Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa các đối tượng nào?
A. những nước láng giềng.
B. nước này với nước khác.
C. các nước đang phát triển.
D. tôn giáo này với tôn giáo khác.
-
Câu 2:
Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ như thế nào?
A. đối tác kinh tế.
B. bạn bè thân thiện.
C. đối đầu thay đối thoại.
D. mâu thuẫn, xung đột.
-
Câu 3:
Ý nghĩa của mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?
A. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
B. các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.
C. gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
D. các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.
-
Câu 4:
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những minh chứng tiêu biểu về mối quan hệ nào?
A. quan hệ đồng minh chiến lược.
B. quan hệ láng giềng, đồng chí.
C. tình cảm thủy chung gắn bó.
D. tình hữu nghị giữa các dân tộc.
-
Câu 5:
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. đối ngoại hòa bình, hữu nghị.
B. làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp.
C. xây dựng môi trường hữu nghị.
D. đối ngoại là ưu tiên hàng đầu.
-
Câu 6:
Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để làm gì?
A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.
C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.
-
Câu 7:
Hành động nào dưới đây là không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày?
A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.
B. Hòa đồng với các bạn trong lớp.
C. Ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.
D. Tham gia các hoạt động giao lưu do trường tổ chức.
-
Câu 8:
Hành vi nào dưới đây là không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?
A. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.
B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.
C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.
D. Viết thư kêu gọi hòa bình, bảo vệ chiến tranh.
-
Câu 9:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Quan sơn muôn dặm một nhà/ bốn phương vô sản đều là anh em”. Câu nói trên thể hiện thể hiện điều gì?
A. năng động sáng tạo.
B. bảo vệ hòa bình.
C. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D. hợp tác cùng phát triển.
-
Câu 10:
Hành vi nào dưới đây là thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động với học sinh các nước.
-
Câu 11:
Theo em, thế nào là hòa bình?
A. tranh chấp lãnh thổ của nhau.
B. sự bất hợp tác giữa các dân tộc.
C. không tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của nhau.
D. tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
-
Câu 12:
Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của những ai?
A. những nước lớn.
B. những nước có tiềm năng quân sự.
C. tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. những nước đang xảy ra chiến tranh.
-
Câu 13:
Đâu là một trong những biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình?
A. giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
B. kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
C. tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
D. gây bè phái, chia rẽ tôn giáo.
-
Câu 14:
"Tình trạng không có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, đồng thời thể hiện mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc giữa con người với con người". Đây là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Hợp tác.
B. Hòa bình.
C. Dân chủ.
D. Hữu nghị.
-
Câu 15:
Việc bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh cần được thể hiện khi nào?
A. chỉ khi có chiến tranh.
B. chỉ khi có xung đột vũ trang.
C. khi có mâu thuẫn xảy ra.
D. mọi nơi, mọi lúc.
-
Câu 16:
Đâu là một trong những xu thế chung của thế giới hiện nay?
A. chiến tranh lạnh.
B. chống khủng bố.
C. ổn định và hợp tác.
D. đối đầu xung đột.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
C. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
D. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.
-
Câu 18:
Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về hòa bình?
A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
-
Câu 19:
Hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
D. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
-
Câu 20:
"Anh S cho rằng: Muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân dụng". Đây là nhận định đúng hay sai?
A. có quan điểm đúng về hòa bình.
B. đưa ra ý kiến hay về bảo vệ hòa bình.
C. hiểu đúng về bảo vệ hòa bình.
D. hiểu sai biện pháp bảo vệ hòa bình.
-
Câu 21:
Mọi người được quyền làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì?
A. tự chủ.
B. dân chủ.
C. quản lí.
D. tự quản.
-
Câu 22:
Việc thực hiện quyền dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo điều nào sau đây?
A. tự giác.
B. kỉ luật.
C. tự chủ.
D. tự quản.
-
Câu 23:
Việc tuân theo các quy định chung của cộng đồng và tổ chức xã hội để tạo ra sự thống nhất trong hành động thì được gọi là hình thức tuân thủ nào sau đây?
A. pháp luật.
B. kỉ luật.
C. dân chủ.
D. quy ước.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây là tác dụng của việc thực hiện tốt kỉ luật?
A. phát huy được sự đóng góp của mọi người cho tập thể.
B. tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả công việc.
C. xây dựng xã hội giàu đẹp.
D. không có tác dụng gì vì mọi người rất tự giác làm việc.
-
Câu 25:
Việc làm nào dưới đây là vi phạm kỉ luật?
A. Không làm bài tập về nhà.
B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.
C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
D. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
-
Câu 26:
Việc thực hiện tốt dân chủ sẽ mang lại những lợi ích gì?
A. tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
B. làm việc theo ý muốn của mình.
C. xây dựng được tình bạn đẹp.
D. đem lại cuộc sống ấm no.
-
Câu 27:
Đối với bản thân mỗi cá nhân, chúng ta cần thực hiện kỉ luật một cách như thế nào?
A. bắt buộc.
B. cưỡng chế.
C. ép buộc.
D. tự giác.
-
Câu 28:
Việc làm nào dưới đây là thể hiện chưa đúng quyền dân chủ?
A. Tham gia các hoạt động tập thể.
B. Tự ý quyết định việc đóng góp cho tất cả mọi người.
C. Đóng góp ý kiến về xây dựng bộ máy nhà nước.
D. Tham gia giám sát hoạt động của tổ chức mình tham gia.
-
Câu 29:
Câu tục ngữ nào sau đây là nói về tính kỉ luật?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Tiên học lễ, hậu học văn.
D. Nước có vua, chùa có bụt.
-
Câu 30:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về các tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật?
A. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
B. Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
C. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển nhân cách, cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển xã hội.
D. Ngăn chặn sự phát triển tự do của cá nhân trong tập thể.
-
Câu 31:
Những người làm chủ được suy nghĩ và hành vi của mình trong mọi tình huống là người có đức tính nào sau đây?
A. tự lập.
B. tự tin.
C. tự chủ.
D. tự ti.
-
Câu 32:
Việc làm nào dưới đây là một trong những biểu hiện của tính tự chủ?
A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.
-
Câu 33:
Ý nào dưới đây là thể hiện ý nghĩa của lối sống tự chủ?
A. Khiến con người dao động trước những khó khăn thử thách.
B. Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa.
C. Giúp con người vượt qua nghịch cảnh mà không cần suy nghĩ.
D. Chỉ giúp con người làm chủ được hành vi trong một số hoàn cảnh.
-
Câu 34:
Việc làm nào sau đây là của người có lối sống tự chủ?
A. làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.
B. hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.
C. không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
D. không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.
-
Câu 35:
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?
A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.
-
Câu 36:
Người tự chủ được hiểu là người có hành vi nào sau đây?
A. làm việc gì cũng đúng.
B. luôn hành động theo ý mình.
C. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.
D. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.
-
Câu 37:
Biểu hiện nào sau đây là thể hiện của người không có tính tự chủ?
A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ.
B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình.
C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh.
D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó.
-
Câu 38:
Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Câu ca dao trên nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?
A. Nhân nghĩa.
B. Tự tin.
C. Tự chủ.
D. Chí công vô tư.
-
Câu 39:
Hành động nào dưới đây là của người không có tính tự chủ?
A. Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
B. Nao núng, hoang mang khi khó khăn.
C. Bình tĩnh, chủ động khi gặp chuyện.
D. Không bị dao động trước các áp lực.
-
Câu 40:
Câu tục ngữ nào dưới đây là thể hiện sự thiếu tự chủ?
A. Cả giận mất khôn.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.