Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là gì?
A. tài nguyên và lao động
B. giáo dục và văn hóa
C. khoa học và công nghệ
D. vốn đầu tư và thị trường
-
Câu 2:
Cho bảng số liệu: GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2013 (Đơn vị: USD)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD
B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người
D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước
-
Câu 3:
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC CỦA THỤY ĐIỂN VÀ Ê-TI-Ô-PI-A NĂM 2013 (Đơn vị: %)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô, cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a là:
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ miền
-
Câu 4:
Bảng số liệu sau: TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI NĂM 2015 (%)
Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới
B. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất
C. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi
D. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất
-
Câu 5:
Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA AN-GIÊ-RI VÀ GA-NA, GIAI ĐOẠN 1985-2000
Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của An-giê-ri và Ga-na?
A. Tốc độ tăng trưởng của hai nước không ổn định
B. Tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước đều trên 6%
C. Từ năm 1995 đến 2000, hai nước tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm
D. Tốc độ tăng trưởng của Ga-na luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của An-giê-ri
-
Câu 6:
Khu vực nào có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới?
A. Bắc Âu, Bắc Mĩ
B. Đông Á, Tây Nam Á
C. Bắc Mĩ, Trung Mĩ
D. Tây Phi, Đông Phi
-
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là gì?
A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo
B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số
C. Trình độ khoa học – kĩ thuật
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 8:
Nguyên nhân cơ bản nào tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển?
A. Trình độ phát triển kinh tế
B. Sự phong phú về tài nguyên
C. Sự đa dạng về thành phần chủng tộc
D. Sự phong phú về nguồn lao động
-
Câu 9:
Để có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển đã tiến hành các chính sách gì?
A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ
C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan
D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật
-
Câu 10:
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?
A. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác
B. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác
C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình
D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương
-
Câu 11:
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa
B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất
C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại
D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 12:
Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa, khu vực hóa là gì?
A. Bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế
B. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương
C. Luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập
D. Chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển
-
Câu 13:
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước
B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng
C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ….
D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 14:
Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là gì?
A. tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển
B. nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia
C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
D. hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi
-
Câu 15:
Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. Đẩy nhanh đầu tư
C. Gia tăng khoảng cách giảu nghèo, cạnh tranh giữa các nước
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế
-
Câu 16:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không phải do đâu?
A. sự phát triển kinh tế không đều và sức cạnh tranh của các khu vực
B. những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội
C. có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết với nhau
D. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu
-
Câu 17:
Ý nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?
A. Đạt được sự đầy đủ về vật chất
B. Sự xuất hiệu của nhiều loài mới
C. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên
D. Sự giàu có về tinh thần và văn hóa
-
Câu 18:
Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là gì?
A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương
B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương
C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương
D. đánh bắt cá bằng chất nổ
-
Câu 19:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là gì?
A. nhiệt độ Trái Đất nóng lên
B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên
C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác
D. diện tích rừng ngày càng thu hẹp
-
Câu 20:
Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
A. tan băng ở hai cực Trái Đất
B. mực nước biển dâng cao hơn
C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên
D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn
-
Câu 21:
Nguyên nhân nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới?
A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch
B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí
C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ
D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản
-
Câu 22:
Tầng ôdôn bị thủng là do đâu?
A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển
B. khí thải CFCs trong khí quyển
C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên
D. chất thải từ ngành công nghiệp
-
Câu 23:
Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào?
A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi
B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã
C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm
D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật
-
Câu 24:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do đâu?
A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển
B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra
C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương
D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương
-
Câu 25:
Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì sao?
A. Có diện tích rộng lớn
B. Có đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực
C. Bao quanh là các biển và đại dương
D. Có đường chí tuyến Nam chạy qua
-
Câu 26:
Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Vùng núi An-đét
B. Đồng bằng A-ma-dôn
C. Đồng bằng La Pla-ta
D. Đồng bằng Pam-pa
-
Câu 27:
Lí do nào làm cho Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc?
A. có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh
B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm
C. ngành công nghiệp chế biến phát triển
D. nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào
-
Câu 28:
Nhân tố quan trọng nào làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới?
A. thị trường tiêu thụ
B. có nhiều loại đất khác nhau
C. có nhiều cao nguyên
D. có khí hậu nhiệt đới
-
Câu 29:
Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho tầng lớp nào?
A. Đại bộ phận dân cư
B. Người da den nhập cư
C. Các nhà tư bản, các chủ trang trại
D. Người dân bản địa (người Anh-điêng)
-
Câu 30:
Ở Mĩ La tinh, tại sao các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác?
A. cải cách ruộng đất không triệt để
B. không ban hành chính sách cải cách ruộng đất
C. người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp
D. người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại
-
Câu 31:
Nguyên nhân chủ yếu nào đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
A. Chính trị không ổn định
B. Cạn kiệt dần tài nguyên
C. Thiếu lực lượng lao động
D. Thiên tai xảy ra nhiều
-
Câu 32:
Đô thị hóa ở Mĩ La tinh có đặc điểm nổi bật là gì?
A. tự phát
B. theo quy hoạch của Nhà nước
C. gắn liền với quá trình công nghiệp hóa
D. gắn liền với công nghiệp hóa, theo quy hoạch của Nhà nước
-
Câu 33:
Khoảng bao nhiêu dân cư đô thị của Mĩ La tinh sống trong điều kiện khó khăn?
A. 1/3
B. 2/3
C. 3/4
D. 4/5
-
Câu 34:
Đặc điểm nổi bật về dân cư của Mĩ La tinh là gì?
A. tỉ lệ dân cư đô thị đông
B. phân bố dân cư và đô thị khá hợp lí
C. điều kiện sống của dân cư đô thị cao
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp
-
Câu 35:
Dân cư và xã hội của Mĩ La tinh có đặc điểm gì?
A. tỉ lệ dân thành thị thấp, tăng chậm
B. số dân sống dưới mức nghèo khổ còn khá đông
C. chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị cao
D. thu nhập giữa người giàu và người nghèo ít chênh lệch
-
Câu 36:
Các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm, ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
A. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài
B. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ
C. Nền kinh tế tự chủ, sự cản trở của tôn giáo và phát triển nền kinh tế đa ngành
D. Các thế lực bảo thủ thiên chúa giáo tiếp tục cản trở
-
Câu 37:
Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến tình hình kinh tế nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện?
A. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế
B. Phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế
C. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài
D. Đẩy mạnh chống tham nhũng, tăng cường buôn bán nội địa
-
Câu 38:
Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do đâu?
A. nền công nghiệp phát triển quá nhanh
B. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm
C. năng suất nông nghiệp lạc hậu quá thấp
D. sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc
-
Câu 39:
Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Giáp với nhiều biển và đại dương
B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi
C. Có đường chí tuyến chạy qua
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới
-
Câu 40:
Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực nào nhiều nhất?
A. Tây Nam Á
B. Trung Á
C. Tây Âu
D. Đông Á