Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023
Trường THPT Bùi Thị Xuân
-
Câu 1:
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ giai đoạn nào?
A. khi nước ta dành độc lập năm 1945
B. sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954
C. công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội năm 1986
D. sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007
-
Câu 2:
Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do chính sách nào?
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc
B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam
C. Thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986
D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp - Mĩ
-
Câu 3:
Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào?
A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 4:
Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là gì?
A. Đồng bộ thể chế kinh tế thị trường
B. Đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển
C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
D. Hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới
-
Câu 5:
Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?
A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
-
Câu 6:
Nguyên nhân nào làm cho nước ta có cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt độ cao?
A. nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình
B. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
C. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
D. nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
-
Câu 7:
Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm như thế nào?
A. nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản
B. nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản
C. khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam
D. thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển
-
Câu 8:
Một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước là ý nghĩa nào của biển Đông?
A. chính trị
B. kinh tế
C. An ninh quốc phòng
D. văn hóa – xã hội
-
Câu 9:
Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?
A. Đông Bắc Cam-pu-chia
B. Đông Bắc Lào
C. Tây Nam Trung Quốc
D. Đông Thái Lan
-
Câu 10:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở Bắc bán cầu, nên có khí hậu như thế nào?
A. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều
B. nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
D. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt
-
Câu 11:
Ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn nước ta đã phát hiện ra điều gì?
A. các di tích cổ
B. các đá biến chất cổ
C. các dạng san hô cổ
D. các hóa thạch cổ
-
Câu 12:
Nền móng ban đầu của nước ta được hình thành từ giai đoạn nào dưới đây?
A. Tân kiến tạo
B. Đại trung sinh
C. Tiền Cambri
D. Cổ kiến tạo
-
Câu 13:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta?
A. Giai đoạn cổ nhất và diễn ra nhanh nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ
B. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
C. Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu nhưng có xuất hiện khủng long
D. Giai đoạn kéo dài nhất và diễn ra phổ biến nhất ở lãnh thổ nước ta
-
Câu 14:
Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng thời gian nào?
A. 1,5 tỉ năm
B. 2 tỉ năm
C. 2,5 tỉ năm
D. 3 tỉ năm
-
Câu 15:
Ở nước ta giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở đâu?
A. rộng khắp cả nước
B. chỉ diễn ra ở phía Bắc
C. chỉ diễn ra ở phía Nam
D. chỉ diễn ra ở một phạm vi hẹp
-
Câu 16:
Dấu tích nào chứng tỏ vào giai đoạn Cổ kiến tạo các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi?
A. Các hóa thạch cổ
B. Các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh
C. Dấu vết đá trầm tích cổ
D. Tuổi các loại khoáng sản
-
Câu 17:
Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn nào?
A. Tân kiến tạo
B. Đại cổ sinh
C. Tiền Cambri
D. Cổ kiến tạo
-
Câu 18:
Giai đoạn duy nhất nào còn kéo dài đến tận ngày nay và vẫn tiến tục?
A. Tân kiến tạo
B. Cổ kiến tạo
C. Đại trung sinh
D. Đại cổ sinh
-
Câu 19:
Giai đoạn Tân kiến tạo mới bắt đầu cách đây khoảng thời gian bao lâu?
A. 55 triệu năm
B. 60 triệu năm
C. 65 triệu năm
D. 70 triệu năm
-
Câu 20:
Giai đoạn Tân kiến tạo chịu tác động mạnh mẽ nhất của cuộc vận động tạo núi nào dưới đây?
A. Inđôxini
B. Calêđôni
C. Kimêri
D. Anpơ-Himalaya
-
Câu 21:
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là gì?
A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng
-
Câu 22:
Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác là gì?
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở
D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng
-
Câu 23:
Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?
A. độ cao và hướng các dãy núi
B. độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi
C. độ dốc và hướng các dãy núi
D. độ cao và độ dốc của các dãy núi
-
Câu 24:
Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là gì?
A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi trung du
B. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi cao
C. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp
D. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên các vùng đồng bằng
-
Câu 25:
Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn chủ yếu do đâu?
A. địa hình nước ta ít hiểm trở
B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng
C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp
D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc
-
Câu 26:
Khó khăn không phải lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi núi của nước ta hiện này là gì?
A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế
B. địa hình bị chia cắt mạnh
C. nhiều sông suối, hẻm vực
D. địa hình hiểm trở, nhiều hẻm vực
-
Câu 27:
Vùng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Bắc
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 28:
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển các loại cây gì?
A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả
B. các cây công nghiệp, cây rau đậu
C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu
D. các cây công nghiệp, cây ăn quả
-
Câu 29:
Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?
A. Vùng đồng bằng, ven biển
B. Vùng đồi núi, ven biển
C. Vùng trung du, đồng bằng
D. Vùng trung du và miền núi
-
Câu 30:
Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
A. vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít
B. thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển
C. các dãy núi lan sát ra biển chia cắt
D. con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng
-
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan
B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh
D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Quảng Ngãi
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Quảng Ngãi
-
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?
A. Cát Bà
B. Xuân Thủy
C. Phú Quốc
D. Côn Đảo
-
Câu 36:
Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là gì?
A. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc
B. mưa nhiều vào thu - đông
C. khí hậu mang tính chất cận xích đạo
D. có mùa đông lạnh kéo dài
-
Câu 37:
Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là gì?
A. kiểu khí hậu cận xích đạo
B. mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch
C. khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô
D. mưa nhiều vào thu - đông
-
Câu 38:
Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có đặc điểm như thế nào?
A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc
B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng
C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc
D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát
-
Câu 39:
Tại sao ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây?
A. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ
B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình
C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
-
Câu 40:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20ºC (trừ các vùng núi cao).
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn
D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ