1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường:
A. Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường.
B. Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp
C. Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng.
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 2:
Môi trường pháp lý là:
A. Tổng thể các hoàn cảnh luật định được NN tạo ra để điều tiết sự phát triển KT, bắt buộc các chủ thể KT thuộc các thành phần hoạt động trong nền KTTT phải tuân theo.
B. Tổ hợp các hoàn cảnh chính trị, nó được tạo bởi thái độ chính trị nhà nước và của các tổ chức chính trị, tương quan giữa các tầng lớp trong xã hội, là sự ổn định chính trị để phát triển
C. Không gian kinh tế có tính toàn cầu, bao gồm các yếu tố có liên quan đến các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động kinh tế quốc tế
D. Hệ thống hoàn cảnh kinh tế được cấu tạo nên bởi một loạt nhân tố kinh tế. Các nhân tố thuộc về cầu như sức mua của xã hội và các nhân tố thuộc về cung như sức cung cấp của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế.
-
Câu 3:
Để thực hiện chức năng điều tiết hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước cần:
A. Xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách với các công cụ tác động của chính sách đó
B. Bổ sung hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế trong những trường hợp cần thiết
C. Hỗ trợ công dân lập nghiệp kinh tế
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 4:
Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
A. Phát triển kinh tế-xã hội tổng quát “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
B. Khắc phục được những hạn chế của việc điều tiết thị trường.
C. Phát huy tối đa nguồn lực trong nước, triệt để tranh thủ nguồn lực ngoài nước.
D. Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế
-
Câu 5:
Các chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
A. Sở hữu toàn dân
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 6:
Ngân sách nhà nước là:
A. Là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước.
B. Là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
C. Là các khoản vay nợ trong nước, ngoài nước như ban hành trái phiếu chính phủ, vay ODA, trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân và đầu tư phát triển.
D. Là các khoản thu phát sinh ko tại Việt Nam, bao gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam.
-
Câu 7:
Phương pháp Quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Phương pháp hành chính
B. Phương pháp kinh tế
C. Phương pháp giáo dục
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 8:
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là:
A. Thông qua ngân sách nhà nước, nhà nước định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng của nhà nước cả về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành.
B. Kiểm tra, giám sát việc phân phối và sử dụng các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
C. Quá trình nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ yếu của tài chính công ở nước ta:
A. Bộ máy quản lý nhà nước phải vững vàng hơn, cán bộ công chức vững vàng hơn về lập trường, về pháp luật, về chuyên môn nghiệp vụ
B. Huy động các nguồn tài chính bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích người lao động theo hướng quan tâm lợi ích đạt được
D. Bảo đảm nền kinh tế không bị khủng hoảng
-
Câu 10:
Một trong những vai trò của quản lý thuế:
A. Bảo đảm nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí
B. Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, các quy định về quản lý thuế
C. Kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức
D. Kiểm soát, xử lý vi phạm thuế
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là nội dung quản lý thuế:
A. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
B. Kiểm toán thuế
C. Quản lý số thu từ thuế
D. Quản lý người nộp thuế
-
Câu 12:
Một trong những nguyên tắc của quản lý tài chính công là:
A. Nguyên tắc thống nhất quyền lực vào nhà nước
B. Nguyên tắc công khai minh bạch
C. Nguyên tắc cân đối thu-chi
D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
-
Câu 13:
Nội dung nào không phải là nội dung quản lý thuế:
A. Quản lý thông tin người nộp thuế
B. Quản lý người nộp thuế
C. Quản lý hóa đơn, chứng từ
D. Xử lý vi phạm pháp luật
-
Câu 14:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lý thuế:
A. Tuân thủ pháp luật
B. Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích của người nộp thuế
C. Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước
-
Câu 15:
Một trong những nội dung hiện đại hóa công tác quản lý thuế:
A. Thực hiện quản lý thuế điện tử
B. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
C. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức thuế
D. Ban hành, áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử
-
Câu 16:
Một trong những nội dung của cải cách thủ tục hành chính thuế:
A. Rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuế để bãi bỏ thủ tục không đúng thẩm quyền
B. Xây dựng, ban hành các thủ tục hành chính thuế hiện đại
C. Nâng cao chất lượng thủ tục hành chính thuế
D. Ban hành thủ tục hành chính thuế đúng thẩm quyền
-
Câu 17:
Chức năng nào sau đây là chức năng quản lý Nhà nước về Kinh tế:
A. Định hướng phát triển kinh tế
B. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập quốc tế
C. Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhà nước
D. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế
-
Câu 18:
Chức năng nào sau đây không phải là chức năng quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Định hướng phát triển kinh tế
B. Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế
C. Điều tiết hoạt động kinh tế
D. Điều tiết thông tin
-
Câu 19:
Đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế thuộc nhóm công cụ nào trong các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Nhóm công cụ thể hiện tư tưởng quan điểm của Nhà nước
B. Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực hành vi xử sự của các chủ thể
C. Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của nhà Nước
-
Câu 20:
Chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ thuộc nhóm công cụ nào trong các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế
B. Ý đồ, mục tiêu quản lý
C. Chuẩn mực xử sự các hành vi của các chủ thể tham gia
D. Nhóm công cụ vật chất
-
Câu 21:
Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
B. Nguyên tắc quản lý bằng quyền lực nhà nước
C. Nguyên tắc kế hoạch hóa
D. Nguyên tắc hiệu quả
-
Câu 22:
Nguyên tắc nào sau đây không là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế:
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ
B. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
C. Nguyên tắc pháp chế
D. Nguyên tắc hạch toán kế toán
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung đổi mới quản lý nhà nước về KT:
A. Đổi mới định hướng cho sự phát triển kinh tế
B. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
C. Chức năng quản lý
D. Công cụ quản lý
-
Câu 24:
BOT là:
A. Hợp đồng liên doanh
B. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
C. Hợp đồng kinh tế
D. Hợp đồng đối tác công tư
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò chủ yếu của tài chính công?
A. Bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
B. Đáp ứng cao nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước.
C. Hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác
D. Bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị của đất nước.
-
Câu 26:
Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là:
A. Sử dụng các cơ quan chuyên môn trong nước như kiểm toán nhà nước, các tổ chức tư vấn kinh tế v.v… và khi cần thiết có thể sử dụng các tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài vào việc kiểm tra hoạt động kinh tế
B. Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tế đươc thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật
C. Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan ngôn luận, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc kiểm tra hoạt động kinh tế
D. Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với Chính phủ và các Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế
-
Câu 27:
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế là:
A. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh.
B. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.
C. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê, vv…
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 28:
Cơ chế quản lý kinh tế là:
A. Phương thức (cách thức) quản lý mà qua đó Nhà nước tác động vào nền kinh tế
B. Cơ chế tương tác giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Quan hệ này phù hợp thì lực lượng sản xuất phát triển. Cả hai mặt, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vừa là nhân, vừa là quả của nhau.
C. Cơ chế tương tác giữa các ngành kinh tế với nhau trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, như cơ chế tương tác giữa công nghiệp với nông nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi, khai thác và chế biến.vv…
D. Cơ chế tương tác giữa tiến bộ khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất xã hội, theo đó, việc tổ chức sản xuất tạo tiền đề cho cách mạng khoa học và công nghệ phát triển. Đến lượt nó, cách mạng khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy và là then chốt để củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất.
-
Câu 29:
Đặc điểm của phương pháp hành chính trong QLNN về KT:
A. Là phương pháp mang tính thuyết phục cao, không dùng sự cưỡng chế, không dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tất yếu khách quan để đối tượng quản lý tự giác thi hành nhiệm vụ
B. Có tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân…) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng
C. Là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế.
D. Là phương pháp mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
-
Câu 30:
Công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong viêc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế:
A. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
B. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
C. Chính sách kinh tế
D. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội