Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1: 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác?
I. Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chi phối
II. Tỷ lệ có râu: không râu cả ở F1 và F2 tính chung cho cả 2 giới là 1:1
III.Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu
IV. Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỷ lê 1:1 về tính trạng này
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTa thấy sự phân ly kiểu hinh ở 2 giới là khác nhau, gen nằm trên NST thường nên tính trạng này chịu ảnh hưởng của giới tính
Quy ước gen:
Giới cái: AA: có râu; Aa/aa: không có râu
Giới đực: AA/Aa: có râu; aa: không có râu
AA × aa → Aa (♂có râu;♀ không râu)
F1× F1: Aa ×Aa → 1AA:2Aa:1aa
Giới cái: 3 không râu: 1 có râu
Giới đực: 3 có râu:1 không râu
Xét các phát biểu
I sai
II đúng
III đúng, cho ♀ không râu × ♂ không râu : (2Aa:1aa) × aa ↔ (1A:2a)a → 1Aa:2aa, tỷ lệ không râu ở đời con là \(1 - \frac{1}{3}x\frac{1}{2} = \frac{5}{6} = 83,33\% \)
IV đúng, cho ♀ không râu × ♂ có râu: (2Aa:1aa) ×(1AA:2Aa) ↔(1A:2a)(2A:1a) → 2AA:4Aa:2aa
Giới cái: 3 có râu:1không râu
Giới đực: 1 có râu: 3 không râu