 40:
Một bệnh nhân nam, nghiện rượu, vào viện lần đầu tiên vì nôn nhiều máu tươi, mệt lã, tiểu ít. Khám có các biểu hiện: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/60 mmHg, nhiệt ngoại biên: 36,6°C, thiếu máu, kết mạc mắt vàng, trên da có nhiều sao mạch, báng mức độ vừa. Trước khi cho bệnh nhân đi nội soi tiêu hoá cao, cần cho kháng sinh toàn thân với mục đích sau, ngoại trừ:
A. Dự phòng loét dạ dày tá tràng
B. Dự phòng loét thực quản khi chảy máu
C. Dự phòng nhiễm khuẩn báng
D. Dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp do sặc
-
Câu 41:
Đái tháo đường ở bệnh nhân xơ gan có đặc điểm:
A. Đường máu cao giao động
B. Đáp ứng tốt với sulfamide hạ đường máu
C. Đáp ứng nhanh và nhạy với insuline
D. Chỉ A và C đúng
-
Câu 42:
Chỉ định đặt sonde Blacke more hay Minnesota trong điều trị chảy máu tĩnh mạch thực quản giãn đợt cấp là:
A. Trước khi dùng thuốc co mạch tạng
B. Trước khi chích xơ tĩnh mạch thực quản giãn
C. Sau khi thắt tĩnh mạch hoặc chích xơ mà vẫn chảy máu nặng
D. Chuẩn bị cho thắt tĩnh mạch thực quản giãn
-
Câu 43:
Thuốc có tác dụng co mạch tạng hiện nay được ưa chuộng là:
A. Vasopressin
B. Terlipressin
C. Isosorbide Mononitrate
D. Octreotide
-
Câu 44:
Điều trị dự phòng cấp 1 chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn ở người xơ gan khi:
A. Tĩnh mạch thực quản giản độ 1 và có suy gan
B. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 1 có hay không có suy gan
C. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3
D. Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3, có hay chưa có báng
-
Câu 45:
Thuốc nào sau đây không dùng để điều trị đợt cấp chảy máu tĩnh mạch thực quản giãn:
A. Octreotide
B. Propanolol
C. Vasopressin
D. Terlipressin