Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.
Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.
Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:
• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.
• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.
• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.
• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.
Phương pháp lưu hoá cao su ra đời vào năm nào?