Trắc nghiệm Tương tác gen – Tương tác cộng gộp và tác động đa hiệu của gen Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tác động đa hiệu của gen?
-
Câu 2:
Trong di truyền học, hiện tượng tác động đa hiệu của gen là gì?
-
Câu 3:
Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả kiểu hình luôn giống mẹ. Nếu cho các cây F1 ở phép lai thuận tiếp tục giao phấn với nhau thì theo lí thuyết, đời F2 thu được kết quả gì?
-
Câu 4:
Gen liên kết giống gen đa hiệu ở hiện tượng nào trong di truyền?
-
Câu 5:
Gen Hb được xem là gen đa hiệu vì:
-
Câu 6:
Cho các phát biểu về những đặc điểm của gen đa hiệu:(1) Gen đa hiệu là gen có thể chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng. (2) Gen đa hiệu là gen có số allen nhiều hơn 2. (3) Gen đa hiệu là gen quy định nhiều mARN khác nhau để quy định cùng lúc nhiều tính trạng khác nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
-
Câu 7:
Nhận định nào là chính xác khi nói về gen đa hiệu?
-
Câu 8:
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn đến những ảnh hưởng gì lên cơ thể sinh vật?
-
Câu 9:
Gen mà sản phẩm của nó chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
-
Câu 10:
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
-
Câu 11:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:
-
Câu 12:
Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:
-
Câu 13:
Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
Câu 14:
Ở người, bệnh động kinh là do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể của tế bào gây ra. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
-
Câu 15:
Gen nằm ngoài nhân được tìm thấy ở đâu trong tế bào?
-
Câu 16:
Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) trên cây hoa phấn?
-
Câu 17:
Ở người, các tính trạng về chiều cao, màu da, màu tóc rất khác nhau. Các kiểu di truyền của các tính trạng này được gọi là
-
Câu 18:
Ở thực vật Arabidopsis thaliana , các protein được gọi là chất nhận cảm quang giúp cảm nhận tỷ lệ bước sóng ánh sáng đỏ và đỏ xa của ánh sáng trong môi trường. Khi môi trường râm mát, tỷ lệ đỏ: xa đỏ thấp.
Nếu các cơ quan cảm thụ ánh sáng của cây phát hiện ra rằng cây đang phát triển trong bóng râm, chúng sẽ bắt đầu thay đổi kiểu hình được gọi là phản ứng tránh bóng râm. Trong quá trình phản ứng này, những thay đổi trong biểu hiện gen dẫn đến cây mọc cao hơn và ra hoa sớm hơn (Hình 1).
Hình 1. Hình minh họa các kiểu hình của A. thaliana sau khi sinh trưởng trong một khoảng thời gian như nhau trong ánh sáng và bóng râm.
Dựa vào thông tin trên, phát biểu nào sau đây là đúng? -
Câu 19:
Câu nào sau đây mô tả một ví dụ về tính dẻo kiểu hình?
-
Câu 20:
Câu nào sau đây mô tả một ví dụ về tính dẻo kiểu hình?
-
Câu 21:
P: AaBb x aaBb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 4 : 3 : 1, quy luật tương tác gen chi phối là
-
Câu 22:
Cho các thông tin như sau :
1 - Hai hay nhiều gen không alen cùng quy định 1 tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò tương đương nhau.
2 - Hai hay nhiều gen khác locut tác động qua lại quy định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc tác động riêng.
3 - Một gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Bản chất của kiểu tác động bổ sung, cộng gộp và gen đa hiệu lần lượt là
-
Câu 23:
Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân li kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 hoa trắng là:
-
Câu 24:
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
Số ý đúng là
-
Câu 25:
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
I. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
II. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
III. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
IV. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
Số ý đúng là
-
Câu 26:
Khi nói về gen đa hiệu, ý nào dưới đây là đúng?
-
Câu 27:
Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
-
Câu 28:
Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết Menđen mà
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thề có tỉ lệ kiểu hình là 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Ở thế hệ F2, tỉ lệ cây hoa trắng là 40%. Nếu ở F2, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 sẽ là
-
Câu 30:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng : 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con F3. Biết rằng không xảy ra đột biến gen, theo lý thuyết ở đời F3 số cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số cây hoa đỏ:
-
Câu 31:
Một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu dược F2 có ti lệ phân li kiểu hình là 119 cây hoa trắng: 31 cây hoa đỏ: 11 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xáy ra đột biến, tính theo lí thuyêt, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là
-
Câu 32:
Tính trạng của cây trồng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tác động cộng gộp thì chịu ảnh hưởng nhiều
-
Câu 33:
Tính trạng của cây trồng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tác động cộng gộp thì chịu ảnh hưởng nhiều
-
Câu 34:
Những tính trạng có liên quan đến năng suất thường có đặc điểm di truyền gì?
-
Câu 35:
Tình huống trong đó một gen có nhiều hơn hai alen là
-
Câu 36:
Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1,100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1với nhau thu được F2có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
-
Câu 37:
Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
-
Câu 38:
Màu da ở người được kiểm soát bởi bốn gen khác nhau là một ví dụ
-
Câu 39:
Thực hiện một phép lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về ba cặp gen, đời F1xuất hiện toàn cây hoa đỏ, thân cao. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kết quả: 10124 cây hoa đỏ, thân cao; 3376 cây hoa đỏ, thân thấp; 2294 cây hoa vàng, thân cao; 1081 cây hoa vàng, thân thấp; 1079 cây hoa trắng, thân cao; 45 cây hoa trắng, thân thấp. Trong cây hoa đỏ, thân cao, tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu?
-
Câu 40:
Ở một loài thực vật, cho lai hai cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 100% cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 392 cây hoa trắng và 91 cây hoa đỏ. Nếu cho F1 giao phấn với cây hoa đỏ ở F2 thì đời con có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ là
-
Câu 41:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng: 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết ở đời F3 số cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số cây hoa đỏ là:
-
Câu 42:
Khi lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% quả dẹt; 37,5% quả tròn; 6,25% quả dài. Cho tất cả các cây quả tròn và quả dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Về mặt lý thuyết, đời F3 có tỷ lệ kiểu hình quả dẹt là
-
Câu 43:
Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen, các gen phân li độc lập cùng qui định một tính trạng. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
(2) Tỉ lệ 3 : 1.
(3) Tỉ lệ 1 : 1.
(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
(5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1
(6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
-
Câu 44:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn 2 cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Giả thuyết nào sau đây là phù hợp nhất về sự di truyền các tính trạng chiều cao cây?
-
Câu 45:
Kiểu gen của P có đặc điểm nào để thế hệ sau xuất hiện toàn ngô không râu?
-
Câu 46:
Trong trường hợp nào, kết quả phép lai 2 và 3 giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu hình?
-
Câu 47:
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gên nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, 1 alen trội có mặt trong kiểu gen sẽ cho quả tăng lên 10 g. Cho cây có quả nặng nhất lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, loại cây có quả nặng 70g chiếm ti lệ:
-
Câu 48:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do tác động cộng gộp của 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Sự có mặt của mỗi alen trội đều làm tăng chiều cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Ở thế hệ P, cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có 1984 cây. Theo lý thuyết, khi nói về thế hệ F2, phát biểu nào sau đây không đúng?
-
Câu 49:
Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau:
I. Cây cao nhất có chiều cao 170cm.
II. Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen qui định.
III. Cây cao 160 cm F2 chiếm tỉ lệ 15/64.
IV. Trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 25%.
Số phát biểu đúng là -
Câu 50:
Tính trạng chiều cao của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10 cm, cây thấp nhất có chiều cao 100 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:
1. Ở F2 loại cây cao 130 cm chiếm tỉ lệ cao nhất
2. Ở F2 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cây cao 110 cm.
3. Cây cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 3/32
4. Ở F2 có 7 kiểu hình và 27 kiểu gen