Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Câu 1:
Tại sao Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công?
A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại
B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công hiệu quả
C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Công
D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam
-
Câu 2:
Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam không cần hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào dưới đây?
A. Ma-lai-xi-a
B. Trung Quốc
C. Thái Lan
D. Cam-pu-chia
-
Câu 3:
Vấn đề các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế - xã hội ảnh hướng đến yếu tố nào?
A. xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
B. các nước có nền kinh tế kém phát triển
C. các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ
D. kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga, …)
-
Câu 4:
Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là gì?
A. Ô nhiễm môi trường gia tăng
B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn
C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng
D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân
-
Câu 5:
Những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay là gì?
A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến
C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp
D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn
-
Câu 6:
Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với những quốc gia nào?
A. Trung Quốc và Lào
B. Lào và Cam- pu - chia
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc
D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia
-
Câu 7:
Thiên nhiên nước ta cơ bản mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do đặc điểm nào của tự nhiên mang lại?
A. Biển đông
B. Vị trí địa lí
C. Địa hình
D. Khí hậu
-
Câu 8:
Cảng biển nào là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?
A. Hải Phòng
B. Cửa Lò
C. Đà Nẵng
D. Cam Ranh
-
Câu 9:
Ý nghĩa nào dưới đây của biển Đông là ý nghĩa về an ninh quốc phòng?
A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển
B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển
C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước
D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới
-
Câu 10:
Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại cho nước ta?
A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn
B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở
C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
D. Khí hậu phân hóa phức tạp
-
Câu 11:
Lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng không bao gồm chất khí nào dưới đây?
A. Amoniac
B. Nitơ
C. Lưu huỳnh
D. Hiđrô
-
Câu 12:
Sinh vật giai đoạn Cambri gồm có những loại nào?
A. Tảo, động vật thân mềm
B. Rêu, địa y, tảo
C. Động vật thân mềm, địa y
D. Ruột khoang, nấm, rêu
-
Câu 13:
Vào giai đoạn Tiền Cambri thủy quyển xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất khi nào?
A. có các vụ nổ xuất hiện
B. nhiệt độ hạ thấp dần
C. có các loài sinh vật xuất hiện
D. độ ẩm tăng và có sự sống
-
Câu 14:
“Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay”. Đó là đặc điểm của giai đoạn nào dưới đây?
A. Thái cổ sinh
B. Cổ kiến tạo
C. Tiền Cambri
D. Tân kiến tạo
-
Câu 15:
Sự sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn nào?
A. Tiền Cambri
B. Tân kiến tạo
C. Đại trung sinh
D. Đại cổ sinh
-
Câu 16:
Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ nào dưới đây?
A. Jura
B. Triat
C. Cacbon
D. Cambri
-
Câu 17:
Trong giai đoạn Cổ kiến tạo có các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại nào?
A. Đại Trung Sinh
B. Đại Cổ Sinh
C. Tân Kiến tạo
D. Tiền Cambri
-
Câu 18:
Vào giai đoạn Cổ kiến tạo đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền nào của nước ta hiện này?
A. Miền Nam
B. Miền Trung
C. Miền Bắc
D. Cả nước
-
Câu 19:
Các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ được thành tạo từ thời kì nào?
A. Tân kiến tạo
B. Đại trung sinh
C. Đại cổ sinh
D. Tiền Cambri
-
Câu 20:
Các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào không tạo ra loại khoáng sản nào?
A. Vàng
B. Đồng
C. Apatit
D. Đá quý
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình
C. Quảng Trị và Quảng Bình
D. Thanh Hóa và Nghệ An
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình
C. Quảng Trị và Quảng Bình
D. Thanh Hóa và Nghệ An
-
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng Nghệ An
C. Đồng bằng Hà Tĩnh
D. Đồng bằng Thanh Hóa
-
Câu 24:
Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?
A. Đông Bắc
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 25:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là gì?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ
-
Câu 26:
Tại sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
A. Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu
B. Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
-
Câu 27:
Đặc điểm nào không phải của dải đồng bằng sông Hồng?
A. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C. Có các khu ruộng cao bạc màu
D. Được hình thành phù sa sông bồi đắp
-
Câu 28:
Giải thích vì sao khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn?
A. vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung
B. nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh
C. sông lớn và dài, nước chảy quanh năm
D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi
-
Câu 29:
Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là gì?
A. Diện tích nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt hơn
D. Độ cao địa hình cao hơn Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 30:
Điểm khác nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có là gì?
A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn
-
Câu 31:
Đâu không phải là ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông
B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ
C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn
D. trong năm có hai mùa gió: gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông
-
Câu 32:
Biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta chủ yếu do biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km²
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa
-
Câu 33:
Loại khoáng sản nào mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông?
A. vàng
B. sa khoáng
C. titan
D. dầu mỏ, khí đốt
-
Câu 34:
Dầu mỏ, khí đốt là loại khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng biển nào của nước ta hiện nay?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 35:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 36:
Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố nào?
A. Hà Nội
B. Huế
C. TP. Hồ Chí Minh
D. Cần Thơ
-
Câu 37:
Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là gì?
A. Gió mùa mùa đông lạnh khô
B. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm
C. Gió Mậu Dịch (Tín Phong)
D. Gió đất và gió biển
-
Câu 38:
Địa điểm nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Hà Nội
B. Huế
C. Nha Trang
D. Phan Thiết
-
Câu 39:
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố nào?
A. các thiên tai tự nhiên
B. sự phân mùa khí hậu
C. nền nhiệt - ẩm cao của khí hậu
D. sự thất thường của thời tiết
-
Câu 40:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động của ngành nào?
A. công nghiệp
B. dịch vụ
C. nông nghiệp
D. giao thông vận tải