300 câu trắc nghiệm Pháp luật trong xây dựng
Với 300 câu trắc nghiệm Pháp luật trong xây dựng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây?
A. Pháp luật về xây dựng
B. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công
C. Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu
D. Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan
-
Câu 2:
Theo quy định của pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng gồm các công việc nào dưới đây?
A. Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng
B. Thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
C. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
D. Các công việc nêu tại điểm a, b và c
-
Câu 3:
Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
A. Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
B. Tiêu chuẩn bắt buộc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật
C. Tiêu chuẩn tự nguyện do người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép áp dụng
D. Tất cả các quy định tại a, b và c
-
Câu 4:
Nội dung chủ yếu nào thuộc công tác quản lý nhà nước về xây dựng:
A. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động giao thông
B. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
C. Ban hành công văn cấm xây dựng trái phép
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 5:
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:
A. Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần
B. Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
C. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 6:
Khái niệm dịch quyền là là quyền sử dụng hạn chế trên:
A. Vật kiến trúc
B. Công trình xây dựng
C. Bất động sản
D. Đất đai
-
Câu 7:
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Cung cấp vật liệu, giải trình các nội dung cần thiết khi có kết luận của thanh tra xây dựng
B. Cung cấp hồ sơ nghiệm thu, giải trình các nội dung thi công hành kết luận của thanh tra xây dựng
C. Cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung cần thiết và chấp hành kết luận của thanh tra xây dựng
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 8:
Các bất động sản nào sau đây sinh ra dịch quyền:
A. Nhà cửa
B. Ruộng, vườn
C. Máy móc, thiết bị
D. Câu a và b đúng
-
Câu 9:
Nhiệm vụ chủ yếu nhất của Thanh tra viên trong hoạt động xây dựng:
A. Tăng cương kiểm tra nhằm phát hiện xử lý những công trình xây dựng sai quy định
B. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý khi vượt thẩm quyền
C. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng
D. Câu a, b đúng
-
Câu 10:
Hai bất động sản chịu và hưởng dịch quyền thuộc sở hữu:
A. Tư nhân
B. Nhà nước
C. Nhà đầu tư
D. Câu a và b đúng
-
Câu 11:
Các khu vực nào sau đây liên quan đến dịch quyền:
A. Gần bờ biển, bờ sông, bãi bồi, lưu thông công cộng
B. Di tích lịch sử, giao thông công cộng
C. Rừng cấm, lò phản ứng hạt nhân
D. Bảo vệ đường bay, an toàn giao thông
-
Câu 12:
Cá nhân và tổ chức thuộc đối tượng thanh tra có các quyền sau:
A. Yêu cầu đoàn thanh tra giải thích các vấn đề về thanh trA. Thực hiện theo các yêu cầu của thanh tra viên và không được khiếu nại bất cứ nội dung gì
B. Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra của thanh tra viên
C. Đình chỉ công tác thanh tra
D. Câu a, b đúng
-
Câu 13:
Dịch quyền pháp định công ích nhằm bảo vệ:
A. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
B. Các di sản quốc gia
C. Khu vực an ninh quốc phòng
D. Câu a và c
-
Câu 14:
Thanh tra xây dựng có nhiệm vụ:
A. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng; Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xây dựng
B. Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ hành nghề thanh tra viên với công nhân xây dựng công trình, thanh tra khi làm việc phải áp dụng đúng chức năng nhiệm vụ của mình
C. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thủ tục theo quy định, chịu trách nhiệm trước nhà nước về biên bản làm việc của mình, trình thẻ thanh tra viên với công nhân công tường khi làm việc
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Đối tượng của quyền bất động sản:
A. Nhà cửa, đất đai
B. Công trình nghiên cứu
C. Sản phẩm trí tuệ
D. Câu a và b
-
Câu 16:
Điều kiện để có dịch quyền:
A. Có ít nhất 2 bất động sản gần kề
B. Có ít nhất 1 bất động sản và một động sản
C. Có ít nhất 3 động sản
D. Câu a, b, c sai
-
Câu 17:
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cao nhất tại địa phương?
A. Sở xây dựng
B. Ban Quản lý dự án tỉnh
C. Hội đồng Nhân Dân tỉnh
D. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
-
Câu 18:
Đối với địa thế trong dịch quyền tự nhiên khi sử dụng phải:
A. Điều chỉnh
B. Giữ nguyên
C. Thay đổi
D. Tuỳ theo thực tế.
-
Câu 19:
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày tháng năm nào và gồm bao nhiêu chương bao nhiêu điều?
A. 29/11/2013 gồm 14 chương 212 điều
B. 29/11/2013 gồm 11 chương 112 điều
C. 01/7/2004 gồm 15 chương 221 điều
D. 01/7/2004 gồm 15 chương 321 điều
-
Câu 20:
Trong các quan hệ xây dựng và sử dụng công trình dịch quyền do pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích:
A. Tư nhân và nhà nước
B. Công cộng và xã hội
C. Tư nhân hoặc công cộng
D. Nhà nước hoặc xã hội
-
Câu 21:
Dịch quyền có tính chất tồn tại:
A. Có thời hạn
B. Theo điều kiện tự nhiên
C. Vĩnh viễn
D. Câu a, b, c sai
-
Câu 22:
Dịch quyền là một đối vật quyền có trên một:
A. Động sản
B. Bất động sản
C. Bất động sản và động sản
D. Nhà cửa, đất đai
-
Câu 23:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thủ theo nguyên tắc:
A. Đất dùng phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và đúng mục đích sử dụng đất
B. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
C. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan đến đất đai
D. câu a, b, c đúng
-
Câu 24:
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
A. 7 nguyên tắc
B. 6 nguyên tắc
C. 5 nguyên tắc
D. 5 nguyên tắc
-
Câu 25:
Hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam có bao nhiêu cấp?
A. 4 cấp
B. 5 cấp
C. 6 cấp
D. 7 cấp