748 câu trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước
Tổng hợp 748 câu trắc nghiệm "Kế toán kho bạc nhà nước" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn tập nhé!. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quy định về báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước (Điều 60):
A. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan các cấp định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Đơn vị dự toán cấp I định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
B. Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau
C. Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách tại kỳ họp giữa năm sau
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 2:
Bội chi NS địa phương cấp tỉnh của từng địa phương (Điều 4):
A. Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
B. Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp huyện của từng địa phương
C. Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp xã của từng địa phương
D. Được xác định bằng chênh lệch nhỏ hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
-
Câu 3:
Quy định về số dư Quỹ Dự trữ tài chính ở mỗi cấp NS (Điều 11):
A. Không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
B. Không vượt quá 35% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
C. Không vượt quá 45% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
D. Không vượt quá 55% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
-
Câu 4:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước (Điều 23):
A. Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước
B. Trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
C. Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 5:
Tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính (Điều 11):
A. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách
B. Ngân sách cấp huyện được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách tiếp theo
C. Ngân sách cấp xã được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách tiếp theo
D. Ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã không được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh
-
Câu 6:
Đối tượng áp dụng Luật NSNN 2015 (Điều 2):
A. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội
B. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao
C. Các đơn vị sự nghiệp công lập.Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 7:
Cơ quan nào phải công khai thủ tục NSNN (Điều 15):
A. Chỉ có cơ quan thu
B. Chỉ có cơ quan tài chính
C. Chỉ có cơ quan Kho bạc Nhà nước
D. Gồm cả cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước
-
Câu 8:
Cơ quan nào giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng (Điều 16):
A. Hội đồng nhân dân địa phương
B. UBND các cấp
C. Sở Tài chính
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
-
Câu 9:
Mức tưởng vượt thu so với dự toán trường hợp ngân sách trung ương tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, ngân sách trung ương trích một phần theo tỷ lệ không quá (Điều 59):
A. 30% của số tăng thu nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước
B. 30% của số tăng thu nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm nay
C. 40% của số tăng thu nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước
D. 40% của số tăng thu nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm nay
-
Câu 10:
Ngân sách Nhà nước là (Điều 4):
A. Toàn bộ các khoản thu của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
B. Toàn bộ các khoản chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
C. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
D. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
-
Câu 11:
Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (Điều 42):
A. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách
B. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
C. Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 12:
Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm gồm (Điều 43):
A. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm cấp xã
B. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm huyện
C. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
D. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm trung ương
-
Câu 13:
Ngoài quy định việc Chi ngân NSNN chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, thì điều kiện thực hiện chi ngân sách nhà nước gồm (Điều 12):
A. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng
B. Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ
C. Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 14:
Bội chi NSNN (Điều 4):
A. Bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện
B. Bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
C. Bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh
-
Câu 15:
Năm ngân sách được quy định như sau (Điều 14):
A. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 11 năm dương lịch
B. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau
C. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
D. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 02 năm sau
-
Câu 16:
Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách (Điều 53):
A. Hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm sau
B. Hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm sau
C. Hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành
D. Hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm hiện hành.
-
Câu 17:
Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất (Điều 15)
A. 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi đại biểu Hội đồng nhân dân
B. 10 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi đại biểu Hội đồng nhân dân
C. 15 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi đại biểu Hội đồng nhân dân
D. 20 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi đại biểu Hội đồng nhân dân
-
Câu 18:
Đơn vị Dự toán cấp II:
A. Đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán và giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
B. Đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán
C. Đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
D. Đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp III, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
-
Câu 19:
Mức tạm cấp ngân sách hàng tháng tối đa ( Điều 51):
A. Không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước
B. Không quá mức chi bình quân 02 tháng của năm trước
C. Không quá mức chi bình quân 03 tháng của năm trước
D. Không quá mức chi bình quân 04 tháng của năm trước
-
Câu 20:
Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm(Điều 50):
A. Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao. Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
B. Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết
C. Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 21:
Mức bố trí dự phòng trên tổng chi NSNN (Điều 10):
A. Từ 2% đến 3% tổng chi ngân sách mỗi cấp
B. Từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp
C. Từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách mỗi cấp
D. Từ 2% đến 6% tổng chi ngân sách mỗi cấp
-
Câu 22:
Việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách thế nào là đúng (Điều 53):
A. Cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán theo quy định
B. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện
C. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi UBND cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện
D. Đáp án a và b
-
Câu 23:
Đơn vị dự toán cấp III:
A. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán ngân sách
B. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách
C. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp III giao dự toán ngân sách
D. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 0 giao dự toán ngân sách
-
Câu 24:
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách (Điều 32):
A. Lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý theo quy định
B. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả
C. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc.Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới. Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 25:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm (Điều 45):
A. Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước
B. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp
C. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp
D. Tất cả các đáp án trên