Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THPT Long Hòa
-
Câu 1:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có tác động gì?
A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới
B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường
C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-
Câu 2:
Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a
B. Nam Mĩ, Tây Âu, Ô-xtrây-li-a
C. Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây Âu
D. Bắc Mĩ, Đông Á, Ô-xtrây-li-a
-
Câu 3:
Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực gì?
A. Thương mại và du lịch
B. Nông nghiệp và công nghiệp
C. Công nghiệp và dịch vụ
D. Dịch vụ và nông nghiệp
-
Câu 4:
Dựa trên cơ sở nào sau đây để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển?
A. Đặc điểm tự nhiên; dân cư, xã hội
B. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. Đặc điểm tự nhiên, người lao động
-
Câu 5:
Các nước có thu nhập ở mức thấp hiện nay hầu hết đều ở khu vực nào?
A. Châu Âu
B. Bắc Mĩ
C. Châu Phi
D. Bắc Á
-
Câu 6:
Phát biểu nào không đúng với các nước phát triển?
A. GNI bình quân đầu người cao
B. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều
C. Chỉ số phát triển con người cao
D. Còn có nợ nước ngoài nhiều
-
Câu 7:
Nhận định nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. GNI bình quân đầu người thấp
B. Chỉ số phát triển con người thấp
C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ
D. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ
-
Câu 8:
Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc gì?
A. Chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới
B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao
C. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh
D. Tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao
-
Câu 9:
Tổ chức nào đã thúc đẩy tự do hóa thương mại thế giới?
A. WTO
B. WB
C. WHO
D. IMF
-
Câu 10:
Nguyên nhân nào mà các hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn?
A. Tự do hóa di chuyển các luồng vốn quốc tế, xây dựng hiệp định
B. Cắt giảm dần thuế quan và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng
C. Chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế
D. Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đa dạng hóa các ngành dịch vụ
-
Câu 11:
Đâu là biểu hiện của tăng nhanh thương mại quốc tế?
A. Các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng
B. Số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng
C. Hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến
D. Hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng
-
Câu 12:
Đâu là biểu hiện của phát triển các hệ thống tài chính quốc tế?
A. Các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng
B. Số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng
C. Hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến
D. Các ngân hàng lớn liên kết với nhau tạo mạng lưới toàn cầu
-
Câu 13:
Đâu là biểu hiện của tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia?
A. Các sản phẩm, quy trình quản lí, dịch vụ được áp dụng rộng
B. Số lượng công ty đa quốc gia, chi nhánh không ngừng tăng
C. Hợp tác song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến
D. Các ngân hàng lớn liên kết với nhau tạo mạng lưới toàn cầu
-
Câu 14:
Các tổ chức nào có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia?
A. WB, FAO, APEC
B. WTO, IMF, WB
C. ILO, ASEAN, UN
D. IMF, WHO, EU
-
Câu 15:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm
B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất
C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới
D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
-
Câu 16:
Nhân tố nào sau đây đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước
B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng
C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, ….
D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 17:
Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào?
A. Liên bang Nga
B. Anh
C. Trung Quốc
D. Hoa Kỳ
-
Câu 18:
Liên hợp quốc có nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
B. Hỗ trợ lương thực và hàng nhập khẩu
C. Giữ vững luật quốc tế, ổn định tiền tệ
D. Giám sát tài chính, hành động khí hậu
-
Câu 19:
Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Bảo vệ các quyền con người
B. Đảo bảo ổn định về tài chính
C. Duy trì an ninh và hòa bình
D. Cung cấp viện trợ nhân đạo
-
Câu 20:
Đâu là mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc?
A. Duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững
B. Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo
C. Thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững
-
Câu 21:
Đâu là tên viết tắt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế?
A. WTO
B. IMF
C. APEC
D. UN
-
Câu 22:
Trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ở quốc gia nào?
A. Hoa Kỳ
B. Ca-na-đa
C. Nhật Bản
D. Hà Lan
-
Câu 23:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với mục đích chủ yếu nào?
A. Nâng cao mức sống, tạo việc làm
B. Đảm bảo sự ổn định về hòa bình
C. Giải quyết các bất đồng chủ quyền
D. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu
-
Câu 24:
Phát biểu nào không đúng với hoạt động chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế
B. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, cung cấp các khoản vay cho nước nghèo
C. Hỗ trợ kĩ thuật, giúp đỡ tài chính giảm nghèo cho các quốc gia khi có yêu cầu
D. Duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch và tạo ra việc làm
-
Câu 25:
Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng nào sau đây?
A. Hạt nhân
B. Tái tạo
C. Hóa thạch
D. Thủy điện
-
Câu 26:
Đâu là các khu vực có nhiều năng lượng?
A. Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh
B. Bắc Phi, Đông Nam Á và Nam Phi
C. Biển Đông, Đông Phi và Tây Nam Á
D. Mỹ Latinh, Bắc Á và Đông Nam Á
-
Câu 27:
Đâu là tên viết tắt của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ?
A. IEA
B. OPEC
C. WTO
D. MRC
-
Câu 28:
Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào?
A. Mi-an-ma
B. Thái Lan
C. Cam-pu-chia
D. Việt Nam
-
Câu 29:
Tình trạng người thiếu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở châu lục nào?
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Âu
D. Châu Mĩ
-
Câu 30:
Lĩnh vực nào không thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Xung đột vũ trang
B. Anh ninh lương thực
C. Biến đổi khí hậu
D. Dịch bệnh toàn cầu
-
Câu 31:
Lĩnh vực nào thuộc không thuộc an ninh truyền thống?
A. Khủng bố vũ trang
B. An ninh nguồn nước
C. Xung đột sắc tộc
D. Chiến tranh cục bộ
-
Câu 32:
Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu
B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán
C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt
D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng
-
Câu 33:
Các sơn nguyên ở nước ta thuận lợi phát triển ngành nào sau đây?
A. Trồng trọt và trồng cây lâm nghiệp
B. Lâm nghiệp và trồng cây lương thực
C. Chăn nuôi và trồng cây công nghiệp
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực
-
Câu 34:
Ở khu vực Mỹ Latinh không có đồng bằng nào?
A. Đồng bằng La Pla-ta
B. Đồng bằng A-ma-dôn
C. Đồng bằng La-nốt
D. Đồng bằng Trung tâm
-
Câu 35:
Khu vực nào ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?
A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt
B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti
C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti
D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti
-
Câu 36:
Khu vực nào ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?
A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt
B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti
C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti
D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti
-
Câu 37:
Các dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?
A. Đồng bằng và sơn nguyên
B. Sơn nguyên và cao nguyên
C. Cao nguyên và núi thấp
D. Núi cao và đồi trung du
-
Câu 38:
Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ
B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng
C. Nhiều cao nguyên rộng lớn
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-
Câu 39:
Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển cây ăn quả?
A. Đất đai đa dạng
B. Khí hậu phân hóa
C. Sơn nguyên rộng
D. Địa hình núi cao
-
Câu 40:
Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào?
A. Mê-hi-cô
B. Bra-xin
C. Cô-lô-ra-đô
D. Guy-a-na