2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên nhân sau không phải gây ra ngừng tim và tuần hoàn:
A. Tắc động mạch phổi
B. Chèn ép tim cấp
C. Nhồi máu cơ tim có biến chứng
D. Co thắt mạch não
-
Câu 2:
Chẩn đoán ngừng tim và tuần hoàn chủ yếu dựa vào: mất mạch lớn, mất ý thức đột ngột, xanh tái, rối loạn hô hấp và:
A. Mất phản xạ
B. Vô niệu
C. Liệt nửa thân
D. Tăng phản xạ
-
Câu 3:
Ghi điện tim ngừng tim tuần hoàn thường phát hiện:
A. Rung thất , phân ly điện cơ
B. Vô tâm thu, bloc nhĩ thất hoàn toàn, phân ly điện cơ
C. Rung thất, rung nhĩ nhanh, vô tâm thu
D. Rung thất, phân ly điện cơ, vô tâm thu
-
Câu 4:
Vô tâm thu là tình trạng:
A. Tim bóp kém, điện tim có các sóng lớn.
B. Tim không bóp nhưng điện tim có hình ảnh nhịp nhanh thất.
C. Tim bóp tốt nhưng điện tim là một đường thẳng.
D. Tim không bóp, điện tim là một đường thẳng.
-
Câu 5:
Nguyên nhân sau đây không phải là của vô tâm thu:
A. Kích thích phản xạ phế vị
B. Suy hô hấp cấp
C. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
D. Rối loạn điện giải
-
Câu 6:
Nguyên nhân nào sau đây không phải là của vô tâm thu:
A. Kích thích phản xạ phế vị
B. Suy hô hấp cấp
C. Nhịp nhanh thất
D. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
-
Câu 7:
Rung thất là:
A. Ngừng tim với điện tim là một đường thẳng
B. Ngừng tim với điện tim có hình ảnh ngoại tâm thu thất liên tiếp
C. Ngừng tim với điện tim chỉ có các sóng đa pha không đều tần số nhanh
D. Ngừng tim với điện tim là một đường thẳng
-
Câu 8:
Nguyên nhân sau đây là của rung thất:
A. Kích thích phản xạ phế vị
B. Suy hô hấp cấp
C. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
D. Rối loạn thăng bằng toan kiềm: nhiễm toan
-
Câu 9:
Nguyên nhân nào sau đây là của rung thất:
A. Suy hô hấp cấp
B. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
C. Bloc nhĩ thất không có thoát thất
D. Giảm kali máu, tăng canxi máu
-
Câu 10:
Phân ly điện cơ là tình trạng:
A. Ghi được điện tim nhưng tim bóp vô hiệu
B. Không ghi được điện tim dù tim bóp hiệu quả
C. Không ghi được điện tim và tim không bóp được
D. Điện tim có điện thế thấp và tim co bóp rất chậm
-
Câu 11:
Nguyên nhân sau đây là của phân ly điện cơ:
A. Kích thích phản xạ phế vị
B. Suy hô hấp cấp
C. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
D. Tăng kali máu nặng
-
Câu 12:
Nguyên nhân nào sau đây là của phân ly điện cơ:
A. Kích thích phản xạ phế vị
B. Suy hô hấp cấp
C. Hạ canxi máu trầm trọng
D. Suy bơm tim do giảm lưu lượng tim nặng
-
Câu 13:
Nguyên nhân sau đây không phải là của phân ly điện cơ:
A. Vỡ tim trong NMCT
B. Tăng kali máu nặng
C. Hạ canxi máu trầm trọng
D. Nhiễm toan
-
Câu 14:
Rối loạn hô hấp trong ngừng tim thường xẩy ra sau:
A. 10”-20”
B. 20”-60”
C. 30”-40”
D. 40”-50”
-
Câu 15:
Giãn đồng tử trong ngừng tim thường xẩy ra sau:
A. 5”-10”
B. 10”-20”
C. 20”-30”
D. 30”-40”
-
Câu 16:
Tế bào cơ tim là cơ quan có thể chịu đựng sự thiếu khí khi ngừng tim đến:
A. 5’
B. Sau 15’
C. 15’-20’
D. 30’-60’
-
Câu 17:
Cầu thận là cơ quan có thể chịu đựng sự thiếu khí khi ngừng tim đến:
A. 5’
B. 15’
C. 15’-20’
D. 30’-60’
-
Câu 18:
Ống thận là cơ quan có thể chịu đựng sự thiếu khí khi ngừng tim đến:
A. 5’
B. 15’
C. 15-20’
D. 30-60’
-
Câu 19:
Gan là cơ quan có thể chịu đựng sự thiếu khí khi ngừng tim đến:
A. 15’
B. 15-20’
C. 30-60’
D. 1-2 giờ
-
Câu 20:
Bước A trong xử trí ngừng tim là:
A. Không để tụt lưỡi bằng ngữa đầu tối đa.
B. Lấy các dị vật trong miệng.
C. Làm thủ thuật Hemlich nếu cần; Đặt nội khí quản nếu cần.
D. Tất cả các câu đều đúng.
-
Câu 21:
Bước B trong xử trí ngừng tim đều đúng trừ một:
A. Dùng kỷ thuật miệng kề miệng
B. Cho thở máy nếu cần
C. Dùng mask hoặc ambu
D. Nâng chân cao để tăng máu (oxy) lên não
-
Câu 22:
Bước C trong xử trí ngưng tim đều đúng trừ một:
A. Duy trì tuần hoàn
B. C: Circulation
C. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
D. Phối hợp thuốc vận mạch nếu cần
-
Câu 23:
Các biện pháp sau được xử dụng có hiệu quả tốt trong ngừng tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất, trừ:
A. Sốc điện
B. Adrenaline
C. Xylocaine
D. Cả 3 biện pháp A, B, C
-
Câu 24:
Các biện pháp sau được xử dụng có hiệu quả tốt trong ngừng tim do phân ly điện cơ, trừ:
A. Sốc điện
B. Hô hấp hỗ trợ FiO2 liều cao
C. Kiềm hoá
D. Điều chỉnh kali máu
-
Câu 25:
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu ở Việt Nam là:
A. Viêm phế quản
B. Áp xe phổi
C. Lao phổi
D. Ung thư phổi
-
Câu 26:
Đuôi khái huyết là:
A. Ho ra máu có hình sợi như cái đuôi
B. Có nhiều sợi máu lẫn trong đàm
C. Máu ho ra có hình dạng của phế quản
D. Máu có số lượng giảm dần và sẫm dần
-
Câu 27:
Nguyên nhân ho ra máu do nguyên nhân ngoài phổi thường gặp nhất là:
A. Bệnh bạch cầu cấp
B. Hẹp van 2 lá
C. Suy tim phải
D. Suy chức năng gan
-
Câu 28:
Triệu chứng nào sau đây không liên quan đến mức độ ho ra máu:
A. Đau ngực
B. Khó thở
C. Móng tay khum
D. Mạch nhanh
-
Câu 29:
Triệu chứng sớm có giá trị nhất để đánh giá mức độ ho ra máu là:
A. Số lượng máu mất
B. Số lượng hồng cầu
C. Thể tích hồng cầu (Hct)
D. Mạch nhanh
-
Câu 30:
Triệu chứng nào sau đây không có giá trị đánh giá mức độ ho ra máu cấp:
A. Mạch
B. Nhịp thở
C. Tinh thần kinh
D. Móng tay móng chân
-
Câu 31:
Triệu chứng quan trọng nhất giúp phân biệt ho ra máu và nôn ra máu là:
A. Số lượng máu mất
B. Số lượng hồng cầu
C. Màu sắc của máu
D. Đuôi khái huyết
-
Câu 32:
Khi bệnh nhân ho ra máu cấp, thái độ đầu tiên của thầy thuốc là:
A. Để bệnh nhân nằm yên nghỉ, khám xét nhanh để đánh giá độ trầm trọng
B. Hỏi bệnh sử và khám xét thật kĩ
C. Làm đầy đủ xét nghiệm để xác định chẩn đoán
D. Chuyển lên tuyến trên sớm để giải quyết
-
Câu 33:
Động tác không nên làm ngay khi có ho ra máu nặng:
A. Để bệnh nhân nằm yên nghỉ nơi thoáng mát
B. Khám xét nhanh và đánh giá mức độ xuất huyết
C. Phải làm đầy đủ xét nghiệm cao cấp để xác định nguyên nhân sớm
D. Phải bảo đảm thông khí và thở Oxy nếu cần
-
Câu 34:
Mức độ ho ra máu không có liên quan đến:
A. Số lượng máu mất
B. Số lượng hồng cầu
C. Toàn trạng bệnh nhân
D. Nguyên nhân gây xuất huyết
-
Câu 35:
Thuốc an thần nào sau đây không hay ít ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp:
A. Valium
B. Largactil
C. Aminazine
D. Gardenal
-
Câu 36:
Thuốc an thần nào không được dùng cho người ho ra máu có hạ huyết áp và suy gan:
A. Valium
B. Seduxen
C. Aminazine
D. Gardenal
-
Câu 37:
Posthypophyse không có tác dụng:
A. Co thắt cơ trơn
B. Co thắt mạch nhỏ
C. Giảm lợi niệu
D. Hạ huyết áp
-
Câu 38:
Posthypophyse chỉ có tác dụng cầm máu do:
A. Co thắt mạch máu nhỏ
B. Làm máu dễ đông
C. Tăng ngưng tập tiểu cầu
D. Co mạch máu lớn
-
Câu 39:
Adrenoxyl được dùng điều trị ho ra máu do:
A. Giảm tính thấm thành mạch
B. Làm dễ đông máu
C. Co thắt động mạch vừa
D. Làm giảm lưu lượng tiểu tuần hoàn
-
Câu 40:
Morphin không có tác dụng:
A. Giảm đau
B. Giảm phản xạ
C. Gây ngủ
D. Kích thích hô hấp
-
Câu 41:
Morphin tiêm dưới da với liều lượng lần:
A. 0,1g
B. 0,01g
C. 1g
D. 0,5g
-
Câu 42:
Loại thuốc thường được dùng kèm để làm giảm tác dụng phụ của Morphin trong điều trị ho ra máu là:
A. Codein
B. Vitamin E
C. Primperan
D. Atropin
-
Câu 43:
Thuốc có tác dụng hiệp đồng với Morphin trong điều trị ho ra máu là:
A. Block β
B. Codein
C. Kháng Histamin
D. Giảm đau Monsteroid
-
Câu 44:
Không dùng Morphin để điều trị ho ra máu khi có kèm:
A. Tăng huyết áp
B. Trạng thái kích thích thần kinh
C. Suy hô hấp mãn
D. Trĩ nội
-
Câu 45:
Tác dụng phụ thường gặp của Aminazine thường gặp là:
A. Nhức đầu
B. Buồn nôn
C. Hạ huyết áp tư thế
D. Đau cơ