500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp Hòa Bình, vị thần nào đóng vai trò vô cùng quan trọng?
A. Thần mưa
B. Thần mây
C. Thần sấm
D. Thần mặt trời
-
Câu 2:
Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai thuộc...
A. Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ
B. Hậu kỳ thời đại đá mới
C. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
D. Thời đại kim khí
-
Câu 3:
Văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự xuất hiện của một vật liệu mới là:
A. Sắt
B. Gốm
C. Thủy tinh
D. Đồng
-
Câu 4:
Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt; có nhiều loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày bằng kim loại... là những đặc trưng trong văn hóa nông nghiệp của:
A. Cư dân văn hóa Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Hòa Bình
C. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
-
Câu 5:
Làng xóm trong văn hóa Đông Sơn thường phân bố ở những nơi đất cao, sườn núi, trên những quả đồi đất... nhằm mục đích gì?
A. Tiện cho việc buôn bán
B. Tiện cho việc đi lại
C. Tránh ngập lụt vào mùa mưa
D. Tránh thú dữ
-
Câu 6:
Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài từ năm nào đến năm nào?
A. Từ năm 938 đến năm 1858
B. Từ năm 1010 đến 1802
C. Từ năm 938 đến năm 1945
D. Từ năm 938 đến năm 1400
-
Câu 7:
Thời Lê kinh thành Thăng Long được chia làm bao nhiêu phường?
A. 61
B. 36
C. 63
D. 31
-
Câu 8:
Vua Lê Thánh Tông quyết định triệu tập đại thần biên soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình (Luật Hồng Đức) vào năm nào?
A. Năm 1490
B. Năm 1488
C. Năm 1482
D. Năm 1483
-
Câu 9:
Lời dụ: "Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa cử là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có" là của vị Vua nào của triều Lê?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Hiến Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
-
Câu 10:
Triều Vua nào của thời Lê Sơ được đánh giá là giai đoạn phát triển cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến?
A. Lê Nhân Tông
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Thái Tổ
D. Lê Hiến Tông
-
Câu 11:
Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, triều đại nào đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh cùng với hệ thống thư tịch khổng lồ, hệ thống giáo dục, kho lưu trữ châu bản; hàng ngàn đình, chùa, miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc?
A. Triều Nguyễn
B. Triều Lý
C. Triều Trần
D. Triều Lê
-
Câu 12:
Trong các bộ luật sau, bộ luật nào đã "nói lên được ý thức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ"?
A. Luật Gia Long
B. Luật Hồng Đức
C. Quốc triều hình luật thời Trần
D. Hình thư thời Lý
-
Câu 13:
Thế kỷ nào đánh dấu sự tan vỡ của Nho giáo?
A. Thế kỷ XVI
B. Thế kỷ XVII
C. Thế kỷ XIX
D. Thế kỷ XVIII
-
Câu 14:
Nghệ thuật tạc các pho tượng ở ngôi chùa nào được đánh giá là đạt tới trình độ điêu luyện, tiêu biểu cho khả năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sỹ dân gian thế kỷ XVIII?
A. Chùa Vĩnh Nghiêm
B. Chùa Thầy
C. Chùa Láng
D. Chùa Tây Phương
-
Câu 15:
Vị vua nào của triều Nguyễn đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long?
A. Vua Gia Long
B. Vua Thiệu Trị
C. Vua Tự Đức
D. Vua Minh Mạng
-
Câu 16:
Tên nước ta là Đại Việt được Nhà vua dưới triều đại nào đặt ra?
A. Nhà Lý
B. Tiền Lê
C. Nhà Trần
D. Nhà Đinh
-
Câu 17:
Thế kỷ XVI - XVII, loại hình kiến trúc nào phát triển mạnh và mang phong cách dân gian đậm nét?:
A. Kiến trúc chùa
B. Kiến trúc lăng tẩm
C. Kiến trúc đình làng
D. Kiến trúc đền tháp
-
Câu 18:
Thế kỷ XVI - XVII, loại hình kiến trúc nào phát triển mạnh và mang phong cách dân gian đậm nét?
A. Kiến trúc chùa
B. Kiến trúc lăng tẩm
C. Kiến trúc đình làng
D. Kiến trúc đền tháp
-
Câu 19:
Trong thời Tự chủ, nền văn hóa nước ta có mấy lần phục hưng?
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 2 lần
D. 5 lần
-
Câu 20:
Từ thời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông là lần thứ mấy phục hưng nền văn hóa dân tộc?
A. Lần 2
B. Lần 1
C. Lần 4
D. Lần 3
-
Câu 21:
Kiến trúc, mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mỹ thuật của dân tộc nào sau đây?
A. Chăm
B. Hoa
C. Thái
D. Khơme
-
Câu 22:
Khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân gian, kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa là đặc trưng tiêu biểu trong tinh thần văn hóa của thời kỳ nào?
A. Thời Lý - Trần
B. Thời Nguyễn
C. Thời Hậu Lê
D. Thời Tiền Lê
-
Câu 23:
Nhà Lê chủ trương lộc điền và quân điền nhằm mục đích chính là gì?
A. Bảo tồn công xã, biến công xã thành cơ sở bóc lột của chính quyền phong kiến, biến thành viên công xã thành những nông dân lệ thuộc vào nhà nước.
B. Tận dụng đất đai bị bỏ hoang.
C. Hạn chế quyền lợi của làng xã.
D. Nhà Vua không phải quản lý ruộng đất nữa.
-
Câu 24:
Phường Thụy Chương và Nghi Tàm thời Lê nổi tiếng với nghề gì?
A. Nghề làm giấy
B. Nghề làm gốm
C. Nghề đúc đồng
D. Nghề dệt vải, lụa
-
Câu 25:
Lý do mà người Pháp đưa ra nhằm biện hộ cho việc xâm lược nước ta là gì?
A. Triều đình Huế cấm không cho dạy tiếng Pháp.
B. Triều đình Huế không cho người Pháp vào nước ta.
C. Triều đình Huế cấm truyền Kitô giáo ở Việt Nam.
D. Triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán.
-
Câu 26:
Nhà thơ nào được đánh giá là "người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống Pháp xâm lược"?
A. Phan Văn Trị
B. Hồ Huân Nghiệp
C. Nguyễn Khuyến
D. Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 27:
Nguyên tắc nào sau đây không được Đảng ta đưa ra trong "Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam"?
A. Đại chúng hóa
B. Khoa học hóa
C. Dân tộc hóa
D. Hiện đại hóa
-
Câu 28:
Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc là hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta?
A. Lần thứ hai
B. Lần thứ nhất
C. Lần thứ ba
D. Lần thứ tư
-
Câu 29:
"Văn hóa vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa là một mục tiêu của chúng ta" được Đảng ta đưa ra trong nghị quyết hội tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy:
A. Thứ VI
B. Thứ VII
C. Thứ V
D. Thứ VIII
-
Câu 30:
Thể loại nào "có sức sống mạnh mẽ nhất, và là món ăn tinh thần không thể thiếu với tất cả mọi người trong kháng chiến chống Mỹ"?
A. Hội họa
B. Ca nhạc
C. Múa
D. Kịch