750 câu trắc nghiệm Quản trị học
tracnghiem.net chia sẻ 750 câu trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard không liên quan đến:
A. Hành vi lãnh đạo.
B. Hành vi hỗ trợ.
C. Sự trưởng thành.
D. Định hướng thành tích.
-
Câu 2:
Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard chia phong cách lãnh đạo thành các loại:
A. Hỗ trợ, kèm cặp, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
B. Hỗ trợ, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
C. Hướng dẫn, kèm cặp, điều hành trực tiếp, ủy quyền.
D. Hướng dẫn, hỗ trợ, kèm cặp, điều hành trực tiếp.
-
Câu 3:
Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên thấy tự tin hoàn thành nhiệm vụ thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
A. Hỗ trợ.
B. Kèm cặp.
C. Điều hành trực tiếp.
D. Tham gia.
-
Câu 4:
Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên chưa sẵn sàng để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
A. Hỗ trợ.
B. Kèm cặp.
C. Ủy quyền.
D. Điều hành trực tiếp.
-
Câu 5:
Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, với nhân viên mới thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
A. Hướng dẫn.
B. Kèm cặp.
C. Ủy quyền.
D. Điều hành trực tiếp.
-
Câu 6:
Theo thuyết lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard, khi nhân viên đã trưởng thành ở mức cao thì áp dụng phong cách lãnh đạo:
A. Hướng dẫn.
B. Kèm cặp.
C. Ủy quyền.
D. Hỗ trợ.
-
Câu 7:
Thuyết đường dẫn tới mục tiêu của Robert House, có thể nâng cao động cơ của người dưới quyền bằng cách:
A. Giao nhiệm vụ tổng quát cho nhân viên.
B. Làm cho người dưới quyền nhận diện rõ ràng nhiệm vụ.
C. Không quan tâm nhu cầu cấp dưới.
D. Giám sát chặt chẽ và thường xuyên.
-
Câu 8:
Thuyết đường dẫn tới mục tiêu của Robert House, phân chia phong cách lãnh đạo thành các loại:
A. Định hướng vào thành tích, điều hành trực tiếp, tham gia, hỗ trợ.
B. Định hướng vào thành tích, điều hành trực tiếp, hỗ trợ, phân quyền.
C. Điều hành trực tiếp, tham gia, hỗ trợ, ủy quyền.
D. Định hướng vào thành tích, hỗ trợ, phân quyền.
-
Câu 9:
Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo ít tham khảo từ thông tin của cấp dưới và tự mình ra quyết định là phong cách lãnh đạo:
A. Độc đoán.
B. Tham vấn.
C. Dân chủ.
D. Ủy quyền.
-
Câu 10:
Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo và nhân viên hợp thành một nhóm để thảo luận về tình huống rồi người lãnh đạo ra quyết định cuối cùng là phong cách lãnh đạo:
A. Độc đoán.
B. Tham vấn.
C. Dân chủ.
D. Ủy quyền.
-
Câu 11:
Theo Vroom-Yettor-Jago, người lãnh đạo và nhân viên hợp thành một nhóm để cùng thảo luận về tình huống và ra quyết định là phong cách lãnh đạo:
A. Độc đoán.
B. Tham vấn.
C. Dân chủ.
D. Ủy quyền.
-
Câu 12:
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, trả lương tốt và công bằng, cung cấp ăn trưa, ăn giữa ca miễn phí, phúc lợi nhằm thỏa mãn....
A. Nhu cầu sinh lý.
B. Nhu cầu an toàn.
C. Nhu cầu xã hội.
D. Nhu cầu mức thấp.
-
Câu 13:
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, đảm điều kiện thuận lợi, công việc ổn định nhằm thỏa mãn.....
A. Nhu cầu sinh lý.
B. Nhu cầu an toàn.
C. Nhu cầu xã hội.
D. Nhu cầu mức thấp.
-
Câu 14:
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, tạo điều kiện làm việc theo nhóm, tham gia ý kiến nhằm thỏa mãn....
A. Nhu cầu an toàn.
B. Nhu cầu xã hội.
C. Nhu cầu tôn trọng.
D. Nhu cầu mức cao.
-
Câu 15:
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, tôn vinh sự thành công và phổ biến thành tích nhằm thỏa mãn...
A. Nhu cầu mức cao.
B. Nhu cầu xã hội.
C. Nhu cầu tôn trọng.
D. Nhu cầu tự hoàn thiện.
-
Câu 16:
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, được tham gia quá trình cải biến doanh nghiệp nhằm thỏa mãn....
A. Nhu cầu mức cao.
B. Nhu cầu xã hội.
C. Nhu cầu tôn trọng.
D. Nhu cầu tự hoàn tiện.
-
Câu 17:
Khi cần tạo mối quan hệ lâu dài thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
A. Né tránh.
B. Cạnh tranh.
C. Hợp tác.
D. Nhượng bộ.
-
Câu 18:
Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, làm cho người khác hành động theo cách mà đáng ra họ không hành động như vậy là loại nhu cầu nào:
A. Nhu cầu thành tích.
B. Nhu cầu quyền lực.
C. Nhu cầu tự hoàn thiện.
D. Nhu cầu được tôn trọng.
-
Câu 19:
Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, mong muốn về những quan hệ qua lại gần gũi thân thiết là loại nhu cầu nào:
A. Nhu cầu thành tích.
B. Nhu cầu quyền lực.
C. Nhu cầu liên minh.
D. Nhu cầu được tôn trọng.
-
Câu 20:
Nhu cầu nào không phải là một trong những nhu cầu theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland:
A. Nhu cầu thành tích.
B. Nhu cầu quyền lực.
C. Nhu cầu liên minh.
D. Nhu cầu phát triển.
-
Câu 21:
Theo thuyết về các nhu cầu của David McClelland, làm cho người khác hành động theo cách mà đáng ra họ không hành động như vậy là loại nhu cầu nào:
A. Nhu cầu thành tích.
B. Nhu cầu quyền lực.
C. Nhu cầu liên minh.
D. Nhu cầu tự hoàn thiện.
-
Câu 22:
Khi hai bên giữ mục tiêu và cần có giải pháp tạm thời thì nên chọn biện pháp giải quyết xung đột:
A. Né tránh.
B. Cạnh tranh.
C. Hợp tác.
D. Thỏa hiệp.
-
Câu 23:
Theo thuyết ngẫu nhiên của Fiedler, mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống không liên quan tới yếu tố nào sau đây:
A. Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền là tốt hay xấu.
B. Cấu trúc nhiệm vụ là cao hay thấp.
C. Quyền lực chính thức của người lãnh đạo là mạnh hay yếu.
D. Môi trường bên ngoài thuận lợi hay bất lợi.
-
Câu 24:
Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho nhân viên gồm:
A. Các đặc điểm cá nhân, đặc trưng công việc, đặc điểm doanh nghiệp.
B. Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường vĩ mô bên ngoài.
C. Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường vi mô bên ngoài.
D. Các đặc điểm cá nhân, đặc điểm doanh nghiệp, môi trường bên trong và bên ngoài.
-
Câu 25:
Lý thuyết nào sau đây không liên quan đến tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu:
A. Thuyết nhu cầu của Maslow.
B. Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg.
C. Thuyết mong đợi.
D. Thuyết quản trị khoa học.