Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 CTST năm 2023-2024
Trường THPT Phan Liêm
-
Câu 1:
Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp dược phẩm
B. Công nghiệp luyện kim
C. Công nghiệp khai khoáng
D. Công nghiệp thực phẩm
-
Câu 2:
Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na
B. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô
C. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin
D. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na
-
Câu 3:
Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Đồng
B. Sắt
C. Dầu mỏ
D. Kẽm
-
Câu 4:
Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là gì?
A. Kim loại màu
B. Kim loại quý
C. Nhiên liệu
D. Kim loại đen
-
Câu 5:
Vùng biển Ca-ri-bê có thuận lợi nào sau đây?
A. Địa hình đa dạng
B. Đất đai màu mỡ
C. Sông ngòi dày đặc
D. Khí hậu phân hóa
-
Câu 6:
Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?
A. Mê-hi-cô
B. Bra-xin
C. Cô-lô-ra-đô
D. Guy-a-na
-
Câu 7:
Khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển cây ăn quả?
A. Đất đai đa dạng
B. Khí hậu phân hóa
C. Sơn nguyên rộng
D. Địa hình núi cao
-
Câu 8:
Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ
B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng
C. Nhiều cao nguyên rộng lớn
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-
Câu 9:
Nhân tố nào có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới?
A. Nguồn nước
B. Nguồn vốn
C. Năng lượng
D. Thị trường
-
Câu 10:
Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là gì?
A. IEA
B. WTO
C. WB
D. IMF
-
Câu 11:
Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để mỗi quốc gia chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?
A. Đẩy mạnh việc sản xuất lượng thực
B. Bình ổn giá lương thực trong nước
C. Ưu tiên thương mại hàng thực phẩm
D. Tích cực giữ nước, tạo thương hiệu
-
Câu 12:
Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là gì?
A. IMF, WTO
B. WFP, APEC
C. FAO, WFP
D. EU, ASEAN
-
Câu 13:
Khu vực nào sau đây chịu tác động rất nhỏ của nạn đói trên thế giới?
A. Đông Phi
B. Tây Âu
C. Trung Phi
D. Nam Á
-
Câu 14:
Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?
A. An ninh năng lượng
B. Thiếu nguồn nước
C. Tranh giành đất đai
D. Xung đột tộc người
-
Câu 15:
Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
A. Đông Á
B. Đông Nam Á
C. Nam Á
D. Tây Nam Á
-
Câu 16:
Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Âu
D. Châu Mĩ
-
Câu 17:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là gì?
A. WTO
B. IMF
C. APEC
D. UN
-
Câu 18:
Mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là gì?
A. duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững
B. giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo
C. thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế
D. bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững
-
Câu 19:
Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?
A. Bảo vệ các quyền con người
B. Đảm bảo ổn định về tài chính
C. Duy trì an ninh và hòa bình
D. Cung cấp viện trợ nhân đạo
-
Câu 20:
Liên hợp quốc có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
B. Hỗ trợ lương thực và hàng nhập khẩu
C. Giữ vững luật quốc tế, ổn định tiền tệ
D. Giám sát tài chính, hành động khí hậ
-
Câu 21:
Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga
B. Anh
C. Trung Quốc
D. Hoa Kỳ
-
Câu 22:
Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 195
B. 193
C. 190
D. 200
-
Câu 23:
Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN
B. NAFTA và EU
C. NAFTA và APEC
D. APEC và ASEAN
-
Câu 24:
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Thị trường chung Nam Mĩ
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 25:
Hệ quả tích cực của khu vực hoá kinh tế không phải là gì?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
B. Tăng cường tự do hoá thương mại các nước trong khu vực
C. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên
D. Gia tăng sức ép tính tự chủ về quyền lực của mỗi nước
-
Câu 26:
Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế là gì?
A. Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt
D. Đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau
B. Sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
D. Phụ thuộc nhiều vào chính phủ các nước
-
Câu 28:
Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là gì?
A. Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới
B. Đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ
C. Vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
D. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng
-
Câu 29:
Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là gì?
A. Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới
B. Đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ
C. Vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
D. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng
-
Câu 30:
Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là gì?
A. Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới
B. Đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ
C. Vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
D. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng
-
Câu 31:
Các hoạt động nào sau đây hiện nay thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
B. Nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục
C. Văn hoá, giáo dục, công nghiệp
D. Du lịch, công nghiệp, giáo dục
-
Câu 32:
Điểm nào sau đây không thể hiện mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?
A. Làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trên thế giới
B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ
C. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
D. Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hoá giữa các nước
-
Câu 33:
Các quốc gia đang phát triển thường có đặc điểm gì?
A. Chỉ số phát triển con người thấp
B. Nền công nghiệp phát triển rất sớm
C. Thu nhập bình quân đầu người cao
D. Tỉ suất tử vong người già rất thấp
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?
A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm
B. Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh
C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động
D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng
-
Câu 35:
Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là gì?
A. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều
B. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp
C. Chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao
D. Dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế
-
Câu 36:
Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc gì?
A. Chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới
B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao
C. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh
D. Tốc độ tăng tổng thu nhập trong nước cao
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?
A. GNI bình quân đầu người thấp
B. Chỉ số phát triển con người thấp
C. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhỏ
D. Các khoản nợ nước ngoài rất nhỏ
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước phát triển?
A. GNI bình quân đầu người cao
B. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều
C. Chỉ số phát triển con người cao
D. Còn có nợ nước ngoài nhiều
-
Câu 39:
Các nước có thu nhập ở mức thấp hiện nay hầu hết đều ở khu vực nào?
A. Châu Âu
B. Bắc Mĩ
C. Châu Phi
D. Bắc Á
-
Câu 40:
Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Á
B. Trung Đông
C. Bắc Mĩ
D. Đông Âu