415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khảo sát tiêu chí "Năng lực giao tiếp" có những chỉ báo nào?
A. Giao tiếp với học sinh; giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng
B. Giao tiếp với đồng nghiệp; giao tiếp với học sinh; giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng
C. Giao tiếp với đồng nghiệp; giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng
D. Giao tiếp với học sinh; giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng
-
Câu 2:
Phân tích thực trạng năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học nhằm mục đích gì?
A. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng trường học
B. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng học sinh
C. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng giáo viên
D. Nhằm cải tiến liên tục chất lượng dạy và học
-
Câu 3:
Một trong những giải pháp tổng quát để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học là:
A. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn
B. Tăng cường NCKH giáo dục tiểu học
C. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 4:
Một trong những giải pháp tổng quát để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học là:
A. Bắt buộc giáo viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học để ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp.
B. Khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học để ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp.
C. Giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
D. Yêu cầu giáo viên phải chuẩn hóa bằng cấp, có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ứng dụng.
-
Câu 5:
Nhà trường sử dụng kết quả đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên để làm gì?
A. Xếp loại giáo viên cuối năm.
B. Xếp loại giáo viên định kì, cuối năm.
C. Giúp mỗi giáo viên lập kế hoạch cá nhân cho mình để khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những ưu thế nghề nghiệp của bản thân.
D. Xét nâng lương theo niên hạn hoặc nâng lương trước thời hạn.
-
Câu 6:
Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác sử dụng đội ngũ giữa các trường?
A. Trao đổi nguồn nhân lực giữa các trường để mỗi trường có được những giáo viên chất lượng.
B. Trao đổi thiết bị dạy học giữa các trường để mỗi trường có được những thiết bị chất lượng.
C. Trao đổi học sinh giữa các trường để mỗi trường có được những học sinh chất lượng.
D. Luân chuyển lãnh đạo giữa các trường để mỗi trường có được những lãnh đạo chất lượng.
-
Câu 7:
Một trong những hoạt động hợp tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả là:
A. Thành lập các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của từng khối lớp riêng biệt.
B. Tạo ra mạng lưới các trường tiểu học hoặc diễn đàn trao đổi các vấn đề chuyên môn có sự tham gia của đa dạng kiểu trường và sự tham gia của nhiều giáo viên ở các vị trí và chuyên môn giảng dạy khác nhau.
C. Tạo ra mạng lưới các khối lớp trong trường tiểu học nhằm trao đổi các vấn đề chuyên môn có sự tham gia của nhiều giáo viên ở các vị trí và chuyên môn giảng dạy khác nhau.
D. Tạo ra mạng lưới các trường tiểu học hoặc diễn đàn trao đổi các vấn đề chuyên môn của từng môn học riêng biệt.
-
Câu 8:
Một trong những hoạt động hợp tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả là:
A. Trao đổi thiết bị dạy học giữa các trường để mỗi trường có được những thiết bị chất lượng.
B. Trao đổi học sinh giữa các trường để mỗi trường có được những học sinh chất lượng.
C. Thành lập các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của từng khối lớp riêng biệt.
D. Chia sẻ những bài học kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp thực tiễn mà mỗi GV, mỗi trường, mỗi địa phương đã áp dụng thành công.
-
Câu 9:
Một trong những biện pháp chỉ đạo việc hỗ trợ liên kết các trường của các cơ quan quản lí giáo dục là:
A. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề, hội thảo, trao đổi giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm theo cụm trường.
B. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề, hội thảo, trao đổi giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm theo trong trường.
C. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề, hội thảo, trao đổi giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm theo khối lớp trong trường.
D. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề, hội thảo, trao đổi học sinh, chia sẻ kinh nghiệm theo từng lớp.
-
Câu 10:
Một trong những biện pháp chỉ đạo việc hỗ trợ liên kết các trường của các cơ quan quản lí giáo dục là:
A. Xây dựng mô hình trường học mới.
B. Xây dựng mô hình trường học kiểu mẫu.
C. Xây dựng mô hình trường học kết nối theo đặc thù địa phương.
D. Xây dựng mô hình lớp học có sự tham gia của PHHS.
-
Câu 11:
Theo anh (chị), bản chất của văn hóa nhà trường thể hiện qua những mặt nào?
A. Thể hiện qua hệ thống giá trị ổn định và tương đối bền vững được sản sinh và được chứa đựng trong những truyền thống tích cực.
B. Thể hiện trong sức mạnh và năng lực hiện tại, trong dư luận xã hội đang hiện diện.
C. Thể hiện trong phong cách và hiệu quả hoạt động của nhà trường (tổ chức giáo dục).
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 12:
Theo anh (chị), đối với trường tiểu học, nét nổi bật nhất của văn hóa nhà trường là gì?
A. Môi trường học tập, rèn luyện của trẻ và môi trường giảng dạy của thầy, cô giáo.
B. Môi trường học tập của trẻ và môi trường phát triển nghề nghiệp của thầy, cô giáo.
C. Môi trường học tập, rèn luyện của trẻ và phát triển nghề nghiệp của thầy, cô giáo và CNV.
D. Môi trường học tập, rèn luyện của trẻ và môi trường phát triển nghề nghiệp của thầy, cô giáo.
-
Câu 13:
Theo anh (chị), cấu trúc văn hóa nhà trường thể hiện qua các lĩnh vực đặc trưng nào?
A. 5 lĩnh vực đặc trưng: văn hóa quản lí giáo dục; văn hóa học tập, chia sẻ; văn hóa dạy học; văn hóa tư vấn; văn hóa cộng đồng và giao tiếp.
B. 4 lĩnh vực đặc trưng: văn hóa quản lí giáo dục; văn hóa học tập, chia sẻ; văn hóa dạy học và tư vấn; văn hóa cộng đồng và giao tiếp.
C. 3 lĩnh vực đặc trưng: văn hóa quản lí giáo dục; văn hóa học tập, chia sẻ; văn hóa dạy học và tư vấn.
D. 2 lĩnh vực đặc trưng: văn hóa quản lí giáo dục và văn hóa học tập, chia sẻ.
-
Câu 14:
Trong xây dựng văn hóa nhà trường, cốt lõi của văn hóa quản lí giáo dục là:
A. Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thể hiện phong cách quản lí.
B. Kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giải quyết vấn đề phù hợp với quá trình giải quyết vấn đề.
C. Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thể hiện phong cách quản lí thích hợp với quá trình giải quyết vấn đề.
D. Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thể hiện phong cách quản lí và kĩ năng hợp tác.
-
Câu 15:
Theo anh (chị), văn hóa giảng dạy (dạy học) thể hiện những giá trị tích cực trong kĩ năng nào?
A. Kĩ năng dạy học và phong cách dạy học chuyên nghiệp.
B. Kĩ năng dạy học và giao tiếp sư phạm.
C. Kĩ năng dạy học và kĩ năng giải quyết vấn đề.
D. Kĩ năng dạy học và các kĩ năng khác.
-
Câu 16:
Theo anh (chị), trong văn hóa giảng dạy thì tiêu chí nào sau đây là tiêu chí quyết định?
A. Chất lượng đội ngũ.
B. Chất lượng người học.
C. Hiệu quả quản lí.
D. Hiệu quả dạy học.
-
Câu 17:
Văn hóa học tập hiện đại đã được UNESCO khái quát trong mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?
A. 4 luận điểm: Học để biết, Học để làm việc, Học để sống cùng nhau và Học để trở thành chính mình.
B. 4 luận điểm: Học để biết, Học để làm việc, Học để sống cùng nhau và Học để làm người.
C. 3 luận điểm: Học để biết, Học để làm việc và Học để trở thành chính mình.
D. 3 luận điểm: Học để biết, Học để làm việc và Học để sống cùng nhau.
-
Câu 18:
Theo anh (chị), văn hóa học tập tập trung ở những giá trị bền vững và kiên định nào?
A. Trong phong cách học tập hiệu quả của người học
B. Trong niềm tin, nhu cầu và các kĩ năng của người học
C. Trong niềm tin, nhu cầu, kĩ năng và phong cách học tập hiệu quả của người học
D. Trong các kĩ năng và phong cách học tập hiệu quả của người học
-
Câu 19:
Theo anh (chị), văn hóa cộng đồng trường học được thể hiện ở lĩnh vực?
A. Thể hiện ở môi trường học tập thân thiện, hợp tác và cởi mở của người học.
B. Thể hiện ở phong cách hoạt động quản lí và chuyên môn hài hòa, hiểu biết lẫn nhau.
C. Thể hiện ở môi trường học tập thân thiện và hoạt động quản lí chuyên môn hài hòa.
D. Thể hiện ở phong cách hoạt động và quản lí chuyên môn hài hòa, hiểu biết lẫn nhau.
-
Câu 20:
Theo anh (chị), văn hóa cộng đồng trường học có tác dụng gì?
A. Tạo nên môi trường học tập thân thiện, hợp tác và cởi mở cho người học
B. Tạo nên môi trường dạy học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho người dạy
C. Tạo nên môi trường dạy- học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học
D. Tạo nên môi trường dạy - học thân thiện, hợp tác, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau