Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020
Trường THPT Phan Đình Phùng
-
Câu 1:
Chất nào dưới đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
A. KMnO4
B. H2O
C. H2O2
D. CaCO3
-
Câu 2:
Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
-
Câu 3:
Dung dịch có pH >7 là
A. H2CO3
B. NaOH
C. NaCl
D. H2SO4
-
Câu 4:
Hòa tan 2,08 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,688 lít SO2 (sp khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến kl ko đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 1,6 g
B. 3,2 g
C. 0,4 g
D. 0,8 g
-
Câu 5:
Dãy chất nào dưới đây vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa
A. O2, H2S, SO2
B. O3, H2SO4, Cl2
C. O3, ZnO, CO
D. Cl2, FeO, SO2
-
Câu 6:
Ta tiến hành sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào?
A. KCl, KClO3, Cl2.
B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO3.
D. KCl, KClO, KOH, H2O.
-
Câu 7:
Sắp xếp nào dưới đây đúng theo chiều tăng dần tính axit
A. HClO, HClO2, HClO3, HClO4
B. HClO4, HClO2, HClO3, HClO
C. HClO4, HClO3, HClO2, HClO
D. HClO, HClO3, HClO2, HClO4
-
Câu 8:
Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.
B. Chữa sâu răng
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
-
Câu 9:
Dãy nào dưới đây tác dụng được với oxi
A. Mg, Al, C, C2H4
B. Fe, Al, C, CH3COOH
C. Cl2, SO2, CO, CH4
D. Fe, Pt, C, SO2
-
Câu 10:
Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H. Hợp chất này có công thức hóa học là
A. H2SO3
B. H2S2O7
C. H2SO4.
D. H2S2O8.
-
Câu 11:
Cho 14,4 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V.
A. 3,36 lít
B. 7,56 lít
C. 2,52 lít
D. 5,04 lít
-
Câu 12:
Để phân biệt 4 dung dịch NaCl, HCl, NaNO3, HNO3 ta có thể dùng
A. Dung dịch AgNO3.
B. Quỳ tím.
C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3
D. Dung dịch BaCl2
-
Câu 13:
Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 5,21 gam
B. 4,81 gam
C. 4,8 gam
D. 3,81 gam
-
Câu 14:
Trong phản ứng : Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Clo đóng vai trò :
A. Chất oxi hóa
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
-
Câu 15:
Hỗn hợp nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. BaCl2 và AgNO3
B. Na2CO3 và HCl
C. H2SO4 và Ba(NO3)2
D. NaNO3 và HCl
-
Câu 16:
X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp A có chứa 2 muối của X, Y với natri. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 4,75 gam
B. 2,8 gam
C. 11,2 gam
D. 8,4 gam
-
Câu 17:
Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k)
Khi tăng thêm 250C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 200C đến 1700C thì tốc độ phản ứng tăng?
A. 8 lần
B. 64 lần
C. 256 lần
D. 512 lần
-
Câu 18:
Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC, tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 30oC tăng lên 81 lần thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ?
A. 70oC
B. 50oC
C. 60oC
D. 40oC
-
Câu 19:
Cho 14,5 hỗn hợp Mg , Zn và Fe tác dụng hết vs dd H2SO4(l) thấy thoát ra 6,72(l) H2 (dktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng dược khối lượng muối khan là bao nhiêu?
A. 43,3g
B. 35,4g
C. 28,6g
D. 32,5g
-
Câu 20:
Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Bình thủy tinh màu đen
B. Bình thủy tinh màu nâu
C. Bình thủy tinh không màu
D. Bình nhựa (chất dẻo)
-
Câu 21:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,5 M. Muối thu được gồm:
A. K2SO4
B. KHSO3
C. K2SO3
D. KHSO3 và K2SO3
-
Câu 22:
Đề điều chế V lít oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân hoàn toàn 3,16 gam KMnO4. Giá trị của V là:
A. 0,112 lít
B. 0,224 lít
C. 0,336 lít
D. 0,672 lít
-
Câu 23:
Xét cân bằng hóa học sau: 3H2 (k) + N2 (k) ⇔ 2NH3 (k) H < 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi.
A. Tăng nhiệt độ của hệ.
B. Giảm áp suất chung của hệ.
C. Thêm chất xúc tác cho phản ứng.
D. Tăng áp suất của hệ phản ứng.
-
Câu 24:
Trong số các hiđro halogenua dưới đây, chất nào có tính axit mạnh nhất:
A. HF
B. HBr
C. HCl
D. HI
-
Câu 25:
Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng
A. sự chuyển hẳn electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử.
C. cặp electron dung chung giữa hai nguyên tử, nhưng cặp electron này chỉ do một nguyên tử cung cấp.
D. sự tương tác giữa các nguyên tử và ion ở nút mạng tinh thể với dòng electron tự do.
-
Câu 26:
Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất?
A. NaF.
B. NaI.
C. NaBr.
D. NaCl.
-
Câu 27:
Xét các phản ứng dưới đây:
(1) H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
(2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(3) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
(4) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
(5) KClO3 + 6HCl → Cl2 + KCl + 3H2O
(6) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Số phản ứng oxi hóa khử là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 28:
Dãy chất nào dưới đây có thể tác dụng được với HCl?
A. NaOH, Na2CO3, CuO, SO2
B. Fe, KMnO4, NaOH, Fe3O4
C. Ag, MnO2, AgNO3, CaCO3
D. Cu, MnO2, Fe(OH)2, Na2CO3
-
Câu 29:
Cho phản ứng: FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2. Hệ số cân bằng là:
A. 2; 4; 1; 1; 4
B. 4; 1; 2; 4; 2
C. 2; 4; 1; 4; 2
D. 4; 1; 2; 2; 4
-
Câu 30:
Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d64s2?
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB
B. Chu kì 4, nhóm IIB
C. Chu kì 4, nhóm VIIIA
D. Chu kì 4, nhóm IIA