Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội là 8pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thế đột biến này là:
Thể đột biến | A | B | C | D |
Số lượng NST | 41 | 40 | 60 | 40 |
Hàm lượng ADN | 8,1pg | 8,1pg | 12pg | 7,9pg |
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiĐáp án B.
A sai. Vì ở thể đột biến A có số lượng NST là 2n+l và làm tăng hàm lượng ADN nên đây có thể là đột biến lệch bội thế ba. Các đột biến lệch bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
B đúng. Vì thế đột biến B có tăng hàm lượng ADN nhưng không thay đôi số lượng NST của tế bào cho nên đây có thể là lặp đoạn hoặc chuyển đoạn giữa 2 NST. Người ta sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển gen từ loài này sang loài khác,
C sai. Vì C có số lượng NST gấp 1,5 lần bộ NST 2n và có hàm lượng ADN gấp 1,5 lần nên đây là dạng tam bội (3n). Đột biến đa bội (3n, 4n, 5n ,...) thì xảy ra ở thực vật sinh sản hữu tính; ít gặp ở các loài động vật bậc cao.
D sai. Vì đột biến D làm cho hàm lượng ADN tăng lên và không làm thay đổi số lượng nên đây có thế là mất đoạn hoặc chuyển đoạn giữa 2 NST. Vì giảm hàm lượng ADN thì thường dần tới làm giảm số lượng gen trên NST.