Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020
Trường THPT Sơn Tây
-
Câu 1:
Nguyên tố X (Z = 12) ở trong nhóm nào trong bảng tuần hoàn
A. IA
B. IIA
C. IIIA
D. IVA
-
Câu 2:
Cho phản ứng: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.
Tỉ lệ số phân tử H2SO4 đóng vai trò oxi hoá và chất khử là:
A. 2:3
B. 3:2
C. 2:1
D. 1:3
-
Câu 3:
Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với H2SO4 loãng:
A. Zn
B. Fe
C. Cu
D. Al
-
Câu 4:
Cho 2 phương trình hoá học sau:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (1)
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (2).
Từ 2 phản ứng này rút ra nhận xét dưới đây. Hãy cho biết nhận xét nào không đúng.
A. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brom
B. Brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot
C. Iot có tính oxi hoá mạnh hơn brom, brom có tính oxi hoá mạnh hơn clo
D. Clo oxi hoá được ion Br-, brom oxi hoá được ion I-
-
Câu 5:
Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
A. O2
B. SO2
C. H2SO4
D. H2S
-
Câu 6:
Cho các cặp chất sau:
1) HCl và H2S
2) H2S và NH3
3) H2S và Cl2
4) H2S và N2
Cặp chất tồn tại trong hỗn hợp ở nhiệt độ thường là:
A. (2) và (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1) và (4)
D. (3) và (4)
-
Câu 7:
Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?
A. Fe, Ni, Co.
B. Br, Cl, I.
C. C, N, O.
D. O, Se, S.
-
Câu 8:
Cho m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Sục khí H2S vào phần 1 thu được 1,28 gam chất kết tủa. Cho dung dịch Na2S dư vào phần 2 thu được 3,04 gam kết tủa. Xác định m
A. 9,2 gam
B. 8,4 gam
C. 10,2 gam
D. 14,6 gam
-
Câu 9:
Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.
-
Câu 10:
Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là:
A. Cu; Al.
B. Al; Fe
C. Cu; Fe
D. Zn; Cr
-
Câu 11:
Cho dãy biến hóa sau: A → B → C → D → Na2SO4
A, B, C, D có thể lần lượt là dãy các chất nào sau đây?
A. FeS2, SO2, SO3, H2SO4
B. SO2, S, SO3, NaHSO4
C. SO2, FeS, SO3, NaHSO4
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 12:
Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây?
A. Cu
B. Hồ tinh bột.
C. H2.
D. Dung dịch KI và hồ tinh bột.
-
Câu 13:
Oxi không phản ứng trực tiếp với
A. Sắt
B. Nhôm
C. Cacbon
D. Flo
-
Câu 14:
Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên.
B. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
C. Trong tự nhiên tồn tại 2 dạng bền của clo là: 35Cl và 37Cl.
D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục.
-
Câu 15:
Cho 0,48 gam một kim loại X có hóa trị II, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Kim loại X là:
A. Mg
B. Zn
C. Fe
D. Ca
-
Câu 16:
Để trung hòa hết 200g dung dịch HX (X là halogen) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên là dung dịch nào?
A. HBr
B. HCl
C. HI
D. HF
-
Câu 17:
Có 3 dung dịch chứa các muối riêng biệt: Na2SO4; Na2SO3; Na2CO3. Cặp thuốc thử nào sau đây có thể dùng để nhận biết từng muối?
A. Ba(OH)2 và HCl
B. HCl và KMnO4
C. HCl và Ca(OH)2
D. BaCl2 và HCl
-
Câu 18:
Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây là đúng
A. HF, HCl, HBr, HI
B. HCl, HBr, HI, HF
C. HI, HBr, HCl, HF
D. HBr, HCl, HI, HF
-
Câu 19:
Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
A. Al2O3.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch Ca(OH)2.
D. CaO.
-
Câu 20:
Dãy chất nào sau đây có liên kết ion:
A. NaCl, H2O, KCl, CsF
B. KF, NaCl, NH3, HCl
C. NaCl, KCl, KF, CsF
D. CH4, SO2, NaCl, KF
-
Câu 21:
Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
A. Phi kim mạnh nhất là iot.
B. Kim lọai mạnh nhất là clo.
C. Phi kim mạnh nhất là oxi.
D. Phi kim mạnh nhất là flo.
-
Câu 22:
Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. \({\rm{1}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{3}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{d}}^{\rm{6}}}{\rm{4}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
B. \({\rm{1}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{3}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{d}}^{\rm{4}}}{\rm{4}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
C. \({\rm{1}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{3}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{d}}^{\rm{5}}}\)
D. \({\rm{1}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{3}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{3}}{{\rm{d}}^{\rm{6}}}\)
-
Câu 23:
Cho các dãy chất sau: H2O, NaCl, N2, KCl, NH3, NaBr. Số chất trog dãy mà phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 24:
Cho 5,65 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). % khối lượng của Mg, Zn lần lượt trong hỗn hợp trên là:
A. 42,46% và 57,54%
B. 57,54% và 42,46%
C. 42,47% và 57,53%
D. 57,53% và 42,47%
-
Câu 25:
Phản ứng nào dưới đây lưu huỳnh không thể hiện tính khử.
A. S + HNO3 (đặc) → 2H2O + 4NO2 + SO2
B. S + H2SO4 (đặc) → 3SO2 + 2H2O
C. S + 3F2 → SF6
D. S + Hg → HgS
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối FeCl2.
B. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl3
C. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl2
D. Khi cho clo tác dụng với FeCl2 tạo thành muối FeCl3
-
Câu 27:
Trộn dung dịch chứa 1 mol axit H2SO4 với dd chứa 1,5mol NaOH. Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn,cho dung dịch bay hơi đến khô. Chất rắn thu được là:
A. Muối NaHSO4
B. Hỗn hợp muối NaHSO4, Na2SO4
C. Muối Na2SO4
D. Hỗn hợp NaHSO4, Na2SO4, NaOH
-
Câu 28:
Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(k) ⇔ N2O4(k) (màu nâu đỏ, không màu). Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt
B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt
D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt
-
Câu 29:
Cho dãy các chất sau: FeS2, Cu, Na2SO3, Fe2O3, KMnO4. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra khí SO2 là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Trong lúc đang cặp nhiệt độ, vô tình đánh rơi làm vỡ cặp nhiệt độ, thủy ngân bắn ra ngoài, sử dụng chất nào dưới đây để gom thủy ngân
A. Bột lưu huỳnh
B. Bột sắt
C. Bột than
D. Nước