880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời gian tối đa để xem xét và ra quyết định cho vay (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của khách hàng) đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền quyết định của Chi nhánh (Ban Tín dụng chi nhánh, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh) là:
A. 3 ngày
B. 06 ngày
C. 05 ngày
D. 04 ngày
-
Câu 2:
Các chức năng, nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc CVKH:
A. Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng
B. Hỗ trợ công tác nhắc nhở khách hàng trong việc thanh tóan nợ đến hạn.
C. Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay
D. Báo cáo, đánh giá chất lương thẩm định tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc Chi nhánh
-
Câu 3:
Xác định mức cho vay của Khách hàng trên nguyên tắc:
A. Căn cứ tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng
B. Bằng nhu cầu vốn theo phương án, dự án vay vốn trừ đi vốn tự có của khách hàng vay.
C. Căn cứ cả 2 trường hợp trên.
-
Câu 4:
Số lượng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên là:
A. Tối đa không quá 50 thành viên
B. Tối đa không quá 51 thành viên
C. Tối đa không quá 59 thành viên
-
Câu 5:
Các loại tài sản nào sau đây không được Ngân hàng chấp nhận làm TSĐB cho các khoản tín dụng:
A. BĐS có 5 đồng chủ sở hữu trở lên, ngoại trừ trường hợp đất cấp cho hộ gia đình. Nhà ở và đất ở trong hẻm hẹp dưới 01 mét; Nhà ở và đất ở trong hẻm rộng từ 01 đến 1,5 mét cách mặt tiền đường quá 100 mét.
B. Phương tiện vận chuyển có giá trị thấp, khó thanh lý hoặc sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm ( đối với xe con), hơn 8 năm (đối với xe khách ) và hơn 10 năm ( đối với xe tải , xe chuyên dùng ).
C. Đất lúa có diện tích dưới 500m2. Đất thổ –vườn, thổ-màu có diện tích dưới 120m2, đất nông nghiệp khác có diệnt ích dưới 300m2. Máy móc thiết bị đã sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm hoặc giá trị còn lại quá thấp.
D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
-
Câu 6:
Trong hướng dẫn cho vay SXKD đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời có qui định về mức cho vay và tỷ lệ cho vay, theo bạn đáp án nào là đúng:
A. Bất động sản có giấy tờ hoàn chỉnh: tối đa 300 triệu đồng một lần vay nhưng không quá 70% giá tri TSĐB.
B. Bất động sản chưa có giấy tờ hoàn chỉnh: tối đa 300 triệu đồng một lần vay nhưng không quá 50% giá trị TSĐB
C. Bất động sản có giấy tờ hoàn chỉnh: tối đa 500 triệu đồng một lần vay nhưng không quá 70% giá trị TSĐB.
D. a, b và c đều sai
-
Câu 7:
Theo bạn trong quá trình thẩm định TBP thẩm định phải tham gia vào các bước nào:
A. Tư vấn cho KH về các sản phẩm dịch vụ.
B. Thông báo cho KH kết quả thẩm định.
C. Thẩm định tờ trình và tham mưu đề xuất
D. Tất cả các trường hợp trên.
-
Câu 8:
Khi nhận một TSĐB, CVKH phải xác định được cái gì:
A. Giá trị của tài sản (có khả năng xác định giá trị của tài sản một cách dễ dàng).
B. Tính thanh khoản của tài sản (có thể bán hoặc chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng). Giá trị pháp lý của tài sản (hợp pháp và không bị nghi vấn). Tính không thể hủy bỏ (không bị tranh chấp, giải tỏa hoặc bị giới hạn bởi một người nào khác).
C. Tính ổn định của tài sản (có tính ổn định và giá trị gia tăng)
D. Tất cả các yếu tố trên.
-
Câu 9:
Các loại tài sản đảm bảo nào sau đây không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay?
A. Bất động sản cấp cho hộ gia đình có 5 đồng sở hữu trở lên.
B. Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
C. Đất nông nghiệp trồng lúa có diện tích dưới 500m2.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Tại sao ngân hàng phải thẩm định tích cách pháp lý của người vay?
A. Nhằm xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của khách hàng
B. Loại bỏ rủi ro ngay từ đầu.
C. Xác định chủ thể ký kết hợp đồng với ngân hàng
D. Bao gồm cả a,b,c
-
Câu 11:
Tổ chức tín dụng có thể bảo lãnh đối với:
A. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng Quản trị.
B. Nhân viên của tổ chức tín dụng đó có chức năng thẩm định cho vay
C. Tổng Giám Đốc, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng
D. Cả a,b,c đều sai.
-
Câu 12:
CVKH phân tích khả năng sinh lời của hoạt động cho vay dựa vào công thức:
A. Khả năng sinh lời của họat động = Lợi nhận sau thuế/ Doanh thu thuần
B. Khả năng sinh lời của họat động = Lãi vay phải trả / Doanh thu thuần
C. Khả năng sinh lời của họat động = Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 13:
Việc kiểm tra định kỳ trong sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh tối thiểu:
A. 2 tháng 1 lần.
B. 1 tháng 1 lần.
C. 4 tháng 1 lần.
D. 3 tháng 1 lần.
-
Câu 14:
Hiện nay theo quy định của NHNN thì các NHTM có được phép cho vay cá nhân để mua bán bất động sản với mục đích kinh doanh không?
A. Không
B. Có
C. Không, mà chỉ có cá nhân mua nhà với mục đích để ở.
D. Có, nhưng người vay phải có TSĐB
-
Câu 15:
Tỷ lệ cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở đối với CBNV thuộc hệ thống Sacombank không quá bao nhiêu phần trăm tổng giá trị sửa chữa, xây dựng, nhận chuyển nhượng nhà/đất?
A. 70%
B. 100%
C. 90%
D. 80%
-
Câu 16:
Mức cho vay tối đa đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời mà BĐS có giấy tờ hoàn chỉnh thuộc khu vực các thành phố trực thuộc Trung Ương và các khu vực khác lần lượt là:
A. 100trđ, 50trđ
B. 200trđ, 50trđ
C. 50trđ, 30trđ
D. 200trđ, 100trđ
-
Câu 17:
Phương án vay vốn là?
A. Tập hợp những đề xuất sử dụng vốn và kế hoạch hoàn trả nợ vay trong ngắn hạn dưới 12 tháng và thường gắn với kế họach sử dụng vốn lưu động.
B. Tập hợp những đề xuất sử dụng vốn và kế họach hòan trả nợ trong trung và dài hạn trên 12 tháng và thường gắn với kế họach sử dụng vốn lưu động trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
C. Tập hợp những đề xuất sử dụng vốn và kế họach hòan trả nợ trong trung và dài hạn trên 12 tháng và thường gắn với kế họach đầu tư tài sản mở rộng sản xuất.
D. Các trường hợp a và c đều đúng
-
Câu 18:
Hạn mức tín dụng ngắn hạn được cấp với thời hạn tối đa là:
A. 06 tháng
B. 09 tháng
C. 12 tháng
D. 36 tháng
-
Câu 19:
Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có là tài khoản mang đặc tính nào sau đây:
A. Chỉ có hoặc số dư Nợ hoặc số dư Có trên bảng cân đối tài khoản
B. Vừa có số dư Nợ vừa có số dư Có, hai số dư phải bù trừ nhau trên bảng cân đối Tài khoản
C. Lúc có số dư Nợ, lúc có số dư Có hoặc có cả hai số dư
-
Câu 20:
Hình thức thanh toán nào sau đây được xem là thanh toán liên Ngân hàng:
A. CITAD, Bù trừ, thanh toán từng lần qua Tài khoản tiền gửi tại NHNN
B. Ủy nhiệm thu - Ủy nhiệm chi
C. Thanh toán bằng séc.
D. Tất cả các hình thức trên
-
Câu 21:
Cách thức ghi nhận thu nhập hoặc chi phí từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định nào sau đây là đúng với quy định hiện hành.
A. Xác định chênh lệch giữa thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ với chi phí phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán và giá trị còn lại của TSCĐ sau đó ghi nhận vào thu nhập nếu chênh lệch dương hoặc ngược lại ghi nhận chi phí nếu chênh lệch âm.
B. Tất cả khoản thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận vào thu nhập; toàn bộ chi phí phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán và giá trị còn lại của TSCĐ ghi nhận vào chi phí.
C. Tiến hành xóa sổ Tài sản cố định
D. Câu a và b đúng
-
Câu 22:
Lệnh chuyển tiền (theo mẫu Sacombank ban hành) là loại chứng từ nào sau đây:
A. Chứng từ ghi sổ
B. Chứng từ gốc
C. Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ
D. Các câu trả lời trên đều sai.
-
Câu 23:
Theo chế độ lưu trử tài liệu kế toán hiện hành thì loại chứng từ nào sau đây phải được lưu trữ tối thiểu 10 năm.
A. Tài liệu kế tóan có tính sử liệu liên quan lâu dài đến họat động của ngân hàng
B. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC.
C. Tài liệu không sử dụng trực tiếp ghi sổ KT và lập BCTC
D. Tài liệu kế tóan liên quan đến các vụ kiện
-
Câu 24:
Theo quy định của NHNN trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TCTD phải công khai báo cáo Tài chính.
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 60 ngày
D. 120 ngày
-
Câu 25:
TCTD tiến hành kiểm kê Tài sản khi nào?
A. Cuối năm tài chính (31/12) hoặc khi có quyết định của Chủ tịch HĐQT.
B. Khi khóa sổ để lập báo cáo tài chính năm.
C. Khi tách, nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc khi có quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
D. Trường hợp b và c