350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT
Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự, bồi dưỡng giáo viên tại trường và tập huấn giáo viên gồm những nội dung nào?
A. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, góp ý cho đồng nghiệp
B. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học
C. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học
D. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, góp ý, tập huấn, báo cáo chuyên đề
-
Câu 2:
Khi tổ chức dạy minh họa và dự giờ, việc dự giờ tập trung vào:
A. Nội dung, các phương pháp, kỹ thuật dạy học, hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh
B. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh
C. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, việc ghi bảng của giáo viên và ghi bài của học sinh
D. Nội dung bài học, các phương pháp và kỹ thuật dạy học, việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên
-
Câu 3:
Sinh hoạt chuyên môn về nội dung bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở được tổ chức ở cấp trường, cấp cụm với quy trình như sau:
A. Bước 1: Triển khai bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 3: Góp ý, hoàn chỉnh quá trình bồi dưỡng Bước 4: Áp dụng khai thác tài liệu, công cụ trực tuyến vào thực tế giảng dạy
B. Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 2: Triển khai bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 3: Góp ý, hoàn chỉnh quá trình bồi dưỡng Bước 4: Áp dụng khai thác tài liệu, công cụ trực tuyến vào thực tế giảng dạy
C. Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 2: Góp ý, hoàn chỉnh quá trình bồi dưỡng Bước 3: Triển khai bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 4: Áp dụng khai thác tài liệu, công cụ trực tuyến vào thực tế giảng dạy
D. Bước 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 2: Triển khai bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở Bước 3: Áp dụng khai thác tài liệu, công cụ trực tuyến vào thực tế giảng dạy Bước 4: Góp ý, hoàn chỉnh quá trình bồi dưỡng
-
Câu 4:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là hoạt động dành cho:
A. Những nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục
B. Những nhà nghiên cứu và giáo viên trực tiếp đứng lớp
C. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp
D. Những nhà nghiên cứu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
-
Câu 5:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có ý nghĩa:
A. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
B. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
C. Giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự hoàn thiện mình
D. Giúp giáo viên phân tích, tìm hiểu thực tế, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng dạy học
-
Câu 6:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là:
A. Một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó
B. Một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm cải thiện hiện trạng trong dạy và học
C. Thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa
D. Thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong quản lí giáo dục
-
Câu 7:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một chu trình:
A. Bao gồm: suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng tiếp diễn không ngừng về các vấn đề trong lớp học hoặc trường học
B. Liên tục phát hiện những vấn đề mới trong dạy và học và nhân rộng những vấn đề ấy
C. Liên tục quan sát, tìm hiểu các vấn đề trong lớp học hoặc trường học
D. Quan sát thấy có các vấn đề trong lớp học hoặc trường học và có biện pháp giải quyết
-
Câu 8:
Quy trình tổ chuyên môn thực hiện một nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo thứ tự là:
A. Xác định vấn đề nghiên cứu, phát hiện thực trạng, triển khai nghiên cứu, nghiệm thu, đánh giá đề tài, ứng dụng vào thực tiễn, báo cáo tiến độ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả
B. Xác định vấn đề nghiên cứu, phát hiện thực trạng, triển khai nghiên cứu, báo cáo tiến độ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả, nghiệm thu, đánh giá đề tài, ứng dụng vào thực tiễn
C. Phát hiện thực trạng, xác định vấn đề nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, báo cáo tiến độ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả, nghiệm thu, đánh giá đề tài, ứng dụng vào thực tiễn
D. Phát hiện thực trạng, triển khai nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, báo cáo tiến độ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả, nghiệm thu, đánh giá đề tài, ứng dụng vào thực tiễn
-
Câu 9:
Khi đặt tên cho một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tên đề tài phải thể hiện được:
A. Mục tiêu đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, biện pháp tác động
B. Mục tiêu đề tài, đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, biện pháp tác động
C. Mục tiêu đề tài, đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, biện pháp tác động
D. Mục tiêu đề tài, đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu, biện pháp tác động
-
Câu 10:
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở, việc đề xuất tài liệu, cách triển khai tài liệu là nhiệm vụ của:
A. Hiệu trưởng
B. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
C. Tổ trưởng chuyên môn
D. Giáo viên trao đổi chuyên môn trong tổ
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức tổ chức hoạt động giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục?
A. Viết báo cáo và tham dự các chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường)
B. Tổ chức hội thảo (đối với cấp cụm)
C. Tổ chức tập huấn (đối với cấp cụm)
D. Tổ chức tập huấn tại các cơ sở giáo dục
-
Câu 12:
Cơ sở đề xuất tài liệu và cách triển khai tài liệu bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở dựa trên:
A. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, năng lực và trình độ của giáo viên, tài liệu có sẵn trên internet
B. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, năng lực và trình độ của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực của nhà trường
C. Nguồn tài liệu có sẵn trên internet, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực của nhà trường
D. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực của nhà trường
-
Câu 13:
Xây dựng kế hoạch hoạt động giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục cần tập trung vào:
A. Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động chuyên môn
B. Những kinh nghiệm về mô hình dạy học, phương pháp dạy học, giáo dục hiệu quả
C. Những khó khăn về tài chính và nhân lực trong hoạt động dạy học
D. Những nội dung tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói đến lợi ích của việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong nhà trường THCS?
A. Phát triển tư duy của giáo viên, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề
B. Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lí giáo dục
C. Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên
D. Mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội
-
Câu 15:
Nội dung nào không đúng khi chỉ ra rằng việc hoàn thiện chu trình suy nghĩ – thể nghiệm – kiểm chứng trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng giúp phát hiện những vấn đề mới:
A. Các kết quả tác động mới đến mức nào?
B. Điều gì xảy ra nếu tiến hành tác động trên đối tượng khác?
C. Liệu có cách thức tác động khác hiệu quả hơn không?
D. Chu trình suy nghĩ – thể nghiệm – kiểm chứng không tiếp diễn
-
Câu 16:
Hai yếu tố quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là:
A. Tác động và nghiên cứu
B. Tác động và phân tích
C. Tác động và theo dõi
D. Tác động và chia sẻ
-
Câu 17:
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một chu trình:
A. Liên tục tiến triển
B. Không tiếp diễn
C. Có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu
D. Có ý nghĩa với giáo viên trong hoạt động thực tiễn
-
Câu 18:
Chu trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng lần lượt theo thứ tự:
A. Suy nghĩ - Thử nghiệm - Kiểm chứng
B. Thử nghiệm - Suy nghĩ - Kiểm chứng
C. Kiểm chứng - Suy nghĩ - Thử nghiệm
D. Suy nghĩ - Kiểm chứng - Thử nghiệm
-
Câu 19:
Trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
A. Chỉ có nghiên cứu định tính
B. Chỉ có nghiên cứu định lượng
C. Có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
D. Tất cả đáp án trên đều sai
-
Câu 20:
Khi triển khai nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên được phân công nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp, bao gồm:
A. Xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm, thời gian thu thập dữ liệu
B. Xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, thời gian thu thập dữ liệu
C. Xác định nhóm đối chứng, quy mô nhóm, thời gian thu thập dữ liệu
D. Xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm
-
Câu 21:
Khi báo cáo tiến độ kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên được phân công nghiên cứu:
A. Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị
B. Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi
C. Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận
D. Phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị
-
Câu 22:
Người được phân công tập huấn triển khai bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở là:
A. Hiệu trưởng
B. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
C. Tổ trưởng chuyên môn
D. Người có kinh nghiệm trong khai thác công cụ trực tuyến
-
Câu 23:
Các bước để tổ chức giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục bao gồm:
A. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục, thảo luận chung, áp dụng
B. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị, thảo luận chung, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục
C. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục, áp dụng
D. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục, áp dụng, thảo luận chung
-
Câu 24:
Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự, bồi dưỡng giáo viên tại trường và tập huấn giáo viên, nội dung nào không đúng khi dự giờ giáo viên?
A. Giáo viên dạy đã giám sát, hỗ trợ, đánh giá hoạt động học của học sinh như thế nào?
B. Giáo viên dạy có vận dụng giáo dục kᡨ luật tích cực khi nhận xét, đánh giá học sinh không?
C. Học sinh có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không?
D. Giáo viên dạy trình bày bảng có đẹp không?
-
Câu 25:
Mục đích của việc tổ chức giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục là:
A. Chia sẻ những khó khăn về tài chính và nhân lực trong hoạt động dạy học
B. Chia sẻ những nội dung tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
C. Chia sẻ những khó khăn và những kinh nghiệm về mô hình dạy học, phương pháp dạy học, giáo dục hiệu quả
D. Tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động chuyên môn