Giai đoạn 1930 - 1931 ở Việt Nam các chính sách tiến bộ về văn hóa, xã hội dạy chữ Quốc ngữ; xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan đã được chính quyền nào áp dụng?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiSự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết.
09/1930, Xô viết ra đời tại các huyện của Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.
Về chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
Về văn hóa, xã hội: dạy chữ Quốc ngữ; xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc...; trật tự trị an giữ vững, đoàn kết giúp đỡ nhau.