Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất của lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Du lịch
D. Giao thông vận tải
-
Câu 2:
Đâu là hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại?
A. Xâm thực - mài mòn
B. Xâm thực - bồi tụ
C. Xói mòn - rửa trôi
D. Mài mòn - bồi tụ
-
Câu 3:
Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì nước ta có đặc điểm gì?
A. Có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa
D. Trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt
-
Câu 4:
Do đâu chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
A. Trong năm có hai mùa mưa và khô
B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều
C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn
D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều
-
Câu 5:
Đâu là khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu
B. Sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng
C. Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô
D. Sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam
-
Câu 6:
Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố nào?
A. Địa hình
B. Đất
C. Khí hậu
D. Nguồn nước
-
Câu 7:
Đâu là biểu hiện của quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại?
A. Hiện tượng xâm thực
B. Thành tạo địa hình cácxtơ
C. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất
D. Đất trượt, đá lở ở sườn dốc
-
Câu 8:
Đâu là đặc điểm của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm
C. Xuất hiện từng đợt từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C
-
Câu 9:
Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ
-
Câu 10:
Bắc Trung Bộ là khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió nào sau đây?
A. Gió mùa đông Bắc
B. Gió Tín phong bán cầu Bắc
C. Gió mùa Tây Nam
D. Gió Tây khô nóng
-
Câu 11:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?
A. Lạng Sơn
B. Hà Nội
C. Thừa Thiên – Huế
D. TP. Hồ Chí Minh
-
Câu 12:
Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng nào sau đây?
A. Phía Nam đèo Hải Vân
B. Trên cả nước
C. Nam Bộ
D. Tây Nguyên và Nam Bộ
-
Câu 13:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Đông Nam
-
Câu 14:
Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong khoảng thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10
B. Từ tháng 6 đến tháng 12
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau
-
Câu 15:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan
B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh
D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ
-
Câu 16:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh biển Thái Lan nằm ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 17:
Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ
C. Nam Bộ
D. Vịnh Thái Lan
-
Câu 18:
Hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển nào sau đây?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Nam
D. Cả nước
-
Câu 19:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào?
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Quảng Ngãi
-
Câu 20:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung Quất thuộc tỉnh nào?
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Quảng Ngãi
-
Câu 21:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu không phải là vườn quốc gia nằm trên đảo (quần đảo)?
A. Cát Bà
B. Xuân Thủy
C. Phú Quốc
D. Côn Đảo
-
Câu 22:
Vì sao khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn?
A. Vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung
B. Nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh
C. Sông lớn và dài, nước chảy quanh năm
D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi
-
Câu 23:
Địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã tạo ưu điểm gì?
A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch
B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW
D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn
-
Câu 24:
Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Tây Bắc
C. Duyên hải miền Trung
D. Tây Nguyên
-
Câu 25:
Vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Bắc
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 26:
Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của địa hình nào?
A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du
B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn
-
Câu 27:
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển loại cây nào?
A. Các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả
B. Các cây công nghiệp, cây rau đậu
C. Các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu
D. Các cây công nghiệp, cây ăn quả
-
Câu 28:
Đâu là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta?
A. Bão
B. Sạt lở bờ biển
C. Cát bay, cát chảy
D. Động đất
-
Câu 29:
Đâu là đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc?
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan
-
Câu 30:
Đâu là đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam?
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan
-
Câu 31:
Đâu không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc?
A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ
B. Có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo
C. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam
D. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ
-
Câu 32:
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam như thế nào?
A. Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam
B. Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ
C. Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m
D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước
-
Câu 33:
Đặc điểm nào không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hẹp ngang
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn
D. Được hình thành chủ yếu do các sông bồi đắp
-
Câu 34:
Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng sông Hồng?
A. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C. Có các khu ruộng cao bạc màu
D. Được hình thành do phù sa sông bồi đắp
-
Câu 35:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông nào bồi đắp?
A. Sông Mã – Chu
B. Sông Cả
C. Sông Gianh
D. Sông Thu Bồn
-
Câu 36:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
A. Vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương
B. Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc
C. Trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới
D. Nằm ở trung tâm của châu Á
-
Câu 37:
Đặc điểm nào không đúng với lãnh thổ nước ta?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc
B. Nằm trọn trong múi giờ số 8
C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch
-
Câu 38:
Nước ta nằm trong múi giờ bao nhiêu?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 39:
Thế nào là vùng đất?
A. Phần đất liền giáp biển
B. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
C. Phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển
D. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển
-
Câu 40:
Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng nào sau đây?
A. Đất
B. Biển
C. Trời
D. Nội thủy