500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
800C là nhiệt độ tối thiểu để:
A. Sát trùng chắc chắn các dụng cụ nhà bếp và bàn ăn sau khi đã rửa sạch
B. Chế biến thức ăn đảm bảo tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh
C. Nấu chín thức ăn
D. Giữ nóng thức ăn
-
Câu 2:
Nhân viên phục vụ ăn uống công cộng cần tuân theo yêu cầu vệ sinh cá nhân nào:
A. Mặc quần áo bảo hộ khi sản xuất, khi chế biến thực phẩm, vệ sinh đôi tay
B. Mặc đồ bình thường nhưng yêu cầu sạch sẽ
C. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
D. Chỉ cần đeo khẩu trang là đủ
-
Câu 3:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nam trưởng thành bị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb trong máu thấp hơn:
A. 10 g/100ml
B. 11 g/100ml
C. 12 g/100ml
D. 13 g/100ml
-
Câu 4:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nữ trưởng thành bị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb trong máu thấp hơn:
A. 10 g/100ml
B. 11 g/100ml
C. 12 g/100ml
D. 13 g/100ml
-
Câu 5:
Người phục vụ ăn uống có cần đeo khẩu trang không?
A. Nhất thiết phải đeo để phòng bệnh cho người ăn
B. Nhất thiết phải đeo để phòng bệnh cho bản thân
C. Nên đeo để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân họ và người khác
D. Không cần thiết phải đeo
-
Câu 6:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nữ có thai bị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb trong máu thấp hơn :
A. 10 g/100ml
B. 11 g/100ml
C. 12 g/100ml
D. 13 g/100ml
-
Câu 7:
Bếp ăn một chiều không nhằm mục đích này:
A. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
B. Để sản xuất theo dây chuyền
C. Để tăng hiệu quả sản xuất
D. Thuận tiện cho người ăn
-
Câu 8:
Cách rửa bát đũa nào sau đây là đúng?
A. Rửa nước ấm với xà phòng rồi rửa lại bằng nước lạnh
B. Chỉ cần rửa với nước nhiều lần
C. Rửa một nước để loại bỏ thức ăn thừa sau đó rửa lại bằng nước ấm với xà phòng rồi rửa sạch lại bằng nước nóng
D. Rửa nước lạnh với xà phòng rồi tráng lại bằng nước sôi
-
Câu 9:
Ở Việt nam, đối tượng nào sau đây có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao nhất:
A. Trẻ em trước tuổi đi học
B. Phụ nữ có thai
C. Vị thành niên
D. Nam trưởng thành
-
Câu 10:
Phương pháp sát trùng chắc chắn các dụng cụ nhà ăn là xử lý bằng:
A. Hoá chất
B. Xà phòng
C. Nước sạch
D. Nhiệt độ >= 800C
-
Câu 11:
Thức ăn chứa Fe ở dạng Hem được hấp thu bao nhiêu phần trăm:
A. 1 - 10
B. 10 - 20
C. 20 - 30
D. 30 - 40
-
Câu 12:
Một cơ sở ăn uống công cộng phải được xây dựng cách xa các nơi nhiễm bẫn, nhiễm độc ít nhất là:
A. 10 mét
B. 20 mét
C. 50 mét
D. 100 mét
-
Câu 13:
Thực phẩm nào sau đây chứa sắt dạng Heme:
A. Thịt gia cầm, Gạo tẻ
B. Cá, gan gà
C. Huyết (Tiết), Bột mì
D. Đậu nành, Lòng đỏ trứng
-
Câu 14:
Thực phẩm nào sau đây chứa sắt không phải dạng Heme:
A. Tiết bò, Gạo tẻ
B. Thận heo, Bột mì
C. Khoai tây, Đậu xanh
D. Gan heo, Sắn
-
Câu 15:
Hạn chế tối đa sử dụng các đồ dùng chứa đựng thực phẩm làm bằng:
A. Nhựa dẻo tổng hợp
B. Các loại men sắt
C. Các loại men sứ
D. Gỗ
-
Câu 16:
Khẩu phần có giá trị sinh học THẤP khi Fe được hấp thu:
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
-
Câu 17:
Hàm lượng chì > 0,5% và asen > 0,03% là cấm dùng khi sử dụng các dụng cụ chứa đựng thực phẩm được làm từ:
A. Nhựa dẻo tổng hợp
B. Các loại men sắt
C. Các loại men sứ
D. Đồng, kẽm, sắt
-
Câu 18:
Kiến trúc xây dựng phòng sản xuất của cơ sở ăn uống công cộng không đòi hỏi yêu cầu này:
A. Hành lang từ kho đến phòng sản xuất rộng 1,5m
B. Trên bếp phải có hệ thống thông khói và thoát hơi nước ra ngoài
C. Sàn không trơn và có độ dôïc thích hợp
D. Phải đảm bảo chế độ về nhiệt độ và độ ẩm nhất định
-
Câu 19:
Khẩu phần có giá trị sinh học TRUNG BÌNH khi Fe được hấp thu:
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
-
Câu 20:
Khẩu phần có giá trị sinh học CAO khi Fe được hấp thu:
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
-
Câu 21:
Sắt và gang không thích hợp để chế tạo dụng cụ bàn ăn vì lý do:
A. Hoà tan được trong các acid yếu làm thực phẩm có màu nâu nhạt chổ tiếp xúc, muối sắt tạo ra sẽ làm biến đổi các sắc tố thực phẩm
B. Nặng nên khó sử dụng
C. Độc
D. Dẫn nhiệt cao nên rất nóng khi cầm vào chúng để ăn thức ăn
-
Câu 22:
Sự hấp thu Fe được tăng lên khi khẩu phần ăn có chứa:
A. Thực phẩm giàu Vitamin A
B. Thực phẩm giàu Vitamin B1
C. Thực phẩm giàu Vitamin B2
D. Thực phẩm giàu Vitamin C
-
Câu 23:
Nhôm được coi là vật liệu tốt được dùng để chế biến nấu nướng thực phẩm vì lý do:
A. Hợp chất của nhôm không độc
B. Dẫn nhiệt cao
C. Bị rĩ dưới tác dụng của muối ăn
D. Nhẹ và bền, dẫn nhiệt cao và không độc
-
Câu 24:
Sự hấp thu Fe sẽ bị giảm đi khi khẩu phần ăn có chứa:
A. Chất xơ
B. Nhiều tinh bột
C. Nhiều muối
D. Tanin
-
Câu 25:
Chỉ sử dụng đồ sành, sứ khi nhiệt độ nung trong quá trình sản xuất phải đạt nhiệt độ tối thiểu để không thôi các kim loại nặng ra thức ăn, nhiệt độ đó là:
A. 9000C
B. 10000C
C. 11000C
D. 12000C
-
Câu 26:
Trong điều tra sàng lọc ở cộng đồng, Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là:
A. định lượng hemoglobin, ferritin trong huyết thanh
B. định lượng hematocrit, ferritin trong huyết thanh
C. định lượng ferritin huyết thanh, protoporphyrin hồng cầu
D. định lượng hemoglobin, hematocrit
-
Câu 27:
Cấm dùng dụng cụ làm bằng đồng, kẽm, sắt khi trong thành phần của chúng có chứa:
A. Chì > 0,5%. Asen > 0,05%
B. Chì > 0,5%. Asen > 0,04%
C. Chì > 0,5% và Asen > 0,03%
D. Chì < 05% và Asen > 0,03%
-
Câu 28:
Trong số các thực phẩm sau đây, thực phẩm nào chứa nhiều sắt hơn cả:
A. Gan heo 12,0
B. Gan gà 8,2
C. Thịt gà 1,5
D. Lòng đỏ trứng 5,6
-
Câu 29:
Không tuyển những người có mắc bệnh nào sau đây vào làm việc ở một cơ sở ăn uống công cộng:
A. Lao
B. Viêm loét dạ dày tá tràng
C. Viêm đa khớp dạng thấp
D. Hen suyễn
-
Câu 30:
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng về thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng toàn quốc vào năm 2000, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là:
A. > 25%
B. > 30%
C. > 35%
D. > 40%