215 câu trắc nghiệm Luật hôn nhân và gia đình
Tài liệu gồm 215 câu hỏi trắc nghiệm Luật hôn nhân và gia đình dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định pháp luật về kết hôn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ai là đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên?
A. Anh, chị
B. Ông, bà
C. Cha, mẹ. Trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
-
Câu 2:
Con bao nhiêu tuổi khi chung sống với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình?
A. Đủ 15 tuổi trở lên
B. Đủ 16 tuổi trở lên
C. Đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 3:
Con bao nhiêu tuổi có thể tự mình quản lý tài sản riêng?
A. Từ đủ 13 tuổi trở lên
B. Từ đủ 15 tuổi trở lên
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 4:
Trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con giao cho ai?
A. Người giám hộ đó
B. Cha mẹ vẫn quản lý
C. Được giao cho con
-
Câu 5:
Con bao nhiêu tuổi thì khi định đoạt tài sản riêng của con, cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con?
A. Từ đủ 9 tuổi đến dưới 15 tuổi
B. Từ đủ 9 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Từ đủ 9 tuổi đến dưới 18 tuổi
-
Câu 6:
Vợ chồng Tú & Thọ có 1 con chung. Sau khi ly hôn, Tú tái hôn với Hoàng. Vậy Hoàng có nghĩa vụ chăm sóc con riêng của Tú không?
A. Không
B. Có
C. Tùy theo thỏa thuận các bên
-
Câu 7:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
A. Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
B. Cấp dưỡng cho con.
C. Cả 2 đáp án trên.
-
Câu 8:
AB ly hôn. Tòa tuyên con chung ở với A. B đến thăm con bị A ngăn cản. A làm vậy đúng không?
A. Sai
B. Đúng
-
Câu 9:
Cha mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên khi nào?
A. Phá tán tài sản của con
B. Có lối sống đồi trụy
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 10:
Tòa được ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn bao lâu?
A. Từ 01 năm đến 05 năm
B. Từ 02 năm đến 10 năm
C. Từ 05 năm đến 10 năm
-
Câu 11:
Việc trông nom, chăm sóc con chưa thành niên được giao cho người giám hộ trong trường hợp nào?
A. Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
B. Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 12:
Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên có phải cấp dưỡng cho con không?
A. Không
B. Có
C. Tùy vào thỏa thuận
-
Câu 13:
Chị Y mang thai 3 tháng thì kết hôn với anh X. Vậy đứa bé phải là con chung của vợ chồng X & Y không?
A. Không phải
B. Phải
C. Không xác định được
-
Câu 14:
X&Y là vợ chồng. Trong quá trình chung sống, Y nhận lại con riêng không thông qua X là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Anh X và chị Y nhờ bà S mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vậy đứa bé là con chung của ai?
A. X và Y
B. X và bà S
C. X với chị Y và bà S
-
Câu 16:
Vợ chồng X &Y không có con, quyết định nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong quá trình thỏa thuận với bà S để nhờ mang thai hộ, vợ chồng XY có công việc phải ra nước ngoài. X&Y ủy quyền cho bà A (cô của Y) thỏa thuận với S về việc mang thai hộ. Việc ủy quyền có hiệu lực không?
A. Có
B. Không
-
Câu 17:
Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản bao lâu từ khi nhận con?
A. 03 tháng
B. 06 tháng
C. 09 tháng
-
Câu 18:
Người mang thai hộ có thể nhận nuôi con mà mình mang thai khi nào?
A. Cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết
B. Cả 2 vợ chồng nhờ mang thai hộ mất năng lực hành vi dân sự
C. Cả A và B
-
Câu 19:
Nhận định nào đúng về cấp dưỡng?
A. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác
B. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chuyển giao cho người khác cùng huyết thống
C. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh thì Tòa án sẽ mặc nhiên buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
-
Câu 20:
Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp nào?
A. Cha mẹ không có khả năng lao động
B. Cha mẹ không có tài sản để tự nuôi mình
C. Cả 2 trường hợp trên
-
Câu 21:
Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt?
A. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình
B. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 22:
Toàn và Hạnh sống chung với nhau như vợ chồng từ 2016, có một con chung. Cho tới thời điểm hiện tại, hai người có phải là vợ chồng không?
A. Không phải vì chưa đăng ký kết hôn
B. Phải vì đã có con với nhau
C. Phải vì đã sống với nhau như vợ chồng đủ 07 năm
-
Câu 23:
Ngày 10/4/2015, A và B đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền. Sau đó, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và đăng ký lại vào ngày 01/6/2017. Quan hệ hôn nhân xác lập từ ngày nào?
A. Ngày 10/4/2015
B. Ngày 01/6/2017
-
Câu 24:
AB chung sống với nhau như vợ chồng, có 1 con chung. Sau đó đi đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm nào?
A. Từ lúc sống chung
B. Từ lúc sinh con
C. Từ lúc đăng ký kết hôn
-
Câu 25:
Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là gì?
A. Ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
B. Các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 26:
Tảo hôn là gì?
A. Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định
B. Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên bị cưỡng ép, ép buộc
C. Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bị lừa dối.
-
Câu 27:
Cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật là gì?
A. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi phát hiện con không có ai chăm sóc
B. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
C. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi con nuôi về sống chung
-
Câu 28:
Ông X và bà Y đăng ký kết hôn và sống với nhau trong căn nhà là tài sản riêng của ông X. Các hành động sau của ông X, hành động nào đúng?
A. Tự ý mua bán nhà, không hỏi ý kiến bà Y, không đảm bảo chỗ ở cho bà Y
B. Tự ý mua bán nhà, không hỏi ý kiến bà Y, đảm bảo cho chỗ ở của bà Y
C. Không có hành động nào đúng
-
Câu 29:
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con là bao lâu?
A. Không quá 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
B. Không quá 15 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
C. Không quá 05 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
-
Câu 30:
Hồ sơ nhận cha, mẹ, con nộp ở đâu?
A. Ủy ban nhân cân cấp xã
B. Hội đồng nhân dân cấp xã
C. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam