500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chất xơ có trong rau quả mền mại và có tác dụng tốt hơn trong ngũ cốc?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Thịt nướng, ram có ướp đường là những món ăn có sức hấp dẫn cao nhưng giá trị sinh học của món ăn đó lại giảm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Nhu cầu của cơ thể về vitamin C và caroten dựa chủ yếu vào rau và quả:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Đậu đỗ cần được ăn chín và ngâm nước trước khi rang để loại trừ các chất phản dinh dưỡng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Một trong những nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý:
A. Cần nắm vững thói quen ăn uống của đối tượng
B. Chỉ xây dựng thực đơn cho 1 ngày duy nhất
C. Xây dựng thực đơn cho 3 ngày
D. Xây dựng thực đơn trong thời gian dài, ít nhất 7 -10 ngày
-
Câu 6:
Trong nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý, đối với chế độ ăn ngày 3 bữa, năng lượng dành cho bữa sáng nên vào khoảng:
A. 15-20%
B. 20-25%
C. 25-30%
D. 30-35%
-
Câu 7:
Trong nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý, đối với chế độ ăn ngày 3 bữa, năng lượng dành cho bữa trưa nên vào khoảng:
A. 20-25%
B. 25-30%
C. 30-35%
D. 35-40%
-
Câu 8:
Trong nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý, đối với chế độ ăn ngày 3 bữa, năng lượng dành cho bữa tối nên vào khoảng:
A. 20-25%
B. 25-30%
C. 30-35%
D. 35-40%
-
Câu 9:
Trong nguyên tắc xây dựng thực đơn hợp lý, đối với người lao động nặng, nhu cầu năng lượng cao, nên chia khẩu phần ăn thành:
A. 1-2 bữa
B. 2-3 bữa
C. 3-4 bữa
D. 4-5 bữa
-
Câu 10:
Trong việc phân chia thực phẩm theo nhóm, người ta áp dụng nguyên tắc:
A. Dựa vào sự giống nhau về thành phần hoá học và Sự cân đối giữa các acid amin
B. Dựa vào sự giống nhau về giá trị dinh dưỡng và sự cân đối giữa các chất sinh và không sinh năng lượng
C. Dựa vào tính chất lý học của các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm
D. Dựa vào sự giống nhau về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
-
Câu 11:
Trong cách phân chia thực phẩm thành 6 nhóm, thực phẩm nào sau đây thuộc nhóm 1:
A. Thịt, Cá, Tôm , Cua, Phomát
B. Thịt, Cá, Trứng, Đậu, Sữa
C. Thịt, Cá, Ốc, Hến, Tôm
D. Thịt, Cá, Tôm , Cua, Trứng, Đậu
-
Câu 12:
Những thực phẩm thuộc nhóm 1 (Thịt, Cá ...) cung cấp cho cơ thể:
A. Nhiều Calci; Nhiều sắt
B. Nhiều sắt; Nhiều vitamin C
C. Nhiều Calci, nhiều Phospho
D. Protid có giá trị cao; Nhiều sắt
-
Câu 13:
Những thực phẩm thuộc nhóm 1 ( Thịt, Cá ...) NGHÈO chất dinh dưỡng nào:
A. Glucid; Phospho; Vitamin A và C
B. Calci; Phospho; Vitamin A và C
C. Vitamin A và C; Phospho; sắt
D. Glucid; Calci; Vitamin A và C
-
Câu 14:
Trong cách phân chia thực phẩm thành 6 nhóm, thực phẩm nào sau đây thuộc nhóm 2:
A. Sữa, Phomát
B. Trứng, Đậu
C. Tôm, Cua
D. Đậu nành; Trứng
-
Câu 15:
Khi thay thế thực phẩm này bằng thực phẩm khác, để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần tôn trọng nguyên tắc nào sau đây:
A. Thay thực phẩm động vật này bằng thực phẩm động vật bất kỳ nào đó
B. Thay thực phẩm động vật này bằng thực phẩm thực vật bất kỳ nào đó
C. Chỉ thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm
D. Thực phẩm thay thế có trọng lượng bằng nhau (ví dụ thay 100g gạo bằng 100g bắp)
-
Câu 16:
Theo nguyên tắc, phải xây dựng thực đơn trong thời gian dài ít nhất 7 -10 ngày hay hơn, điều này cần thiết để:
A. Điều hòa khối lượng thực phẩm (mua, bảo quản vv...) và lên kế hoạch về kinh phí
B. Tổ chức công việc ở nhà ăn
C. Phân chia số bữa ăn một cách hợp lý
D. Đúng điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc ở nhà ăn
-
Câu 17:
Khoảng cách giữa các bữa ăn như thế nào là hợp lý:
A. không nên ngắn quá 4 giờ và dài quá 6 giờ
B. không nên ngắn quá 6 giờ và dài quá 6 giờ
C. không nên ngắn quá 4 giờ và dài quá 8 giờ
D. không nên ngắn quá 6 giờ và dài quá 8 giờ
-
Câu 18:
Khi tiến hành xây dựng một khẩu phần ăn, việc cần thiết phải làm là:
A. Xác định nhu cầu năng lượng của đối tượng
B. Xác định tuổi của đối tượng
C. Xác định giới của đối tượng
D. Xác định nghề nghiệp của đối tượng
-
Câu 19:
Khi thành lập thực đơn, nên đưa nhóm thực phẩm nào vào đầu tiên:
A. Nhóm thịt,Cá..
B. Nhóm ngũ cốc
C. Nhóm dầu mỡ
D. Nhóm rau quả
-
Câu 20:
Đối tượng có nhu cầu năng lượng là 2200Kcal, nhu cầu protid tính theo gam (theo đề nghị của Viên Dinh Dưỡng Việt Nam) sẽ là:
A. 60
B. 62
C. 64
D. 66
-
Câu 21:
Nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng (theo UNICEF):
A. Chế độ ăn thiếu về số lượng
B. Thiếu ăn và nhiễm khuẩn
C. Nhiễm khuẩn
D. Chế độ ăn thiếu về số lượng
-
Câu 22:
Một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây suy dinh dưỡng theo (UNICEF):
A. Thu nhập gia đình thấp
B. Dân trí thấp
C. An ninh thực phẩm hộ gia đình không đảm bảo
D. Thiếu ăn
-
Câu 23:
Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc nhận biết thể thiếu dinh dưỡng nào là quan trọng:
A. Thể nhẹ
B. Thể vừa
C. Thể nặng
D. Thể nhẹ và vừa
-
Câu 24:
Ngưòi ta dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc nào sau đây để phân loại thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng:
A. Cân nặng theo tuổi và vòng cánh tay
B. Chiều cao theo tuổi và vòng ngực
C. Cân nặng theo chiều cao và vòng eo
D. Cân nặng theo tuổi và Chiều cao theo tuổi
-
Câu 25:
Theo GOMEZ, chỉ tiêu nhân trắc nào sau đây được dùng để phân loại thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng:
A. Cân nặng theo tuổi
B. Chiều cao theo tuổi
C. Cân nặng theo chiều cao
D. Tỷ vòng eo/ vòng mông
-
Câu 26:
Theo GOMEZ, được gọi là Thiếu dinh dưỡng độ I khi cân nặng so với chuẩn đạt:
A. 90 - 100%
B. 75 - 90%
C. 60 - 75%
D. 50 - 60%
-
Câu 27:
Theo GOMEZ, được gọi là Thiếu dinh dưỡng độ II khi cân nặng so với chuẩn đạt:
A. 90 - 100%
B. 75 - 90%
C. 60 - 75%
D. 50 - 60%
-
Câu 28:
Theo phân loại của WATERLOW, thiếu dinh dưỡng thể GẦY CÒM biểu hiện bằng:
A. Cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn
B. Cân nặng theo tuổi thấp hơn so với chuẩn
C. Chiều cao theo cân nặng thấp hơn so với chuẩn
D. Chiều cao theo tuổi thấp hơn so với chuẩn
-
Câu 29:
Theo phân loại của WATERLOW, thiếu dinh dưỡng thể CÒI CỌC biểu hiện bằng:
A. Cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn
B. Cân nặng theo tuổi thấp hơn so với chuẩn
C. Chiều cao theo cân nặng thấp hơn so với chuẩn
D. Chiều cao theo tuổi thấp hơn so với chuẩn
-
Câu 30:
Theo WATERLOW, nếu có chương trình can thiệp dinh dưỡng thì nên ưu tiên cho:
A. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm
B. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi cọc
C. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phối hợp còm-còi
D. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân