Ban Chỉ huy hải ngoại là cơ quan chấp hành lâm thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trong khoảng thời gian nào?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTháng 3/1934, tại Ma Cao (Trung Quốc), Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Dựt nhóm họp thành lập Ban Chỉ huy hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ban Chỉ huy hải ngoại là cơ quan đại diện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các Nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương trong nước phải có sự đồng ý của Ban Chỉ huy hải ngoại. Nếu Ban Chấp hành Trung ương trong nước không tán thành thì có quyền đề đạt với Quốc tế Cộng sản. Nếu Quốc tế Cộng sản chưa có chỉ thị gì thì Ban Chấp hành Trung ương trong nước vẫn phải tuân theo Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Ban Chỉ huy và Trung ương Đảng có ý kiến bất đồng, thì Trung ương Đảng hoặc ủy viên bất kỳ có quyền kiến nghị với Quốc tế Cộng sản. Nếu Trung ương Đảng bị tan rã hoặc mất liên lạc với tổ chức cấp dưới, Ban Chỉ huy hải ngoại phải gửi cán bộ về nước và bảo đảm tính liên tục của công tác lãnh đạo Đảng trong nước.
Trong thời gian từ 1934-1935, Ban Chỉ huy hải ngoại là cơ quan chấp hành lâm thời của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhiệm vụ chính của Ban Chỉ huy là tích cực đào tạo cán bộ cử về nước và chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội Đảng.