700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế
tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, hành vi lừa dối thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là gì?
A. Là hành vi tạo ra một ấn tượng giả về các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh
B. Là hành vi tạo ra một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ giả sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh
C. Là hành vi tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ nhái lại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh
-
Câu 2:
Trình bày khái niệm về Luật Thương mại?
A. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các lĩnh vực khác
B. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
C. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư
D. Thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm việc mua bán hàng hóa và các hoạt động khác trong lĩnh vực thương mại.
-
Câu 3:
Trình bày nguyên tắc bảo về lợi ích chính đáng của người kinh doanh, người tiêu dùng?
A. Thương nhân phải thông tin đầy đủ về hàng hóa mà mình bán ra, phải đảm bảo tính hợp pháp hoạt động của mình
B. Thương nhân phải thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hóa và dịch vụ mà mình cung ứng, phải bảo đảm tính hợp pháp hoạt động của mình, không được bán phá giá. Người tiêu dùng có quyền khiểu kiện thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi lợi ích bị xâm phạm
C. Thương nhân phải bán hàng đúng giá, không động bán phá giá, bảo đảm nguồn gốc của hàng hóa bán ra, thông tin đầy đủ cho khách hàng
D. Thương nhân phải bán hàng trung thực, không lừa dối khách hàng, bán hàng đúng giá. Người tiêu dùng được thành lập tổ chức bảo về lợi ích chính đàng của mình theo quy định của pháp luật. Người tiêu dùng có quyền khiếu kiện thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 4:
Trình bày nguyên tắc tự do hoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp luật:
A. Là mọi cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hành nghề thương mại trong các lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm
B. Là bất kì ai từ 18 tuổi trở lên không mắc bệnh tâm thần đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực, những địa bàn mà pháp luật không cấm
C. Là mọi người kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực hành nghề mà pháp luật không cấm
D. Là mọi người kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật cho phép
-
Câu 5:
Là bất kì ai từ 18 tuổi trở lên không mắc bệnh tâm thần đều có quyền hoạt động thương mại ở những lĩnh vực, những địa bàn mà pháp luật không cấm
A. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, hiệp hội thương mại
B. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
C. Thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
D. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài
-
Câu 6:
Quyền của thương nhân Việt Nam theo quy định của pháp luật:
A. Quyền hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm
B. Quyền hoạt động và được bảo hộ trong các ngành nghề mà nhà nước không cấm và những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có vốn pháp định
C. Quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn theo các hình thức mà pháp luật không cấm, quyền hoạt động đó được nhà nước bảo hộ
D. Quyền hoạt động thương mại tất cả các địa bàn
-
Câu 7:
Nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật?
A. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế
B. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế và nộp các khoản lệ phí
C. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế, bảo vệ môi trường, luật lao động, luật đất đai
D. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, đóng thuế, bảo vệ môi trường, các quy đinh pháp luật khác có liên quan
-
Câu 8:
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thành lập đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài?
A. Luật Việt Nam
B. Đăng ký theo pháp luật nước ngoài
C. Pháp luật nước ngoài công nhận
D. Do pháp luật Việt Nam đăng ký
-
Câu 9:
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo hình thức nào?
A. Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh
B. Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
C. Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
D. Văn phòng đại diện, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
-
Câu 10:
Cơ quan nào thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động tại VIệt Nam:
A. Bộ công thương
B. Bộ kế hoạch và đầu tư
C. Chính phủ
D. Bộ tài chính
-
Câu 11:
Cơ quan nào quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam:
A. Bộ tài chính
B. Bộ công thương
C. Bộ ngoại giao
D. Bộ kế hoạch và đầu tư
-
Câu 12:
Cơ quan nào quản lý việc cấp giấy phéo thành lập văn phòng đại diện, chi nhanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
A. Bộ công thương
B. Bộ kế hoạch và đầu tư
C. Bộ tài chính
D. Ủy ban dối ngoại của quốc hội
-
Câu 13:
Quyền của Chi nhánh?
A. Mở tài khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở, tuyển lao động
B. Mở tài khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở
C. Mở tài khoản, ký kết hợp đồng, thuê trụ sở, có con dấu
D. Thuê trụ sở hoạt động, ký kết hợp đồng. mở tài khoản, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, có con dấu riêng
-
Câu 14:
Nghĩa vụ của chi nhánh?
A. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam
B. Thực hiện chế độ kế toán Việt Nam và pháp luật nước ngoài
C. Thực hiện chế độ kế toán Việt Nam – báo cáo hoạt động của chi nhánh
D. Báo cáo hoạt động của chi nhánh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 15:
Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp:
A. Hết thời hạn ghi trong giấy phép do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động
B. Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép
C. Do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động
D. Do thương nhân vi phạm pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
-
Câu 16:
Mục đích thành lập hiệp hội thương mại:
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân
B. Bảo vệ quyền của thương nhân, Phổ biến pháp luật thương mại
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, phổ biến pháp luật thương mại
D. Phổ biến pháp luật thương mại
-
Câu 17:
Hiệp hội được tổ chức hoạt động trên cơ sở pháp lý nào?
A. Trên cơ sở pháp lý về Luật hội
B. Trên cơ sở pháp lý về Pháp lệnh hội
C. Trên cơ sở pháp lý về Nghị định hiệp hội
D. Trên cơ sở pháp lý về thông tư lập hội
-
Câu 18:
Theo Luật thương mại việc mua bán hàng hóa được sử dụng các hình thức:
A. Hình thức bằng lời nói , tao đổi miệng
B. Bằng văn bản
C. Bằng hành vi cụ thể
D. Lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản , phương tiện điện tử
-
Câu 19:
Trình bày khái niệm hợp đồng mua bán hang hóa?
A. Là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể phù hợp với các quy định về hợp đồng dân sư
B. Là sự thỏa thuận các bên bằng văn bản
C. Là sự thỏa thuận của các bên , không bên nào áp đặt bên nào
D. Là sự thỏa thuận của các bên bằn vắn bản, bằng các phương tiện truyền thông hoặc bất kỳ thỏa thuận nào theo quy định của pháp luật
-
Câu 20:
Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng mua bán hang hóa?
A. Tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng, cách thức giải quyết tranh chấp
B. Tên hàng , số lượng, chất lượng của hang hóa , cách giao hang , phương tiện vận chuyển, tiền thanh toán
C. Tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách của hang hóa
D. Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả của hang hóa
-
Câu 21:
Về tên hàng(trong bản hợp đồng) các bên cam kết cần chú ý điểm gì để bảo đảm bản hợp đồng đúng pháp luật:
A. Là loại hàng không đủ tiêu chuẩn để lưu thông
B. Là hàng hóa không bị cấm lưu thông
C. Là loại hàng hóa chưa được phép lưu thông
D. Là loại hàng chưa bị cấm, chưa được phép lưu thông
-
Câu 22:
Về số lượng hàng hóa các bên phải ghi trong hợp đồng như thế nào để đảm bảo đúng pháp luạt?
A. Phải dùng đơn vị đo lường của quốc gia
B. Phải dùng đơn vị đo lường thống nhất của quốc gia như mét, lít…
C. Phải dùng đúng đơn vị đo lường thống nhất của quốc gia
D. Phải dùng đơn vị đo lường của quốc gia, nước dùng lít, vải dùng mét, gạo dùng kg, gỗ dùng mét khối
-
Câu 23:
Về chất lượng hàng hóa , các bên phải ghi trong hợp đông như thế nào để đảm bảo đúng pháp luật:
A. Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng, kích thước , màu sắc của sản phẩm
B. Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng , kích thước, tính năng của sản phẩm
C. Phải mô tả tỉ mỉ kiểu dáng , kích thước, quy cách của sản phẩm
D. Nếu hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia (ISO) hoặc thỏa thuận trong hợp đồng
-
Câu 24:
Nếu 2 thương nhân là người Việt Nam thì điều khoản về giá cả trong hợp đồng này được áp dụng như thế nào?
A. Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính giá, phương pháp tính giá do 2 bên thỏa thuận
B. Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính, phương pháp định giá
C. Lấy Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ làm đơn vị tính giá
D. Lấy Việt Nam đồng làm đơn vị tính giá
-
Câu 25:
Về thanh toán hợp đồng, các bên thỏa thuận theo hình thức nào?
A. Thanh toán bằng chuyển tiền (ủy nhiệm chi) qua ngân hàng, qua kho bạc, thanh toán séc
B. Thanh toán bằng hàng hóa (Hàng đổi hàng), chuyển tiền (ủy nhiệm chi), dùng thương phiếu, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng thư di động
C. Thanh toán bằng thư tín dụng và ủy nhiệm chi
D. Thanh toán bằng séc
-
Câu 26:
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm các loại hợp đồng?
A. Hợp đồng có thời hạn,hợp đồng các bên không có quyền chọn
B. Hợp đồng có thời hạn,hợp đồng 2 bên có quyền chọn
C. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn
D. Hợp đồng có thời hạn,hợp đồng bên mua có quyền chọn
-
Câu 27:
Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có nghĩa vụ gì?
A. Đóng tiền ký quỹ tại sở giao dịch
B. Đóng tiền quỹ,nộp thuế,nộp phí
C. Đóng tiền thuế, nộp quỹ
D. Đóng tiền quỹ,nộp phí,lệ phí
-
Câu 28:
Thế nào là trường hợp khẩn cấp trong hoạt động mua bán ở sở giao dịch hàng hóa?
A. Là hiện tượng rối loạn thị trường,quan hệ cung cầu không cân đối
B. Là hiện tượng rối loạn thị trường hàng hóa làm cho các giao dịch qua sở giao dịch không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu
C. Là hiện tượng rối loạn thị trường,tiền và hàng trên thị trường không cân đối,không giao kết được hợp đồng mua bán
D. Là hiện tượng nhiều hàng hóa trên thị trường
-
Câu 29:
Bộ trưởng bộ công thương có quyền gì trong trường hợp khẩn cấp?
A. Tạm ngừng việc giao dịch qua sở giao dịch
B. Tạm ngừng việc giao dịch qua sở giao dịch,thay đổi lịch giao dịch
C. Tạm ngừng việc giao dịch qua sở giao dịch,hạn chế các giao dịch
D. Tạm ngừng việc giao dịch,thay đổi điều lệ của sở giao dịch
-
Câu 30:
Theo luật thương mại hiện hành, thế nào là xuất xứ hàng hóa?
A. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa nhất định, hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài
B. Là nước hoặc miền, vùng sản xuất ra hàng hóa
C. Là địa phương sản xuất ra một mặt hàng nổi tiếng
D. Là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc thực hiện công đoạn chế biến cơ bản ra hàng hóa