Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 năm 2021-2022
Trường THPT Hồng Đức
-
Câu 1:
Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do đâu?
A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến
B. vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông
C. có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp
D. hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió
-
Câu 2:
Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do đâu?
A. chế độ mưa thất thường
B. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
C. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng
D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp
-
Câu 3:
Ý nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu?
A. Chế độ nước theo mùa
B. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc
C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-
Câu 4:
Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố nào?
A. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam
B. bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam
C. bão, áp thấp nhiệt đới; gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới
D. bão, áp thấp nhiệt đới; gió đông bắc, dải hội tụ nhiệt đới
-
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu?
A. lượng phù sa lớn
B. nhiều thác ghềnh
C. thủy chế theo mùa
D. tổng lượng dòng chảy lớn
-
Câu 6:
Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là gì?
A. đặc điểm độ cao địa hình và hướng của dãy núi
B. vị trí địa lí giáp với Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ
C. vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc
D. hướng nghiêng của địa hình từ tây bắc xuống đông nam
-
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?
A. Vùng núi Tây Bắc nằm cách xa biển
B. Địa hình của vùng chủ yếu núi thấp và trung bình
C. Vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc gió Tín phong bắc bán cầu
D. Do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và các dãy núi giáp Lào
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc bán cầu đến khí hậu nước ta?
A. Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ
B. Gây mưa cho cả vùng Duyên Hải miền trung vào tháng 11,12
C. Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung
D. Hội tụ với gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu gây mưa cho cả nước
-
Câu 9:
Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình
B. Vịnh Bắc Bộ là vùng biển sâu
C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm
D. Độ muối trung bình khoảng 30-33%0
-
Câu 10:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì sao?
A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông lớn đổ ra biển
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a
-
Câu 11:
Loại gió nào hoạt động vào mùa đông ở nước ta, từ Đà Nẵng trở vào?
A. Gió mùa Tây Nam
B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Đông Nam
D. Gió tín phong bán cầu Bắc
-
Câu 12:
Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do đâu?
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta
B. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa
C. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi
D. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ
-
Câu 13:
Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí nào?
A. Cận chí tuyến bán cầu Bắc
B. Bắc Ấn Độ Dương
C. Cận chí tuyến bán cầu Nam
D. Lạnh phương Bắc
-
Câu 14:
Tại sao gió Tín phong chỉ có tác động rõ rệt ở nước ta vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió?
A. Hoạt động mạnh mẽ của các khối khí theo mùa
B. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt
C. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
D. Gió mùa tây nam hoạt động thường xuyên
-
Câu 15:
Tác động của gió mùa Đông Bắc nước ta mạnh nhất ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Đông Bắc
-
Câu 16:
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của loại giò nào?
A. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia
B. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben gan
D. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc
-
Câu 17:
Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là gì?
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. Hệ sinh thái trên đất phèn
C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô
-
Câu 18:
Biển Đông là biển kín được bao bọc với các vòng cung đảo phía nào?
A. Nam
B. Đông Nam
C. Đông và Đông Nam
D. Đông
-
Câu 19:
Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là những nước nào?
A. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
B. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
C. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
D. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan
-
Câu 20:
Quốc gia Đông Nam Á nào không có chung biển Đông với nước ta?
A. Malaixia
B. Brunây
C. Mianma
D. Singapo
-
Câu 21:
Biển Đông nằm trong vùng nào dưới đây?
A. cận xích đạo gió mùa
B. ôn đới gió mùa
C. nhiệt đới gió mùa
D. cận nhiệt đới gió mùa
-
Câu 22:
Biển Đông thuộc lãnh thổ nước ta có diện tích là bao nhiêu?
A. khoảng 1 triệu km2
B. 3,744 triệu km2
C. 3,477 triệu km2
D. 3,447 triệu km2
-
Câu 23:
Đâu không phải là tài nguyên khoáng sản biển?
A. Cát
B. Sinh vật biển
C. Dầu khí
D. Muối
-
Câu 24:
Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có khí hậu ra sao?
A. nhiệt độ trung bình cao
B. độ ẩm không khí lớn
C. địa hình nhiều đồi núi
D. sự phân mùa khí hậu
-
Câu 25:
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là gì?
A. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam
B. có địa hình cao nhất nước ta
C. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên
D. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
-
Câu 26:
Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông nào bồi tụ?
A. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình
B. Sông Tiền, sông Hậu và hệ thống sông Đồng Nai
C. Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang
D. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Thái Bình
-
Câu 27:
Đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta?
A. Tây Côn Lĩnh
B. Phan xi pang
C. Pu- xai- lai- leng
D. Ngọc Linh
-
Câu 28:
Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là gì?
A. phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc
B. làm ruộng bậc thang
C. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn
D. bảo vệ rừng đầu nguồn
-
Câu 29:
Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi?
A. Núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
D. Đồng bằng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
-
Câu 30:
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do đâu?
A. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
C. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
-
Câu 31:
Hiện nay Việt Nam là thành viên của các tố chức nào?
A. ASEAN, NAFTA, WTO
B. ASEAN, OPEC, WTO
C. ASEAN, APEC, WTO
D. EU, OPEC, WTO
-
Câu 32:
Nhận định không đúng với thành tựu to lớn trong công cuộc hội nhập là gì?
A. Thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)
B. Đẩy mạnh ngoại thương, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu một số mặt hàng
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ
D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và lao động
-
Câu 33:
Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?
A. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 34:
Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện
B. việc mở rộng các ngành nghề tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
C. hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa
D. số hộ đói nghèo giảm nhanh, trình độ dân trí được nâng cao
-
Câu 35:
Nội dung nào không đúng với xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta?
A. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới
B. Phát triển nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp
C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội
-
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú là do đâu?
A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến
C. liền kề với hai vành đai sinh khoáng
D. tác động mạnh mẽ của biển Đông
-
Câu 37:
Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có quyền lợi nào dưới đây?
A. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm
B. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên
C. Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
D. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển
-
Câu 38:
Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí như thế nào?
A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
B. ở khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới
C. trên đường di cư của nhiều loài động, thực vật
D. tiếp giáp với biển Đông
-
Câu 39:
Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta trên đất liền vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?
A. Sóc Trăng
B. Kiên Giang
C. An Giang
D. Bến Tre
-
Câu 40:
Việc thông thương qua lại giữa Việt Nam với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì sao?
A. Thuận tiện cho bảo vệ an ninh quốc phòng
B. Phần lớn đường biên giới nằm ở vùng đồi núi
C. Đường biên giới được xác định dựa vào sống núi, đỉnh núi, đường phân thủy…
D. Là nơi địa hình thuận lợi cho đi lại, trao đổi hàng hóa