360 câu trắc nghiệm Luật lao động
Với hơn 360 câu trắc nghiệm môn Luật lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây đối với lao động nữ?
A. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác
B. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ
C. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 2:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
B. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế
C. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 3:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình?
A. Đối xử bình đẳng, không giao việc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi khi có thai và sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh
B. Không giao việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, bảo đảm quyền lợi khi có thai, sinh con, bảo đảm các điều kiện vệ sinh tối thiểu
C. Đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không giao viêc độc hại, nặng nhọc, bảo đảm quyền nghỉ ngơi và các quyền lợi khác khi có thai, sinh con và các điều kiện vệ sinh
D. Không giao việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các điêu kiện lao động khắc nghiệt, bảo đảm chế độ thai sản và các quyền lợi khác
-
Câu 4:
Người lao động là người Việt Nam được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong những ngày lễ tết của năm?
A. 10 ngày
B. 11 ngày
C. 12 ngày
-
Câu 5:
Điều kiện để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở
B. Người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian luật định
C. Cả hai điều kiện A và B
-
Câu 6:
Cuộc đình công như thế nào là bất hợp pháp?
A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể
B. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành
C. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của pháp luật
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?
A. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động
B. Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân
C. Tất cả các nghĩa vụ trên
-
Câu 9:
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, pháp luật lao động quy định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào?
A. Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương
B. Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương
C. Không được nghỉ thêm
D. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không hưởng lương
-
Câu 10:
Trong trường hợp công việc phù hợp với cả nam và nữ và họ đều có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì người sử dụng lao động phải ưu tiên tuyển dụng người nào?
A. Người nhiều tuổi hơn
B. Người lao động nữ
C. Người lao động nam
D. Người đưa ra mức lương thấp hơn
-
Câu 11:
Trường hợp nào dưới đây người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động báo trước 03 ngày?
A. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
B. Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
C. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 12:
Chỉ có NSDLĐ mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải thông báo bằng văn bản ít nhất bao nhiêu ngày trước khi hợp đồng lao động hết hạn?
A. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 30 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn
B. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 45 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn
C. Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn
-
Câu 14:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại và đóng BHXH dưới 15 năm là:
A. 30 ngày
B. 40 ngày
C. 50 ngày
D. 60 ngày
-
Câu 15:
Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động 2012?
A. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động
B. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh
C. Người sử dụng lao động phải thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động
-
Câu 16:
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá bao nhiêu tuổi so với điều kiện nghỉ hưu bình thường:
A. 02 tuổi
B. 03 tuổi
C. 05 tuổi
D. 10 tuổi
-
Câu 17:
Trường hợp nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động
B. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, bị sa thải
C. Vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động
D. Gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ
-
Câu 18:
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
B. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định
C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 19:
Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Thời hạn xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện như thế nào?
A. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật
B. Giao kết hợp đồng lao động mới
C. Sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng lao động đã ký kết
-
Câu 21:
Người lao động tham gia đình công được hưởng lương như thế nào?
A. Được trả đủ lương
B. Được trừ vào ngày nghỉ hành năm
C. Không được hưởng lương
D. Được hưởng lương tối thiểu
-
Câu 22:
Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?
A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam
C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn
D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn
-
Câu 23:
Cá nhân nước ngoài muốn trở thành NLĐ trong quan hệ PL về sử dụng và cung ứng lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người sử dụng lao động là bao nhiêu %?
A. 18%
B. 17,5%
C. 14%
D. 8%
-
Câu 25:
Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định ra sao?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng
D. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 02 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng