415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các kĩ năng xã hội mà học sinh được rèn luyện trong phương pháp làm việc nhóm là:
A. Kĩ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi, hợp tác
B. Kĩ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi, thuyết phục, ra quyết định, tự đánh giá
C. Kĩ năng đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định, trình bày, hợp tác nhóm
D. Kĩ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định
-
Câu 2:
Quy trình thực hiện phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ gồm mấy bước.
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
-
Câu 3:
Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ là:
A. Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. Bước 2: Tổ chức dạy học theo PP hợp tác nhóm. Bước 3: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ.
B. Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ. Bước 3: Tổ chức dạy học theo PP hợp tác nhóm.
C. Bước 1:Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ. Bước 2: Tổ chức dạy học theo PP hợp tác nhóm. Bước 3: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. Bước 4: Kết luận
D. Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ.
-
Câu 4:
Cách tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và đánh giá trong phương pháp hợp tác nhóm:
A. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm; các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến.
B. Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm; các nhóm khác bổ sung ý kiến.
C. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm; các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
D. Cả nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm; các nhóm khác bình luận.
-
Câu 5:
Nội dung và nhiệm vụ phù hợp để thực hiện phương pháp hợp tác nhóm:
A. Chọn nội dung nhiệm vụ tương đối dễ, để học sinh hoàn thành được nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng.
B. Chọn nội dung nhiệm vụ tương đối khó, mà để giải quyết nó phải huy động kinh nghiệm, ý kiến, công sức của nhiều học sinh.
C. Chọn nội dung nhiệm vụ mới hoàn toàn học sinh chưa có kinh nghiệm ở nhiệm vụ này.
D. Chọn nội dung nhiệm vụ dễ để không mất nhiều thời gian thảo luận.
-
Câu 6:
Tùy nhiệm vụ, quy mô nhóm tốt nhất là:
A. 6-7 học sinh
B. 8 học sinh
C. 10 học sinh
D. 2-6 học sinh
-
Câu 7:
Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh:
A. Nhóm trưởng điều khiển hoạt động, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất kết quả chung, thư kí ghi chép kết quả làm việc nhóm.
B. Nhóm trưởng điều khiển hoạt động, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất kết quả chung, thư kí ghi chép kết quả làm việc nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp.
C. HS làm việc cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất kết quả chung, thư kí ghi chép kết quả làm việc nhóm, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp.
D. Nhóm trưởng điều khiển hoạt động, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, thảo luận và thống nhất kết quả chung, phân công đại diện trình bày kết quả trước lớp.
-
Câu 8:
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp hợp tác nhóm là:
A. Phòng học có đủ không gian; Bàn ghế dễ di chuyển; Nhiệm vụ học tập dễ với học sinh; Thời gian đủ để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinh quen với làm việc hợp tác nhóm.
B. Nhiệm vụ học tập đủ khó; Thời gian nhiều để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinhcần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội; Học sinh quen với làm việc hợp tác nhóm.
C. Phòng học có đủ không gian; Bàn ghế dễ di chuyển; Nhiệm vụ học tập đủ khó; Thời gian đủ để học sinh làm việc nhóm và trình bày kết quả; học sinh cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội.
D. Phòng học có đủ không gian; Nhiệm vụ học tập đủ dễ; Có nhiều thời gian để HS làm việc nhóm; HS cần được bồi dưỡng các kĩ năng điều khiển, tổ chức và các kĩ năng xã hội.
-
Câu 9:
Phương pháp đóng vai là gì?
A. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận trong một tình huống giả định.
B. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm để học sinh cùng thực hiện giải quyết một tình huống có vấn đề.
C. Đóng vai là kĩ thuật tổ chức cho học sinh sắm vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện.
D. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, "làm thử" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
-
Câu 10:
Quy trình thực hiện phương pháp đóng vai gồm mấy bước?
A. 5 bước
B. 4 bước
C. 3 bước
D. 2 bước
-
Câu 11:
Cần lưu ý gì khi giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm trong quy trình thực hiện PP đóng vai?
A. Mỗi tình huống bắt buộc chỉ phân công cho một nhóm đóng vai. Giáo cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho mỗi nhóm.
B. Mỗi tình huống phải phân công cho nhiều nhóm cùng đóng vai. Giáo viên cần quy định rõ thời gian đóng vai cho mỗi nhóm., không cẩn thời gian chuẩn bị.
C. Mỗi tình huống bắt buôc phân công nhiều nhóm cùng đóng vai. Giáo viên để các nhóm đủ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai theo nhu cầu của nhóm.
D. Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai. Giáo viên cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho mỗi nhóm.
-
Câu 12:
Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp đóng vai lần lượt là:
A. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. Bước 4: GV kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
B. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. Bước 4: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, về ý nghĩa của các vai diễn. Bước 5: GV kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
C. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đóng vai. Bước 3: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn, về ý nghĩa của các vai diễn.
D. Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đóng vai.
-
Câu 13:
Các yêu cầu của tình huống đóng vai là:
A. Tình huống phải có nhiều cách giải quyết; Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt thời gian cho phép.
B. Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp lớp học.
C. Tình huống cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, không cho trước "kịch bản", lời thoại.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 14:
Các vai diễn trong phương pháp đóng vai nên:
A. Giáo viên chỉ định.
B. Học sinh xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
C. Học sinh chỉ định.
D. Giáo viên phân công.
-
Câu 15:
Để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai mà vẫn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lớp học nên:
A. Bắt buộc phải có hóa trang giống nhân vật.
B. Bắt buộc phải có đạo cụ đúng với tình huống đóng vai.
C. Có hóa trang và đạo cụ đơn giản.
D. Cần hóa trang và đạo cụ chính xác như nhân vật.
-
Câu 16:
Bản chất phương pháp (PP) trò chơi là gì?
A. PP trò chơi là PP tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông qua một trò chơi nào đó.
B. PP trò chơi là PP tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông qua giải quyết một vấn đề nào đó.
C. PP trò chơi là PP tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông qua hợp tác nhóm.
D. PP trò chơi là PP tổ chức cho Học sinh thảo luận một trò chơi nào đó.
-
Câu 17:
Quy trình thực hiện phương pháp trò chơi gồm mấy bước?
A. 4 bước
B. 5 bước
C. 6 bước
D. 7 bước
-
Câu 18:
Các bước trong quy trình thực hiện phương pháp trò chơi lần lượt là:
A. Bước 1: GV (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi. Bước 2: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS. Bước 3: HS tiến hành chơi. Bước 4: Tổ chức đánh giá sau trò chơi.
B. Bước 1: GV (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi. Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước 3: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS. Bước 4: Tổ chức cho HS chơi thử (nếu cần thiết). Bước 5: HS tiến hành chơi. Bước 6: Tổ chức đánh giá sau trò chơi. Bước 7: Hướng dẫn HS thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
C. Bước 1: GV (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi. Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước 3: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS. Bước 4: Tổ chức cho HS chơi thử (nếu cần thiết). Bước 5: HS tiến hành chơi. Bước 6: Tổ chức đánh giá sau trò chơi.
D. Bước 1: GV (hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi. Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước 3: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS. Bước 4: HS tiến hành chơi. Bước 5: Tổ chức đánh giá sau trò chơi.
-
Câu 19:
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả phương pháp trò chơi là:
A. Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh tiểu học, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện của lớp học, đồng thời không gây nguy hiểm cho HS.
B. HS phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi. Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
C. Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 20:
Phương pháp (PP) vấn đáp là gì?
A. PP vấn đáp là PP, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
B. PP vấn đáp là PP, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
C. PP vấn đáp là PP, trong đó giáo viên đặt ra những tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
D. PP vấn đáp là PP, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hợp tác theo nhóm nhỏ, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.