210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án. Nội dung câu hỏi bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, quản lý nhà nước về cạnh tranh... Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền đối với hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng:
A. phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
B. phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
C. phạt tiền đến 15% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
D. phạt tiền đến 20% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền
-
Câu 2:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm là:
A. phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp Nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm 50% trên thị trường liên quan
B. phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 20% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập
C. phạt tiền của doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành visáp nhập bị cấm vào doanh nghiệp nhận sáp nhập có thể bị buộc chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập
D. phát triển doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập
-
Câu 3:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm là:
A. phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia hợp nhất
B. phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia hợp nhất
C. phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất đến 15% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia hợp nhất
D. phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất đến 20% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia hợp nhất
-
Câu 4:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi ép buộc khách hàng ,đối tác kinh doanh của doanh nghiệp bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó:
A. phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
B. phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
C. phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
D. phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
-
Câu 5:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành hình thức xử lý đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó:
A. phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
B. phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
C. phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng
D. phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
-
Câu 6:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không có nhiệm vụ xử lý việc cạnh tranh liên quan tới hành vi nào sau đây:
A. Tập trung kinh tế
B. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
C. Cạnh tranh không lành mạnh
D. Xử lý vị trí thống lĩnh thị trường
-
Câu 7:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, cơ quan quản lý cạnh tranh không có thẩm quyền nào sau đây:
A. Xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
B. Xử lý hành vi Phân biệt đối xử của hiệp hội
C. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
D. Xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
-
Câu 8:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, vụ việc được cạnh trạnh được hiểu là?
A. Là vụ việc có dấu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật
B. Là vụ việc có dấu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh bị cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật
C. Là vụ việc có dấu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
D. Là vụ việc có dấu hiện vi phạm Luật Cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp bị tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng
-
Câu 9:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi nào sau đây cấu thành nên tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh:
A. Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước cơ quan có thẩm quyền phát hiện
B. Đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại
C. Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấy vi phạm
D. Tác động tích cực của hành vi vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế
-
Câu 10:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi nào sau đây cấu thành nên tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh:
A. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng khu vực
B. Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước cơ quan có thẩm quyền phát hiện
C. Tiếp tục hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu càu chám dứt hành vi đó
D. Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấy vi phạm
-
Câu 11:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, chủ thể nào có thẩm quyền quyết định cho hưởng miễn trừ đối với các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên?
A. Bộ trưởng bộ công thương
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch nước
D. Bộ trưởng bộ ngoại giao
-
Câu 12:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm:
A. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, luật sư, người bào chữa
B. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
C. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần
D. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, người làm chứng
-
Câu 13:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh được quy định như thế nào?
A. Hai năm, kể từ ngày người bị thiệt hại đưa đơn khiếu nại
B. Hai năm, kể từ ngày có hành hành vi phạm Luật Cạnh tranh
C. Hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện
D. Hai năm, kể từ ngày hai bên tranh chấp không thỏa thuận được với nhau
-
Câu 14:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh là:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
-
Câu 15:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, thời hạn điều tra sơ bộ là:
A. Ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ
B. Bốn mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ
C. Năm mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ
D. Sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ
-
Câu 16:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế là:
A. 120 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
B. 150 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
C. 180 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
D. 01 năm kể từ ngày quyết định điều tra
-
Câu 17:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là:
A. 120 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
B. 90 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
C. 60 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
D. 30 ngày kể từ ngày quyết định điều tra
-
Câu 18:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh là:
A. Hội đồng cạnh tranh và cục quản lý cạnh tranh
B. Tòa án
C. Viện kiểm soát
D. Bộ công thương
-
Câu 19:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ cụ thể gì trong lĩnh vực cạnh tranh?
A. Tổ chức xử lý, giải quyết kiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh
B. Tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh
C. Tổ chức xử lý, xem xét, giải quyết khiếu nại đối với vụ kiện về cạnh tranh liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
D. Xử lý khiếu nại cạnh tranh
-
Câu 20:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua:
A. Phiên điều trần
B. Tòa án
C. Trọng tài
D. Hòa giải
-
Câu 21:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, chủ tịch hội đồng cạnh tranh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm.
A. Bộ trưởng bộ công thương
B. Thủ tướng chính phủ
C. Chủ tịch nước
D. Bộ trưởng bộ ngoại giao
-
Câu 22:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định mở phiên tòa trần, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong thời hạn bao nhiêu ngày:
A. 30 ngày
B. 40 ngày
C. 50 ngày
D. 60 ngày
-
Câu 23:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần trong thời hạn:
A. Mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần
B. Hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần
C. Ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần
D. Bốn mươi ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần
-
Câu 24:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, những người tham gia phiên điều trần không bao gồm:
A. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần
B. Bên bị điều tra
C. Bên khiếu nại
D. Đại diện viện kiểm soát
-
Câu 25:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với một điều tra viên:
A. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan
B. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính
C. Có thời gian công tác ít nhất là năm năm nghiệp vụ điều tra
D. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra