2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết:
A. Thời gian máu chảy
B. Thời gian máu đông
C. Dấu hiệu dây thắt
D. Đếm số lượng tiểu cầu
-
Câu 2:
Câu nào sau đây đúng với sự tống thoát phân?
A. Căng thành trực tràng làm giãn cơ thắt hậu môn ngoài
B. Giãn cơ vòng hậu môn trong và ngoài là do sự điều khiển tự động
C. Căng thành trực tràng kích thích thần kinh giao cảm gây phản xạ tống thoát phân
D. Dạ dày ức chế phản xạ tống thoát phân
-
Câu 3:
Các yếu tố gây đông máu, ngoại trừ:
A. Yếu tố I
B. Yếu tố IV
C. Yếu tố VI
D. Yếu tố XI
-
Câu 4:
Câu nào dưới đây đúng với sự tống thoát phân?
A. Không thể trì hoãn do co thắt cơ thắt hậu môn ngoài
B. Cần tính nguyên vẹn của các dây thần kinh giao cảm phân phối cho trực tràng
C. Tùy thuộc vào tín hiệu thần kinh từ các thụ thể cao ở thành tá tràng
D. Là một phản xạ làm chấm dứt tính tự chủ của hậu môn
-
Câu 5:
Các yếu tố đông máu sau được tổng hợp tại gan, ngoại trừ:
A. Fibrinogen
B. Yếu tố VII
C. Yếu tố VIII
D. Yếu tố IX
-
Câu 6:
Bón có thể do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ:
A. Ít vận động
B. Chấn thương cột sống
C. Ăn ít chất xơ
D. Nhiễm khuẩn ruột
-
Câu 7:
Chất nào sau đây cung cấp cho cơ thể được tạo ra chủ yếu ở ruột già?
A. Vitamin B12
B. Vitamin K
C. Thiamin
D. Riboflavin
-
Câu 8:
Câu nào sau đây đúng với ruột già, ngoại trừ:
A. Hấp thu nước
B. Hấp thu sắt
C. Bài tiết K+
D. Tái hấp thu Na+
-
Câu 9:
Yếu tố đông máu của huyết tương, ngoại trừ:
A. Ion Ca2+
B. Thromboplastin
C. Prothrombin
D. Fibrinogen
-
Câu 10:
Trong giai đoạn thành lập thrombin từ prothrombin có yếu tố nào sau đây tham gia?
A. Vitamin K và Ca++
B. Thromboplastin và Ca++
C. Prothrombinase và Ca++
D. Phospholipid và Ca++
-
Câu 11:
Vitamin K cần thiết cho quá trinh tổng hợp yếu tố dòng máu nào:
A. Prothrombin
B. Fibinogen
C. Thromboplastin
D. Yếu tố Hageman
-
Câu 12:
Vitamin K cần thiết cho quá trình tổng hợp yếu tố đông máu nào sau đây:
A. Antihemophilie B
B. Fibrinogen
C. Thromboplastin
D. Yếu tố hageman
-
Câu 13:
Ở giai đoạn nuốt, chọn câu sai?
A. Nắp thanh quản đóng lại
B. Cơ thành họng co
C. Là hoạt động hoàn toàn có ý thức
D. Tại thực quản được kích thích bởi dây X
-
Câu 14:
Nuốt là gì?
A. Là một động tác hoàn toàn tự động
B. Có tác dụng đẩy thức ăn từ miệng vào dạ dày
C. Là động tác cơ học hoàn toàn thuộc về thực quản
D. Động tác nuốt luôn bị rối loạn ở bệnh nhân hôn mê
-
Câu 15:
Nhóm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K:
A. II, VII, IX, X
B. II, VII, XI, XII
C. II, VIII, X, XI
D. II, VIII, IX, X
-
Câu 16:
Hoạt động nào sau đây không tham gia vào cử động nuốt?
A. Co cơ thắt thực quản trên
B. Điều hòa cử động nuốt bởi trung tâm nuốt ở hành não
C. Vòm khẩu mềm được kéo lên để bít đường thông với mũi
D. Thanh quản được kéo xuống để tiểu thiệt đậy lên lỗ thanh quản
-
Câu 17:
Nhóm các yếu tố đông máu có đặc tính tác dụng qua lại với thrombin, bị tiêu thụ trong quá trình đông máu:
A. I, V, VII, XII
B. I, V, VIII, XIII
C. II, V, VII, XII
D. II, V, VIII, XIII
-
Câu 18:
Khi không có hoạt động nuốt, áp suất cao nhất trong lòng cấu trúc nào sau đây?
A. Hầu
B. Thanh quản
C. Thân thực quản
D. Cơ thắt thực quản dưới
-
Câu 19:
Câu nào sau đây đúng với nhu động nguyên phát ở thực quản?
A. Là sự tiếp tục của nhu động hầu
B. Không xảy ra nếu cắt dây X
C. Khởi sinh do căng thành thực quản
D. Không làm giãn cơ thực quản dưới
-
Câu 20:
Xét nghiệm thời gian Quick (TQ) khảo sát các yếu tố đông máu nào sau đây?
A. VII, X, VI, II, I
B. II, III, V, VII, X
C. VII, VIII, IX, X, XI
D. XII, XI,I X, VIII, VII
-
Câu 21:
Cơ thắt thực quản dưới chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Áp suất trong ổ bụng
B. Thần kinh phó giao cảm
C. Thần kinh giao cảm
D. Cholecystokinin
-
Câu 22:
Thời gian Quick khảo sát các yếu tố đông máu liên quan đến:
A. Con đường đông máu nội sinh
B. Con đường đông máu ngoại sinh
C. Vitamin K
D. Tác dụng qua lại với thrombin
-
Câu 23:
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản liên quan đến sự tổn thương niêm mạc:
A. Cơ thắt thực quản dưới
B. Cơ thắt thực quản trên
C. Cơ chéo dạ dày
D. Cơ dọc dạ dày
-
Câu 24:
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu do giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới gây ra bởi hormon, ngoại trừ:
A. Secretin
B. Beta-adrenergic
C. Alpha-adrenergic
D. Progesteron
-
Câu 25:
Thời gian Quick kéo dài gợi ý:
A. Suy gan
B. Lách to
C. Tắt mạch
D. Tiểu đường
-
Câu 26:
Trung tâm nuốt nằm ở:
A. Thân não
B. Hành não
C. Hành não và cầu não
D. Gần trung tâm hít vào
-
Câu 27:
Xét nghiệm nào dưới đây khảo sát các yếu tố liên quan đến đường đông máu nội sinh?
A. Thời gian TCK
B. Thời gian Quick
C. Thời gian TS
D. Thời gian TC
-
Câu 28:
Thành phần thuộc cung phản xạ nuốt?
A. Dây vận động: V, IX, X, XII
B. Dây cảm giác hướng tâm: dây IX và X
C. Trung khu ở não
D. Do kích thích vị giác
-
Câu 29:
Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra do nguyên nhân sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm số lượng tiểu cầu
B. Giảm chất lượng tiểu cầu
C. Giảm các yếu tố chống đông máu
D. Giảm các yếu tố đông máu
-
Câu 30:
Thành phần thuộc cung phản xạ nuốt, chọn cầu sai?
A. Trung khu: vùng cầu
B. Dây vận động: V, IX, X, XII
C. Dây cảm giác: dây IX, thừng nhĩ
D. Bộ phận nhẫn cảm là lưỡi
-
Câu 31:
Nước bọt là gì?
A. Amylase nước bọt phân giải tất cả tinh bột thành maltose
B. Chất nhầy làm tăng tác dụng của amylase nước bọt
C. Kháng thể nhóm máu A, B, O được bài tiết trong nước bọt
D. Nước bọt có tác dụng diệt khuẩn
-
Câu 32:
Các chất chống đông có sẵn trong máu, ngoại trừ:
A. Protein S
B. Antithrombin
C. Heparin
D. Plasminogen
-
Câu 33:
Vai trò của nước bọt, ngoại trừ:
A. Rửa trôi các vi khuẩn gây bệnh
B. Làm ẩm ướt, bôi trơn miệng
C. Trung hòa acid do vi khuẩn tiết ra
D. Phân giải tinh bột thành monosaccharic
-
Câu 34:
Câu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước bọt? d
A. Diệt khuẩn
B. Ngừa sâu răng
C. Tiêu hóa peptid
D. Bôi trơn thức ăn
-
Câu 35:
Câu nào sau đây Sai khi nói về yếu tố chống đông máu?
A. Giảm sinh Thrombin
B. Tăng sinh Thrombin ở vị trí tổn thương
C. Ngăn cản sự khởi phát đông máu
D. Bao gồm các yếu tố : TFPI, Protein S, Antithrombin
-
Câu 36:
Nước bọt có những thành phần sau, ngoại trừ:
A. \(HCO_3^ - \)
B. K+
C. \(\mathop {Cl}\nolimits^ - \)
D. Glucose
-
Câu 37:
Heparin là chất chống đông do nó có tác dụng ức chế:
A. Sự tạo ra thrombin
B. Gắn kết làm mất tác dụng Ca++
C. Sự tạo thành fibrinogen
D. Sự tạo thành prothrombin
-
Câu 38:
Khi mạch máu bị tổn thương máu sẽ tiếp xúc với nơi tổn thương, mô tổn thương tiết ra yếu tố đông máu đầu tiên là:
A. Fibrinogen
B. Prothrombin
C. Thromboplastin
D. Ca++
-
Câu 39:
Một người không nuốt được nước bọt lâu ngày, cơ thể sẽ mất một lượng đáng kể:
A. \(\mathop {Na}\nolimits^ + \) và \(\mathop {Cl}\nolimits^ -\)
B. K+ và \(HCO_3^ -\)
C. Ca++ và phosphat
D. Nước và men tiêu hóa tinh bột chính
-
Câu 40:
Sự khác biệt cơ bản giữa con đường nội sinh và con đường ngoại sinh là:
A. Thời gian tác dụng, con đường ngoại sinh diễn ra nhanh hơn
B. Thời gian tác dụng, con đường nội sinh diễn ra nhanh hơn
C. Thời gian tác dụng, con đường nội sinh diễn ra nhanh hơn
D. Mức độ tác dụng, con đường nội sinh diễn ra triệt để hơn
-
Câu 41:
Thành phần và tác dụng của nước bọt. Chọn câu sai?
A. Nồng độ K+ kém 7 lần so với huyết tương
B. Nồng độ HCO3 nhiều gấp 3 lần so với huyết tương
C. Thanh dịch được bài tiết từ 3 cặp tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi
D. Men Ptyalin bất hoạt khi pH<0.4
-
Câu 42:
Nói về cơ chế bài tiết nước bọt, chọn câu SAI:
A. Na+ được hấp thu chủ động
B. K+ được bài tiết thụ động
C. Lượng Na+ được tái hấp thu nhiều hơn lượng K+ bài tiết
D. Na+ tái hấp thu và K+ bài tiết kéo theo sự tái hấp thu thụ động Cl
-
Câu 43:
Các câu sau đây đúng về sự bài tiết các chất điện giải của nước bọt, ngoại trừ:
A. Các ion chỉ do tế bào ống dẫn tuyến nước bọt bài tiế
B. Na+ được tái hấp thu chủ động khi đi qua ống dẫn
C. K+ được tế bào ống dẫn bài tiết chủ động
D. Cl- được tái hấp thu thụ động khi đi qua ống dẫn
-
Câu 44:
A là:
A. Yếu tố đông máu số I
B. Yếu tố đông máu số I hoạt hóa c. Yếu tố đông máu số IV d. Yếu tố đông máu số X
C. Yếu tố đông máu số IV
D. Yếu tố đông máu số X
-
Câu 45:
B là:
A. Yếu tố đông máu số I
B. Yếu tố đông máu số I hoạt hóa
C. Yếu tố đông máu số IV
D. Yếu tố đông máu số X
-
Câu 46:
C là:
A. Yếu tố đông máu số XIa
B. Yếu tố đông máu số I hoạt hóa
C. Yếu tố đông máu số XIIIa
D. Yếu tố đông máu số Xa
-
Câu 47:
Những yếu tố sau làm máu máu đông hơn, NGOẠI TRỪ:
A. Mặt cắt mô tươi
B. Huyết tương tươi
C. Dicoumarin
D. Vitamin K
-
Câu 48:
Khi có vết thương nông ở da, thời gian chảy máu kéo dài thường gặp ở người:
A. Có bệnh suy giảm chức năng gan
B. Có bệnh suy giảm chức năng thận
C. Đã từng bị tổn thương thành mạch tại vị trí đó
D. Chưa từng bị tổn thương thành mạch tại vị trí đó
-
Câu 49:
Noron có các thành phần:
A. Thân, sợi trục, đuôi gai
B. Thân, sợi trục, đuôi gai, synap
C. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai
D. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai , synap
-
Câu 50:
Nói về đuôi gai của noron, câu nào sau đây đúng?
A. Mỗi nơron thường chỉ có một đuôi gai
B. Phần cuối đuôi gai có cúc tận cùng
C. Đuôi gai có thể tạo ra một phần của synap
D. Đuôi gai là bộ phân duy nhất tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến noron