Điểm chung của hai tờ báo Le Peuple (Dân chúng) và L’Avant Garde (Tiền phong) của Đảng ta là gì?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai-Tại Sài Gòn, sau khi nhóm tơrốtkít đoạt chiếm tờ La Lutte, theo đề nghị của hai đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn và Nguyễn Văn Tạo, ngày 29/5/1937, Trung ương Đảng cho ra tờ báo chữ Pháp L’Avant Garde (Tiền phong) - cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương do đồng chí Tổng Bí thư Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn làm Thư ký tòa soạn. Để ngăn chặn ảnh hưởng chính trị của L’Avant Garde, bọn cầm quyền giở đủ trò để phá tờ báo: bắt bớ cán bộ biên tập, tịch thu toàn bộ báo L’Avant Garde số 8, số 9. Báo L’Avant Garde phải đình bản.
-Ngày 24/9/1937, Trung ương Đảng lại cho ra tờ báo Le Peuple (Dân chúng) do đồng chí Dương Bạch Mai làm Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh làm Quản lý. Le Peuple được sự tin cậy, ngưỡng mộ trong giới bạn đọc biết tiếng Pháp và cả trong các giới lao động ở thành thị và nông thôn, nhờ có sự tuyên truyền, giới thiệu của mạng lưới cộng tác viên. Đó là nguồn ủng hộ tinh thần và vật chất giúp cho Le Peuple ra đời và tồn tại.
-Vào thời điểm đặc biệt của năm 1938, Đảng đứng trước đòi hỏi bức xúc phải có một tờ báo công khai chữ Việt để lãnh đạo thống nhất và kịp thời phong trào cách mạng ở cả ba kỳ và trên khắp Đông Dương, căn cứ đề nghị của nhóm biên tập báo Le Peuple dựa vào sự gợi ý của luật sư Trịnh Đình Thảo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Hà Huy Tập nhất trí chủ trương xuất bản tờ báo Dân Chúng.