200 câu trắc nghiệm Hành vi tổ chức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 200 câu hỏi trắc nghiệm Hành vi tổ chức, bao gồm các kiến thức tổng quan về hành vi và thái độ của cá nhân, tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Động viên xảy ra khi:
A. Nhu cầu không được thỏa mãn –> dẫn dắt–> áp lực –> tìm kiếm hành vi –> thỏa mãn nhu cầu
B. Nhu cầu không được thỏa mãn –> tìm kiếm hành vi –> dẫn dắt –> áp lực –> thỏa mãn nhu cầu
C. Nhu cầu không được thỏa mãn –> áp lực –> cố gắng –> tìm kiếm hành vi –> thỏa mãn nhu cầu
D. Nhu cầu không được thỏa mãn –> dẫn dắt –> tìm kiếm hành vi–> áp lực –> thỏa mãn nhu cầu
-
Câu 2:
Do công việc quá nhiều, lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên làm thêm giờ.Nhân viên không thích làm thêm giờ nhưng vẫn phải chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo.Hiện tượng này mô tả cho yếu tố nào dưới đây?
A. Sự mâu thuẫn giữa thái độ với hành vi
B. Sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi
C. Thái độ của nhân viên trong công ty
D. Sự mâu thuẫn giữa lãnh đạo với nhân viên
-
Câu 3:
Yếu tố nào sẽ xảy ra khi cá nhân ra quyết định và có xu hướng giữ quyết định đó cho dù nó có ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức?
A. Cam kết tăng dần trong ra quyết định
B. Bảo thủ
C. Cứng nhắc
D. Kém linh hoạt
-
Câu 4:
Nhân viên không chỉ trích sếp của mình ở nơi công cộng hay không nói chuyện bằng điện thọai quá lâu trong giờ làm việc là những ví dụ liên quan đến:
A. Chuẩn mực
B. Địa vị
C. Đoàn kết
D. Vai trò
-
Câu 5:
Trước khi gửi thông điệp, người truyền tin đặt mình vào địa vị của người nhận tin là biểu hiện của?
A. Sự giải thích
B. Sự thông cảm
C. Sự đồng cảm
D. Sự hiểu biết
-
Câu 6:
Mô hình nào liên quan đến học thuyết cho rằng một nhà lãnh đạo hiệu quả hay không là phụ thuộc vào sự tương thích giữa mối quan hệ với cấp dưới, tình huống lãnh đạo và khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo?
A. Mô hình Fiedler
B. Mô hình của Hersey và Blanchard
C. Lý thuyết lãnh đạo tình huống
D. Học thuyết hành vi
-
Câu 7:
Học thuyết nào được đưa ra để khắc phục những nhược điểm của học thuyết Maslow?
A. Học thuyết ERG
B. Học thuyết công bằng
C. Học thuyết McClelland
D. Học thuyết mong đợi.
-
Câu 8:
Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?
A. Tính cụ thể
B. Hiệu suất thấp
C. Sự phản hồi
D. Tính thách thức
-
Câu 9:
Thái độ của cá nhân trong tổ chức có các loại:
A. Sự hài lòng trong công việc
B. Gắn bó với công việc
C. Cam kết với tổ chức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Một trong những ảnh hưởng phi chức năng của văn hóa tổ chức là:
A. Tăng tính cam kết gắn bó với tổ chức
B. Giảm tính mơ hồ trong nhân viên
C. Tạo sự đồng nhất giữa các nhân viên
D. Cản trở sự đa dạng.
-
Câu 11:
Đặc điểm nổi bật của cơ cấu tổ chức kiểu ma trận?
A. Tập trung quyền lực
B. Dễ quản lý
C. Tầm hạn quản trị rộng
D. Không tập trung điều hành
-
Câu 12:
Quá trình tuyển chọn trong duy trì văn hóa tổ chức là gì?
A. Tuyển chọn những văn hóa phù hợp với tổ chức
B. Tuyển chọn những nhân viên phù hợp với tổ chức
C. Tuyển chọn những đối tác phù hợp với văn hóa tổ chức
D. Tuyển chọn những mục tiêu phù hợp với văn hóa tổ chức
-
Câu 13:
Các giai đoạn trong quá trình hòa nhập văn hóa tổ chức của nhân viên?
A. Giai đoạn trước khi gia nhập, trong khi gia nhập, sau khi gia nhập
B. Giai đoạn trước khi gia nhập, đương đầu với thực tế, biến đổi về chất của nhân viên
C. Giai đoạn hình thành, phát triển, suy thoái
D. Giai đoạn bắt đầu gia nhập, phát hiện đặc điểm riêng biệt, hòa hợp với văn hóa
-
Câu 14:
Khi tổ chức muốn theo đuổi chiến lược cắt giảm chi phí, thì tổ chức ần thiết kế cơ cấu theo dạng:
A. Cơ cấu hữu cơ
B. Cơ cấu cơ học
C. Cơ cấu hóa
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 15:
Phương pháp mới nhất để giúp nhóm họp chính thức ra quyết định dựa trên công nghệ máy tính là:
A. Kỹ thuật họp điện tử
B. Gửi thư điện tử
C. Quyết định bằng máy tính
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Những bài kiểm tra liên quan đến trí óc sẽ giúp cho nhà quản lý dự đoán được:
A. Hài lòng trong công việc
B. Thuyên chuyển
C. Kết quả thực hiện công việc
D. Khả năng làm việc với những người khác
-
Câu 17:
Phong cách lãnh đạo, quyền lực và xung đột là biến thuộc ..………………:
A. Cấp độ nhóm
B. Cấp độ tổ chức
C. Cấp độ cá nhân
D. Cấp độ quốc gia
-
Câu 18:
Khi nhân viên cảm thấy không công bằng, họ có thể phản ứng theo mấy cách?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 19:
Theo Victor Vroom, động lực của cá nhân phụ thuộc vào các mối nào quan hệ sau đây?
A. Nỗ lực- kết quả
B. Kết quả-phần thưởng
C. Tính hấp dẫn của phần thưởng
D. Nỗ lực- kết quả, kết quả-phần thưởng và tính hấp dẫn của phần thưởng
-
Câu 20:
Yếu tố nào trong cấu trúc nhóm xác định vị trí hoặc thứ hạng do những người khác đặt ra cho nhóm hoặc các thành viên trong nhóm:
A. Vị trí
B. Thăng Tiến
C. Địa Vị
D. Vai Trò
-
Câu 21:
Theo học thuyết hai nhóm yếu tố cuả Herzberg, sự bất mãn công việc bao gồm tất cả những đáp án sau, ngoại trừ:
A. Chính sách và cơ chế hành chính của công ty
B. Trách nhiệm với công việc
C. Điều kiện làm việc
D. Mối quan hệ đồng nghiệp
-
Câu 22:
Một người có nhu cầu thành tích cao thường thích môi trường làm việc:
A. Ít thông tin phản hồi
B. Mức độ rủi ro thấp
C. Cơ hội phát triển các mối quan hệ bạn bè cao
D. Được phản hồi về kết quả thực hiện công việc
-
Câu 23:
Để duy trì văn hóa tổ chức, cần quan tâm đến các yếu tố sau đây, loại trừ:
A. Tuyển chọn nhân viên
B. Hành vi của ban giám đốc
C. Logo, cách trang trí nơi làm việc
D. Quá trình hòa nhập nhân viên
-
Câu 24:
Tất cả những yếu tố sau đều góp phần tăng sự hài lòng trong công việc ngọai trừ:
A. Khen thưởng công bằng
B. Công việc không có tính thách thức
C. Ủng hộ của đồng nghiệp
D. Điều kiện làm việc thuận lợi
-
Câu 25:
Sử dụng kênh truyền thông bằng các tập báo cáo tài liệu sẽ có đặc điểm:
A. Rõ ràng, mang tính thường lệ và độ phong phú thấp
B. Không rõ ràng, mang tính thường lệ và độ phong phú thấp
C. Rõ ràng, không mang tính thườngng lệ và độ phong phú thấp
D. Rõ ràng, mang tính thường lệ và độ phong phú cao
-
Câu 26:
Các yếu tố ở cấp độ tổ chức ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc trong mô hình hành vi tổ chức?
A. Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, truyền thông trong nhóm
B. Cơ cấu tổ chức, quyền lực và mâu thuẫn trong nhóm, chính sách nhân sự của tổ chức
C. Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, chính sách nhân sự của tổ chức
D. Văn hóa tổ chức, chính sách nhân sự của tổ chức, phong cách hành độ
-
Câu 27:
Trong học thuyết mong đợi, niềm tin nhận được phần thưởng có giá trị nếu thực hiện công việc tốt cho ta thấy:
A. Mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả thực hiện công việc
B. Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện công việc và khen thưởng của tổ chức
C. Mối quan hệ giữa khen thưởng của tổ chức và mục tiêu cá nhân
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 28:
Các yếu tố cấu thành nên thái độ của cá nhân bao gồm các yếu tố sau, ngoại trừ?
A. Nhận thức
B. Tình cảm
C. Hành vi
D. Kinh nghiệm
-
Câu 29:
Sau khi nghiên cứu các quản lý tin đồn, nhà quản lý có thể loại bỏ tin đồn trong tổ chức:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Người lao động có thể được động viên thông qua sự tham gia vào:
A. Xác định mục tiêu trong tổ chức
B. Ra quyết định trong tổ chức
C. Giải quyết các vấn đề trong tổ chức
D. Tất cả đều đúng