290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch
Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?
A. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện
B. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung Ương
C. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Tỉnh
D. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thành phố
-
Câu 2:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hướng dẫn viên du lịch có những quyền gì?
A. Hướng dẫn khách du lịch theo các tuyến du lịch. Tham gia hiệp hội nghề nghiệp. Nhận lương, thù lao theo hợp đồng. Tham quan, tìm hiểu chương trình du lịch ở nước ngoài, trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
B. Hướng dẫn khách du lich theo sở thích và yêu cầu của khách. Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Nhận lương thù lao theo mùa vụ. Tham gia các khóa bồi gưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch, tìm hiểu du lịch ở nước ngoài.
C. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng. Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
D. Hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng. Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hướng dẫn du lịch, nhận lương, thù lao theo khối lượng công việc. Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch.
-
Câu 3:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hướng dẫn viên du lịch có những nghĩa vụ gì?
A. Tuân thủ pháp luật VN, nội quy nơi đến tham quan. Tôn trọng phong tục tập quán địa phương. Thông tin, hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch.Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề.
B. Hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật VN, tôn trọng phong tục tập quán địa phương. Thông tin về chương trình cho khách du lịch. Đảm bảo an toàn tính mạng cho khách. Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề.
C. Tuân thủ pháp luật VN, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến thăm quan, tôn trọng phong tục tập quán địa phương. Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch. Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho khách. Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề.
D. Tuân thủ pháp luật VN, hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng cho khách, bồi thường cho khách nếu có thiệt hại. Thông tin đầy đủ cho khách du lịch về các quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
-
Câu 4:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch có các quyền gì?
A. Sử dụng dịch vụ du lịch được cung cấp, yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ VN. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng được giao kết với tố chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
B. Lựa chọn hình thức du lịch. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về giá chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh.
C. Lựa chọn hình thức du lịch. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng du lịch. Được đối xử bình đẳng. Được khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật du lịch. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.
D. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất, nhập cảnh. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo sở thích. Được bổi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.
-
Câu 5:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Khách du lịch có những nghĩa vụ gì?
A. Tuân thủ sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên du lịch. Thực hiện nội qui của khu du lịch. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng du lịch. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
B. Tuân thủ pháp luật VN và pháp luật của quốc gia nơi đến du lịch. Tôn trọng phong tục, tập quán bản sác văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch. Thanh toán tiền dịch vụ, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
C. Tuân thủ, thực hiện nội qui của khu du lịch, thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng du lịch. Bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự do mình gây ra.
D. Tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, thực hiện nội qui của khu du lịch, thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng du lịch. Bồi thường thiệ hại do minh gây ra.
-
Câu 6:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tài nguyên du lịch được hiểu là gì?
A. Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo được sử dụng cho nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí của con người.
B. Cảnh quan thiên nhiê, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo được sử dụng cho nhu cầu du lịch của khách du lịch quốc tế.
C. Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lich.
D. Cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên, các giá trị nhân văn khác được sử dụng cho nhu cầu du lịch của khách du lịch trong nước sau thời gian lao động mệt nhọc.
-
Câu 7:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, các khu du lịch được hình thành dựa trên yếu tố cơ bản nào?
A. Khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
B. Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa và các yếu tố nhân tạo khác.
C. Di tích lịch sử - văn hóa và các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm được thế giới công nhận.
D. Di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo, các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.
-
Câu 8:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, các đô thị du lịch được hình thành sự trên yếu tố cơ bản nào?
A. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị nhân văn khác.
B. Di tích lịch sử- văn hóa. Cảnh quan thiên nhiên các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.
C. Di tích lịch sử-văn hóa. Giá trị nhân văn khác, các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.
D. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo.
-
Câu 9:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Điểm du lịch được hiểu là gì?
A. Là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
B. Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có sản phẩm phục vụ khách du lịch.
C. Là nơi có sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu tham quan của khách du lịch.
D. Là nơi có sản phẩm phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
-
Câu 10:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, đô thị du lịch được hiểu là gì?
A. Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
B. Là đô thị mà du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
C. Là đô thị chuyên hoạt động du lịch.
D. Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch.
-
Câu 11:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt việc thành lập khu du lịch quốc gia?
A. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL.
D. Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch.
-
Câu 12:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch?
A. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Thủ tướng chính phủ.
D. Tổng cục Du lịch.
-
Câu 13:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ uqan nào có thẩm quyền quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn hội, vệ sinh môi trường tại đô thị du lịch?
A. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Bộ VH - TT và DL.
D. Tổng cục Du Lịch.
-
Câu 14:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn hội, vệ sinh môi trường tại điểm du lịch.
A. Tổng cục Du Lịch.
B. Bộ VH - TT và DL.
C. Thủ tướng chính phủ.
D. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Câu 15:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn hội, vệ sinh môi trường tại tuyến du lịch?
A. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Tổng cục Du Lịch.
D. Bộ VH-TT và DL.
-
Câu 16:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam?
A. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Tổng cục Du Lịch.
C. Bộ VH - TT và DL.
D. Thủ tướng chính phủ.
-
Câu 17:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, trong trường hợp nào thì chi nhánh của doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải xin cấp lại giấy phép thành lập?
A. Thay đổi tên gọi, nơi đăng ký thành lập, địa điểm trụ sở.
B. Thay đổi tên gọi, nơi đăng ký thành lập, địa điểm trụ sở, nội dung hoạt động.
C. Thay đổi tên gọi, thay đổi địa điểm trụ sở, người đứng đầu chi nhánh.
D. Thay đổi tên gọi, thay đổi nội dung hoạt động, người đứng đầu chi nhánh.
-
Câu 18:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam?
A. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Bộ VH - TT và DL.
C. Thủ tướng chính phủ.
D. Tổng cục Du Lịch.
-
Câu 19:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch?
A. Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện.
C. Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp tỉnh.
D. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
-
Câu 20:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) được hiểu là gì?
A. Khách sạn được xây dựng thành quần thể ở khu vực có quản quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
B. Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
C. Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc quần thể có nhiều căn hộ, biệt thự phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
D. Khách sạn được xây dựng ở khu có cảnh quan thiên nhiên đẹp gồm các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
-
Câu 21:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn thành phố được hiểu là gì?
A. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn và vừa chủ yếu phục vụ chủ yếu khách thương gia, khách công vụ
B. Khách sạn xây dựng ở các đô thị phục vụ khách du lịch
C. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ
D. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn và vừa chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ
-
Câu 22:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn nổi (Floating hotel) được hiểu là gì?
A. Là khách sạn neo đậu trên mặt nước ở các hồ lớn hoặc sông.
B. Là khách sạn neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết.
C. Là khách sạn đi lại trên biển hoặc neo đậu trên mặt nước ở các hồ lớn.
D. Là khách sạn di chuyển trên mặt nước biển hoặc sông.
-
Câu 23:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn bên đường (Motel) được hiểu là gì?
A. Là cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xa phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng xe máy, ô tô đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài.
B. Là cơ sở lưu trú du lịch có bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài.
C. Là khách sạn được xây dựng bên đường giao thông nhỏ để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
D. Là khách sạn được xây dựng gần đường gia thông lớn để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
-
Câu 24:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, làng du lịch được hiểu là gì?
A. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, các nhà hàng được xây dựng thành làng nghỉ mát và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
B. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, có các biệt thự, bãi cắm trại, các nhà hàng và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
C. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, có các biệt thự, khu giải trí, các nhà hàng và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
D. Là cơ sở lưu trú du lịch được xay dựng tại nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
-
Câu 25:
Theo pháp luật về du lịch hiện hành, biệt thự du lịch được hiểu là gì?
A. Là biệt thự được xây dựng trong làng du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê, khách có thể tự phục vụ.
B. Là biệt thự được xây dựng trong điểm du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê trong một thời gian nhất định.
C. Là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
D. Là biệt thự được xây dựng trong đô thị du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê người cho thuê phục vụ các nhu cầu cần thiết cho khách.