2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiền hôn mê gan thường được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau, ngoài trừ:
A. Hạ natri máu
B. Trúng độc rượu cấp
C. Hội chứng cai rượu
D. Tai biến mạch não
-
Câu 2:
Basedow là bệnh lí cường giáp có nhiễm độc giáp, bướu giáp lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Bệnh Basedow thường gặp trong thai nghén nhất là giai đoạn chu sinh (hậu sản), dùng nhiều iod, dùng lithium, nhiễm trùng và nhiễm virus.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Hội chứng nhiễm độc giáp biểu hiện tim mạch gồm triệu chứng hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi, động mạch lớn, mạch nhảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, huyết áp tâm thu gia tăng, suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Hội chứng nhiễm độc giáp biểu hiện thần kinh gồm run tay, yếu cơ, teo cơ, dấu ghế đẩu (Tabouret), yếu cơ hô hấp, yếu cơ thực quản, dễ kích thích thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ, rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, tăng hoặc giảm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Biểu hiện thần kinh giao cảm gồm nhịp tim nhanh, run tay, tăng huyết áp tâm thu, tăng phản xạ, khóe mắt rộng, nhìn chăm chú, hồi hộp, trầm cảm, kích thích và lo âu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Hiện diện trong máu bệnh nhân Basedow một số kháng thể chống lại tuyến giáp như: Kháng thể kích thích thụ thể TSH, Kháng thể kháng enzym peroxydase giáp (TPO). Kháng thể kháng thyroglobulin (Tg) và kháng thể kháng vi tiểu thể (MIC).
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Cơ chế tác dụng thuốc kháng giáp tổng hợp là ức chế phần lớn các giai đoạn tổng hợp hormon giáp, ức chế khử iod tuyến giáp, ức chế biến đổi T4 thành T3 ngoại vi và ức chế kháng thể kháng giáp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Theo dõi khi sử dụng thuốc kháng giáp cần kiểm tra công thức bạch cầu định kì, nồng độ FT4 và TSH us và chức năng gan.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Loét tá tràng thường gặp ở người > 40 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Loét dạ dày đau 4 kỳ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Loét tá tràng đau 4 kỳ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thời gian điều trị loét dạ dày dài hơn điều trị loét tá tràng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Loét tá tràng thường gây ung thư hoá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Ranitidine là thuốc kháng tiết mạnh nhất trong điều trị loét dạ dày tá tràng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trong Viêm khớp dạng thấp có thiếu máu nhược sắc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Trong Viêm khớp dạng thấp da khô teo, phù một đoạn chi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Viêm khớp, Viêm niệu đạo và viêm kết mạc là biểu hiện của Lupus ban đỏ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Tác dụng của chloroquin trong bệnh Viêm khớp dạng thấp là ức chế men tiêu thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Leflunomide là thuốc chống viêm nonsteroide trong điều trị Viêm khớp dạng thấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Bệnh Buerger không gây nhồi máu não.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Tai biến mạch máu não hệ sống nền thì không gây hội chứng Thị-tháp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Chụp cộng hưỡng từ não có giá trị chẩn đoán tốt nhất trong nhồi máu não ngay những giờ phút đầu tiên sau tai biến:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Liều lượng manitol 20% trong điều trị chống phù não trong tai biến mạch máu não với liều mấy g/kg/ngày:
A. 0,25
B. 0,30
C. 0,35
D. 0,40
-
Câu 26:
Độ lưu hành của hen phế quản tại Hà Nội năm 1995 là:
A. 4,2%
B. 4,3%
C. 3,3%
D. 4,5%
-
Câu 27:
Tại Đại Hội Stockhom (1994) và Madric (1995) các nhà dị ứng và miễn dịch lâm sàng đã định nghĩa hen phế quản là:
A. Một trạng thái bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu là một quán trình viêm, kèm theo sự co thắt phế quản và phù nề phế quản
B. Một trạng thái bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu là một quá trình viêm, kèm theo sự co thắt phế quản, phù nề phế quản và tăng tiết phế quản
C. Một trạng thái bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu là một quá trình viêm, kèm theo sự co thắt phế quản và tăng phản ứng phế quản
D. Một trạng thái bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu là một quá trình nhiễm trùng mạn tính phế quản, kèm theo sự co thắt phế quản và tăng phản ứng phế quản
-
Câu 28:
Hen phế quản gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ người lớn/trẻ em là:
A. 2/1
B. 1/2
C. 1/3
D. 1/2,5
-
Câu 29:
Trong cơn hen phế quản điển hình chưa có biến chứng, cơn khó thở có đặc tính sau:
A. Khó thở nhanh, cả hai kỳ
B. Khó thở chậm, chủ yếu kỳ thở ra
C. Khó thở chậm, chủ yếu kỳ hít vào
D. Khó thở chậm kèm tiếng rít thanh quản
-
Câu 30:
Hen phế quản cần chẩn đoán phân biệt với:
A. Phế quản phế viêm
B. Hen tim
C. Viêm phế quản mạn đơn thuần
D. Giãn phế quản
-
Câu 31:
Trong hen phế quản cấp nặng, nghe phổi phát hiện được:
A. Ran rít, ran ngáy
B. Ran rít
C. Ran Wheezing
D. Im lặng
-
Câu 32:
Phác đồ điều trị cơn hen phế quản mức độ trung bình là:
A. Théophyllin + Salbutamol
B. Théophyllin + Salbutamol + Prednisone
C. Théophyllin + Salbutamol + Depersolone chích
D. Salbutamol + Prednisone
-
Câu 33:
Liều lượng Théophyllin trung bình là:
A. 6-9mg/kg/ngày
B. 10-15mg/kg/ngày
C. 16-18mg/kg/ngày
D. 3-5mg/kg/ngày
-
Câu 34:
Trong điều trị hen phế quản cấp nặng, phương tiện điều trị ưu tiên và quan trọng nhất là:
A. Thuốc giãn phế quản
B. Corticoide
C. Liệu pháp oxy
D. Thở máy
-
Câu 35:
Nội cơ sở là nền móng của Nội khoa vì:
A. Đòi hỏi thầy thuốc phải có đủ đức tính của một cán bộ y tế
B. Tạo điều kiện tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân
C. Cung cấp các dữ kiện làm căn bản cho chẩn đoán và điều trị
D. Là giai đoạn đi trước chẩn đoán
-
Câu 36:
Trong khám bệnh, bệnh nhân được bộc lộ:
A. Chỉ cần thân thể bị bệnh
B. Các phần thân thể bị nghi ngờ bị bệnh
C. Hoàn toàn thân thể một lần
D. Từng phần thân thể cho đến hết
-
Câu 37:
Xét nghiệm cận lâm sàng:
A. Có giá trị chẩn đoán tuyệt đối
B. Tuyệt đối chính xác trung thực
C. Được đánh giá dựa trên lâm sàng
D. Không được chỉ định lập lại
-
Câu 38:
Trong bệnh án sinh viên làm để học tập, quá trình bệnh lý ghi lại:
A. Diễn tiến bệnh từ lúc khởi đầu đến ngày vào viện
B. Diễn tiến bệnh từ lúc khởi đầu đến lúc làm bệnh án
C. Tất cả kết quả xét nghiệm cận lâm sàng đã làm
D. Diễn tiến bệnh từ lúc vào viện đến lúc làm bệnh án
-
Câu 39:
Bệnh án, bệnh lịch của bệnh phòng:
A. Là mẫu lý tưởng cho bệnh án học tập
B. Dành riêng cho bác sĩ và sinh viên phụ trách bệnh nhân sử dụng
C. Là một phương tiện công tác cần thiết cho điều trị, học tập và nghiên cứu khoa học
D. Cần thiết cho pháp lý
-
Câu 40:
Trong hỏi bệnh sử, thầy thuốc:
A. Để bệnh nhân tự kể
B. Chỉ đặt từng câu hỏi nhỏ liên tiếp để bệnh nhân dễ trả lời
C. Đặt câu hỏi gợi ý bệnh nhân trả lời theo hướng chẩn đoán được nghi ngờ
D. Chỉ nghe lời khai của gia đình bệnh nhân
-
Câu 41:
Chẩn đoán bệnh đầy đủ, chính xác:
A. Bao gồm các khâu: tập hợp hội chứng, chẩn đoán sơ khởi, biện luận, chẩn đoán cuối cùng
B. Không được bao gồm nhiều bệnh
C. Có khi phải dùng để điều trị thử
D. Bao gồm: tên bệnh, vị trí tổn thương, giai đoạn, biến chứng
-
Câu 42:
Âm thổi ống gặp trong:
A. Dày dính màng phổi
B. Đông đặc phổi điển hình
C. Tràn dịch màng phổi
D. Phổi có hang
-
Câu 43:
Ran nổ nghe được:
A. Xẹp phổi
B. Cuối thì thở vào
C. Tiết dịch phế quản nhiều
D. Trong hẹp phế quản
-
Câu 44:
Đàm từng bãi nhỏ như hình đồng xu và kéo dài là do:
A. Giãn phế quản
B. Viêm phổi
C. Hen phế quản
D. Áp xe phổi
-
Câu 45:
Ngón tay dùi trống gặp trong:
A. Viêm phế quản áp
B. Viêm phổi
C. Còi xương
D. Áp xe phổi